Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho khối ngành kinh tế - quản trị kinh doanh trong các trường Đại học, Cao Đẳng)
Mục lục
Phần mở đầu
Chương I: Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị MácLênin
Chương II: Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế
Chương III: Hàng hoá và tiền tệ
Phần thứ nhất
Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
Chương IV: Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư
bản
Chương V: Tuần hoàn và chu chuyển tư bản
Chương VI: Tái sản xuất tư bản xã hội
Chương VII: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư
Chương VIII: Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà
nước
Phần thứ hai
Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương IX: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Chương X: Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương XI: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương XII: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
Chương XIII: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Chương XIV: Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương XV: Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam
Chương XVI: Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt
Nam
y lại giữ vai trò là nền tảng kinh tế để thiết lập và mở rộng quan hệ kinh tế giữa các nước với nhau. Cơ sở khách quan của nguyên tắc cùng có lợi bắt nguồn từ yêu cầu phải thực hiện đúng các quy luật kinh tế của thị trường diễn ra trên phạm vi quốc tế mà mỗi nước có lợi ích kinh tế dân tộc khác nhau. Trong nền kinh tế thị trường thế giới, nguyên tắc bình đẳng giữa các quốc gia sẽ là hình thức, nếu các quốc gia có tham dự không cùng có lợi ích kinh tế. Vì trong trường hợp đó, quan hệ kinh tế giữa các nước sẽ đi ra ngoài yêu cầu của quy luật giá trị - quy luật dựa trên nguyên tắc ngang giá của kinh tế thị trường trong cộng đồng quốc tế. Nguyên tắc cùng có lợi còn là động lực kinh tế để thiết lập và duy trì lâu dài mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia với nhau. c) Tôn trọng độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ của mỗi quốc gia Trong quan hệ quốc tế, mỗi quốc gia với tư cách là quốc gia độc lập có chủ quyền về mặt chính trị, kinh tế, xã hội và địa lý. Cơ sở khách quan của nguyên tắc này bắt nguồn từ nguyên tắc bình đẳng, trong quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia với nhau. Nó cũng bắt nguồn từ nguyên tắc cùng có lợi, mà xét cho đến cùng chỉ khi cùng có lợi về mặt kinh tế, mới tạo cơ sở để cùng có các lợi ích khác nhau về chính trị, quân sự và xã hội. Nguyên tắc này đòi hỏi mỗi bên trong hai bên hoặc nhiều bên phải thực hiện đúng các yêu cầu: - Tôn trọng các điều khoản đã được ký kết trong các nghị định giữa các chính phủ và trong các hợp đồng kinh tế giữa các chủ thể kinh tế với nhau. - Không được đưa ra những điều kiện làm tổn hại đến lợi ích của nhau. - Không được dùng các thủ đoạn có tính chất can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia có quan hệ, nhất là dùng thủ đoạn kinh tế, kỹ thuật và kích động để can thiệp vào đường lối, thể chế chính trị của các quốc gia đó. d) Giữ vững độc lập, chủ quyền dân tộc và củng cố định hướng xã hội chủ nghĩa đã chọn Đây là nguyên tắc vừa mang tính chất chung cho tất cả các nước khi thiết lập và thực hiện quan hệ đối ngoại, vừa là nguyên tắc có tính đặc thù đối với các nước xã hội chủ nghĩa, trong đó có nước ta. Trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa các nước với nhau không đơn thuần phải xử lý tốt mối quan hệ về lợi ích kinh tế, mà còn phải xử lý tốt mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị. Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại là để tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Nhưng tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với việc giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa và thực hiện từng bước những đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. IV- Các giải pháp chủ yếu nhằm mở rộng, nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại Để thực hiện mở rộng và nâng cao hiệu quả của kinh tế đối ngoại, cần thực hiện đồng bộ hàng loạt các giải pháp trong đó có các giải pháp chủ yếu sau đây: 1. Bảo đảm sự ổn định về môi trường chính trị, kinh tế xã hội Môi trường chính trị, kinh tế - xã hội là nhân tố cơ bản, có tính quyết định đối với hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài - hình thức chủ yếu, quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại. Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ ra rằng, nếu sự ổn định chính trị không được bảo đảm, môi trường kinh tế không thuận lợi, thiếu các chính sách khuyến khích, môi trường xã hội thiếu tính an toàn... sẽ tác động xấu tới quan hệ hợp tác kinh tế, trên hết là đối với việc thu hút đầu tư nước ngoài và khách du lịch. 2. Có chính sách thích hợp đối với từng hình thức kinh tế đối ngoại Đây là giải pháp quan trọng nhằm phát triển đa dạng, có hiệu quả kinh tế đối ngoại. Việc mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại đòi hỏi: Một mặt, phải mở rộng các hình thức kinh tế đối ngoại, mặt khác, phải sử dụng linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt là phải sử dụng chính sách thích hợp đối với mỗi hình thức kinh tế đối ngoại. Chẳng hạn đối với hình thức ngoại thương cần phải có chính sách khuyến khích mạnh mẽ sản xuất, kinh doanh hàng xuất khẩu, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, phát triển mạnh mẽ những sản phẩm hàng hoá dịch vụ có khả năng cạnh tranh, có cơ chế bảo hiểm hàng xuất khẩu, đặc biệt là nông sản, đầu tư cho hoạt động hỗ trợ xuất khẩu. