Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2)

Trong tiến trình chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, những thành công

trong hội nhập toàn cầu và khu vực đã thực sự là cơ hội để Việt Nam đưa

các mối quan hệ thương mại song phương với nhiều đối tác đi vào chiều

sâu, với việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định hợp tác thương mại song

phương. Năm 2008, Việt Nam đã kí Hiệp định thương mại tự do song

phương với Nhật Bản. Tại Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 8 tại Bỉ, ngày

4/10/2010, Việt Nam đã kí Hiệp định đối tác và hợp tác toàn diện với EU

(viết tắt là ‘PCA’), và khởi động đàm phán Hiệp định thương mại tự do song

phương với EU.1 Tại Hội nghị cấp cao APEC lần thứ 19 tại Honolulu

(Hawaii, Hoa Kỳ) ngày 11/11/2011, Việt Nam và Chi-lê đã kí kết Hiệp định

thương mại tự do song phương.

Sau đây là các hiệp định hợp tác thương mại song phương giữa Việt

Nam với EU, Hoa Kỳ và Trung Quốc.

pdf230 trang | Chuyên mục: Luật Thương Mại | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 344 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Luật thương mại quốc tế (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 tài 
nước ngoài tại Việt Nam phải được gửi lên Bộ tư pháp Việt Nam. Đơn viết 
bằng tiếng nước ngoài phải được dịch sang tiếng Việt và có hợp pháp hoá 
lãnh sự. Trong thời gian 7 ngày kể từ ngày nhận được đơn và các chứng từ 
kèm theo, Bộ tư pháp sẽ chuyển đơn và các tài liệu này cho toà án nhân dân 
cấp tỉnh. Trong vòng ba ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ từ Bộ tư 
pháp, toà án có thẩm quyền phải thụ lí và thông báo cho các bên phải thi 
hành và viện kiểm sát cùng cấp biết. Trong thời hạn hai tháng kể từ ngày thụ 
lí, toà án có thẩm quyền sẽ đưa ra một trong các quyết định sau, tùy từng 
trường hợp cụ thể: (i) Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, trong trường hợp 
nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư pháp về việc cơ quan có thẩm 
quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của trọng tài nước ngoài; (ii) 
Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu bên phải thi hành phán quyết tự nguyện 
thi hành phán quyết, hoặc bên được thi hành là tổ chức bị giải thể hoặc phá 
sản, mà quyền và nghĩa vụ của bên được thi hành này đã được giải quyết 
theo quy định của pháp luật, hoặc cá nhân phải thi hành đã chết mà quyền 
và nghĩa vụ của cá nhân này không được thừa kế; (iii) Đình chỉ việc xét đơn 
yêu cầu, trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ tư 
pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình 
chỉ thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài; (iv) Đình chỉ việc xét đơn 
yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ tư pháp, trong trường hợp không đúng thẩm 
quyền, hoặc bên phải thi hành phán quyết không có trụ sở tại Việt Nam, 
hoặc không xác định được địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi 
hành tại Việt Nam; (v) Mở phiên họp xét đơn yêu cầu. 
F. Toà án và phán quyết trọng tài ở Việt Nam 
Toà án có quyền hủy phán quyết trọng tài, nếu một bên có đầy đủ bằng 
chứng chứng minh rằng không có thoả thuận trọng tài, hoặc thoả thuận 
trọng tài vô hiệu, hoặc thành phần của hội đồng trọng tài, hoặc thủ tục xét 
xử trọng tài không đúng theo thoả thuận của các bên hoặc trái với quy định 
của pháp luật, hoặc tranh chấp không thuộc phạm vi thẩm quyền của trọng 
GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
1052 
tài, hoặc bằng chứng do các bên cung cấp làm cơ sở ban hành phán quyết 
của trọng tài là giả, hoặc phán quyết của trọng tài trái với các nguyên tắc cơ 
bản của pháp luật Việt Nam. 
Tóm tắt Chương 7 
Các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế thường quan tâm trước tiên đến 
việc làm thế nào giải quyết được tranh chấp, khi nó có thể phát sinh bất cứ 
lúc nào. Ngoài phương thức trọng tài được coi là chiếm ưu thế nhất, những 
phương thức giải quyết tranh chấp quen thuộc khác cũng thường được các 
bên dự liệu, bao gồm thương lượng, trung gian/hoà giải, và tranh tụng trước 
toà án. Cần lưu ý rằng, chỉ có kết quả của phương thức trọng tài và phương 
thức tranh tụng trước toà án là có tính ràng buộc pháp lí đối với các bên, 
trong khi đó các phương thức thương lượng, trung gian/hoà giải chỉ có thể tạo 
thuận lợi cho các bên tự giải quyết tranh chấp của mình bằng thiện chí. Mặc 
dù các phương thức này thường có thể cho ra kết quả là cả hai bên ‘cùng 
thắng’ (‘win-win’), nhưng thực tế cho thấy chỉ có rất ít tranh chấp thương mại 
quốc tế được giải quyết chỉ bằng các phương thức không ràng buộc này. Thay 
vào đó, các phương thức này có thể được sử dụng với sự hỗ trợ của phương 
thức trọng tài và/hoặc phương thức tranh tụng trước toà án để giải quyết 
tranh chấp, theo cách đáp ứng tối đa lợi ích của các bên tranh chấp. 
Quy trình và kết quả của phương thức trọng tài hoặc phương thức tranh 
tụng trước toà án có khả năng phụ thuộc nhiều vào các câu hỏi: luật nào (cả 
luật tố tụng và luật nội dung) được áp dụng cho một tranh chấp cụ thể? và cơ 
quan tài phán nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp? Theo nguyên tắc tôn 
trọng quyền tự định đoạt của các bên trong hợp đồng, các bên được phép 
chọn luật áp dụng và cơ quan tài phán cho tranh chấp của họ. Trong nhiều 
trường hợp, các bên phải tìm ra câu trả lời cho các câu hỏi nêu trên bằng 
cách áp dụng các điều ước quốc tế có liên quan, tập quán quốc tế, hoặc các 
quy định tư pháp quốc tế theo luật quốc gia của các nước có liên quan. 
Ở giai đoạn cuối của quy trình giải quyết tranh chấp, các cơ quan tài 
phán thường tuyên phán quyết (của trọng tài) hoặc bản án/quyết định (của toà 
án). Điều tối quan trọng đối với bên thắng kiện là phải cố gắng đạt được sự thi 
hành phán quyết, bản án/quyết định đó. Nhờ có Công ước Niu Y-oóc, việc thi 
hành phán quyết của trọng tài nước ngoài được sự ủng hộ rộng rãi của hơn 
140 nước kí kết Công ước. Theo Công ước này, những lí do của việc không 
thi hành phán quyết trọng tài nước ngoài sẽ được giải thích theo nghĩa rất hẹp. 
CHƯƠNG 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP... GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN 
1053 
Ngược lại, thực tiễn thi hành bản án/quyết định của toà án nước ngoài lại rất 
hạn chế. Có một số quy tắc ở tầm khu vực điều chỉnh việc thi hành bản án của 
toà án nước ngoài, nhưng lại không có các thỏa thuận ở tầm toàn cầu về vấn 
đề này. Phía trước vẫn là chặng đường dài để phấn đấu cho các bản án của toà 
án nước ngoài được thi hành như các phán quyết của trọng tài nước ngoài. 
Chương này cũng giới thiệu ngắn gọn về cơ chế giải quyết tranh chấp 
thương mại quốc tế theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhằm giúp người 
đọc có cái nhìn so sánh. Điều đó cũng có nghĩa là Việt Nam đang rất cần 
tăng tốc trong việc hoàn thiện pháp luật theo hướng tương thích với pháp 
luật quốc tế, để trở thành nơi có cơ quan tài phán thuận lợi cho giải quyết 
tranh chấp thương mại quốc tế. 
Câu hỏi/Bài tập 
1. Thế nào là thương lượng, trung gian/hoà giải, trọng tài và tranh tụng 
trước toà án? Các phương thức giải quyết tranh chấp này khác nhau 
như thế nào? 
2. Nêu điểm khác nhau giữa trọng tài ‘ad hoc’ và trọng tài thiết chế. 
3. Toà án hỗ trợ hội đồng trọng tài trong việc giải quyết tranh chấp 
thương mại quốc tế bằng cách nào? 
4. Theo anh/chị, pháp luật của các nước common law có ảnh hưởng 
như thế nào đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế 
trên thế giới? 
5. Việc chọn địa điểm trọng tài có thể tác động như thế nào đối với quy 
trình và kết quả của tố tụng trọng tài? 
6. Nêu sự khác biệt giữa nguyên tắc tôn trọng quyền tự định đoạt của các 