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tăng sức hấp dẫn nhất là đối với các công ty xuyên quốc gia. Khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài và các chính sách hỗ trợ công dân Việt Nam kinh doanh ở nước ngoài. Có chính sách thích hợp tranh thủ nguồn vốn ODA... Tăng cường mở rộng và có biện pháp hữu hiệu đối với các hình thức kinh tế đối ngoại khác như gia công, hợp tác khoa học - công nghệ và các dịch vụ thu ngoại tệ, có chính sách tỷ giá thích hợp... 3. Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng. Trong điều kiện nền kinh tế tri thức đang hình thành và từng bước phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội càng đóng vai trò quan trọng và yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Trong đó đặc biệt là kết cấu hạ tầng kinh tế - kỹ thuật mà trước hết là hệ thống thông tin liên lạc, giao thông vận tải. Đối với nước ta, bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực bưu chính viễn thông thì trong lĩnh vực giao thông vận tải, mặc dù đang có nhiều cố gắng, song vẫn còn quá lạc hậu so với các nước trong khu vực, trong khi vốn đầu tư còn nhiều hạn chế. Do vậy, phải có chiến lược đầu tư đúng nhất là đầu tư tập trung có trọng điểm, dứt điểm và có hiệu quả cao, đặc biệt phải kiên quyết chống các hiện tượng tiêu cực gây thất thoát vốn đầu tư. 4. Tăng cường vai trò quản lý nhà nước đối với kinh tế đối ngoại Vai trò quan trọng về quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường đã được khẳng định. Đối với lĩnh vực kinh tế đối ngoại do tính chất đặc biệt của nó vai trò đó lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Chỉ có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước mới có thể bảo đảm mục tiêu, phương hướng và giữ vững được những nguyên tắc cơ bản trong kinh tế đối ngoại và có như vậy hoạt động kinh tế đối ngoại mới mang lại hiệu quả. Cũng chỉ có tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước mới có thể hạn chế được những rủi ro, nắm bắt được những cơ hội nhờ đó mang lại lợi ích cho các đơn vị hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng và quốc gia nói chung. Thông qua sự tăng cường vai trò quản lý nhà nước sẽ khắc phục được tình trạng cạnh tranh thiếu lành mạnh, phát huy hiệu quả của sự hợp tác trong nước để có sức mạnh cạnh tranh quốc tế, tránh được sự thua thiệt về lợi ích... Để tăng cường vai trò quản lý kinh tế đối ngoại của Nhà nước cần thiết phải đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế quản lý để vừa đảm bảo sự thống nhất quản lý của nhà nước về kinh tế đối ngoại, song vẫn phát huy được tính chủ động, sáng tạo của các đơn vị, đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội ngày càng lớn. 5. Xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác trong quan hệ kinh tế đối ngoại Trong hoạt động kinh tế đối ngoại, đối tác trở thành vấn đề rất cơ bản, có tính quyết định đối với hiệu quả kinh tế đối ngoại. Do hình thức kinh tế đối ngoại rất đa dạng nên đối tác cũng hết sức đa dạng. Cũng vì thế vừa xây dựng đối tác và tìm kiếm đối tác quan hệ trở thành vấn đề phức tạp cần được xử lý linh hoạt. Đối với việc xây dựng đối tác trong nước, điều quan trọng là phải từng bước xây dựng các đối tác mạnh (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý, phong cách giao tiếp quốc tế...) có tầm cỡ quốc tế đóng vai trò đầu tàu trong quan hệ. Đối với đối tác nước ngoài: việc lựa chọn đối tác thích hợp luôn là vấn đề quan trọng đối với bên Việt Nam. Song trong tương lai và về lâu dài cần quan tâm hơn đối với các công ty xuyên quốc gia vì đó là nguồn quốc tế lớn về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý mà chúng ta rất cần khai thác. Trên đây là 5 giải pháp chủ yếu trong hệ thống các giải pháp. Mỗi giải pháp có vị trí khác nhau và sự phân định cũng chỉ có ý nghĩa tương đối. Để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp trên. Câu hỏi ôn tập 1. Kinh tế đối ngoại? Vai trò của nó? Phân tích cơ sở khách quan của việc hình thành và phát triển kinh tế đối ngoại. 2. Phân tích các hình thức kinh tế đối ngoại chủ yếu ở nước ta hiện nay. 3. Phân tích mục tiêu, phương hướng và nguyên tắc mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại. 4. Trình bày các giải pháp chủ yếu để mở rộng và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại ở nước ta hiện nay. Mục lục Phần mở đầu Chương I: Đối tượng, phương pháp và chức năng của kinh tế chính trị Mác- Lênin Chương II: Tái sản xuất xã hội và tăng trưởng kinh tế Chương III: Hàng hoá và tiền tệ Phần thứ nhất Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Chương IV: Sản xuất giá trị thặng dư - quy luật kinh tế tuyệt đối của chủ nghĩa tư bản Chương V: Tuần hoàn và chu chuyển tư bản Chương VI: Tái sản xuất tư bản xã hội Chương VII: Các hình thái tư bản và các hình thức biểu hiện của giá trị thặng dư Chương VIII: Chủ nghĩa tư bản độc quyền và chủ nghĩa tư bản độc quyền Nhà nước Phần thứ hai Những vấn đề kinh tế chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương IX: Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội Chương X: Sở hữu tư liệu sản xuất và nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương XI: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nền kinh tế quốc dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương XII: Kinh tế nông thôn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương XIII: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Chương XIV: Tài chính, tín dụng, ngân hàng và lưu thông tiền tệ trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương XV: Lợi ích kinh tế và phân phối thu nhập trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chương XVI: Kinh tế đối ngoại trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
File đính kèm:
- giao_trinh_kinh_te_chinh_tri_mac_lenin_dung_cho_khoi_nganh_k.pdf