bên trong hợp đồng trong bối cảnh tố tụng trọng tài và cũng nguyên tắc 
này trong bối cảnh tranh tụng trước toà án. 
7. Bên thắng kiện cần phải được công nhận và thi hành phán quyết trọng 
tài ở đâu? 
8. Cần phân biệt ‘công nhận’ và ‘thi hành’ phán quyết trọng tài nước 
ngoài trong trường hợp nào? 
9. Anh/chị có đồng ý với giả thiết cho rằng ‘bản án của toà án nước ngoài 
không có hiệu lực ở nước khác’? Theo anh/chị, cần phải ủng hộ việc 
thi hành bản án của toà án nước ngoài trong trường hợp nào? 
GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
1054 
10. Trình bày về Công ước La Hay về lựa chọn toà án. Anh/chị có tin tưởng 
vào sự thành công của Công ước này trong tương lai không? Tại sao? 
11. Anh/chị có cho rằng một bản án của toà án nước ngoài có thể được thi 
hành dễ dàng hơn ở nước có hệ thống pháp luật theo common law? 
Bản án này có thể được thi hành bằng cách nào? 
12. Trình bày ưu điểm và hạn chế của tố tụng toà án ở Việt Nam. 
13. Trình bày ưu điểm và hạn chế của tố tụng trọng tài ở Việt Nam. 
Tài liệu cần đọc 
1. Trevor C. Hartley, International Commercial Litigation: Texts, Cases 
and Materials on Private International Law, Cambridge, (2009); 
2. Global Legal Group, The International Comparative Legal Guide to: 
Litigation & Dispute Resolution, GLG, (2009); 
3. Hon J. J. Spigelman AC, ‘The Hague Choice of Court Convention and 
International Commercial Litigation’, ALJ, (2009); 
4. Michael L. Moffitt và Robert C. Bordone (chủ biên), The Handbook of 
Dispute Resolution, Jossey-Bass, (2005); 
5. Margaret L. Moses, The Principles and Practice of International 
Commercial Arbitration, Cambridge University Press, (2008); 
6. Rebecca Attree, A Specially Commission Report: International Commercial 
Agreement, Thorogood, (2002); 
7. Arthur W. Rovine, Contemporary Issues in International Arbitration 
and Mediation: The Fordham Papers 2007, Martinus Nijhoff, (2008); 
8. Indira Carr, International Trade Law, Routledge-Cavendish, 4th edn., (2010); 
9. Mauro Robino-Sammartano, International Arbitration: Law and Practice, 
Kluwer Law International, 2nd edn., (2001); 
10. Robert E. Lutz, A Lawyer’s Handbook for: Enforcing Foreign Judgments 
in the United States and Abroad, Cambridge University Press, (2007); 
11. Abla Mayss, Principles of Conflict of Laws, Cavendish, 3rd edn., (1999); 
12. Born B. Gary, International Commercial Arbitration, (2009), vol. 1; 
13. Born B. Gary, International Commercial Arbitration, (2009), vol. 2; 
14. Born G. và Rutledge P., International Civil Litigation in United States 
Courts, (2007); 
CHƯƠNG 7. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP... GIỮA CÁC THƯƠNG NHÂN 
1055 
15. Binder Peter, International Commercial Arbitration and Conciliation 
in UNCITRAL Model Law Jurisdiction, (2005); 
16. Bockstiegel Hienz Karl, ‘The Role of Party Autonomy in International 
Commercial Arbitration’, 52 Dispute Resolution Journal 24, (1997); 
17. Sanders Pierter, Quo Vadis Arbitration?: Sixty Years of Arbitration 
Practice, (1999); 
18. Van Den Berg A., The New York Arbitration Convention of 1958, (1981). 
Websites hữu ích 
GIÁO TRÌNH LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
1056 
GIÁO TRÌNH 
LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 
Chịu trách nhiệm xuất bản 
Đại tá PHÙNG THIÊN TÂN 
Biên tập 
ĐỖ HƯƠNG CÚC 
Thiết kế bìa 
ĐẶNG VINH QUANG 
Trình bày và chế bản 
PHÒNG BIÊN TẬP SÁCH VÀ TRỊ SỰ TẠP CHÍ 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI 
In 1.000 cuốn khổ 16 x 24cm tại Xí nghiệp in Nhà xuất bản Lao động-xã hội – Minh Khai, 
Hai Bà Trưng, Hà Nội. Số đăng kí KHXB: 80-2012/CXB/106-90/CAND. Quyết định xuất 
bản số 13/CAND ngày 17/02/2012 của Giám đốc Nhà xuất bản công an nhân dân. In xong, 
nộp lưu chiểu quý II năm 2012. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_luat_thuong_mai_quoc_te_phan_2.pdf