Giáo trình Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Chương 8: Thiết bị phụ trong hệ thống lạnh

Trong hệ thống lạnh các thiết bị chính bao gồm: máy nén, thiết

bị ngưng tụ và thiết bị bay hơi. Tất cả các thiết bị còn lại được coi là

thiết bị phụ. Như vậy số lượng và công dụng của các thiết bị phụ rất

đa dạng, bao gồm: bình trung gian, bình chứa cao áp, bình chứa hạ áp,

bình tách lỏng, bình tách dầu, bình hồi nhiệt, bình tách khí không

ngưng, bình thu hồi dầu, bình giữ mức, các thiết bị điều khiển, tự động

vv

Các thiết bị phụ có thể có trong hệ thống lạnh này, nhưng có

thể không có trong loại hệ thống khác, tuỳ thuộc vào yêu cầu của hệ

thống.

Tuy được gọi là các thiết bị phụ, nhưng nhờ các thiết bị đó mà

hệ thống hoạt động hiệu quả, an toàn và kinh tế hơn, trong một số

trường hợp bắt buộc phải sử dụng một thiết bị phụ nào đó.

pdf44 trang | Chuyên mục: Hệ Thống Máy và Thiết Bị Lạnh | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 780 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Chương 8: Thiết bị phụ trong hệ thống lạnh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ưu, oF 80 90 110 120 130 140 
R12 1,12 1,06 0,94 0,88 0,81 0,75 
R22 1,13 1,06 0,93 0,87 0,81 0,75 
Ngoài ra khi độ cao nơi lắp đặt van tiết lưu thay đổi thì áp suất đầu 
vào van tiết lưu cũng thay đổi theo do cột áp thuỷ tĩnh gây ra. Dưới 
đây là mức độ giảm cột áp khi tăng độ cao nơi lắp van tiết lưu. 
Bảng 8-5 : Độ giảm áp suất khi tăng độ cao 
Chênh lệch độ cao, ft 10’ 15’ 20’ 30’ 40’ 50’ 60’ 70’ 
Độ giảm áp suất của R12, psi 5,5 8,2 11,0 16,5 22,0 27,6 33,2 38,8 
Độ giảm áp suất của R22, psi 5,0 7,5 9,9 14,9 19,8 24,8 29,8 34,7 
Bảng 8-6 : Công suất van tiết lưu tự động sử dụng R12 – SPORLAN 
(Tons) 
Nhiệt độ bay hơi, oF (oC) 
40oF (4oC) 20 oF (-7oC) 
Giảm áp suất qua van, Psi 
Ký 
hiệu 
van 
Công 
suất 
định 
mức 40 60 80 100 120 140 60 80 100 120 140 160 
C, S, 
H 
5 4,08 5,00 5,77 6,45 7,07 7,64 3,60 4,16 4,65 5,09 5,50 5,88 
P.H 8 6,12 7,50 8,66 9,68 10,6 11,5 6,50 7,51 8,39 9,19 9,93 10,6 
PH 12 9,55 11,7 13,5 15,1 16,5 17,9 10,0 11,5 12,9 14,1 15.3 16,3 
O 6 4,90 6,00 6,90 7,80 8,50 9,20 4,60 5,31 5,94 6,51 7,03 7,51 
O 9 7,35 9,00 10,4 11,6 12,7 13,8 7,50 8,66 9,69 10,6 11,5 12,3 
O 12 9,55 11,7 13,5 15,1 16,5 17,9 10,0 11,5 12,9 14,1 15,3 16,3 
O 23 18,8 23,0 26,6 29,7 32,5 35,1 22,0 25,4 28,4 31,1 33,6 35,9 
O 40 32,7 40,0 46,2 51,6 56,6 61,1 35,0 40,0 45,2 49,5 53,5 57,2 
 326
M 15 12,7 15,5 17,9 20,0 21,9 23,7 14,2 16,4 18,3 20,1 21,7 23,2 
M 20 16,3 20,0 23,1 25,8 28,3 30,6 16,0 18,5 20,7 22,6 24,4 26,1 
M 25 20,4 25,0 28,9 32,3 35,4 38,2 19,0 21,9 24,5 26,9 29,0 31,0 
V 35 28,6 35,0 40,4 45,2 49,5 53,5 32,0 36,9 41,3 45,3 48,9 52,3 
V 45 36,7 45,0 52,0 58,1 63,6 68,7 40,5 46,8 52,3 57,3 61,9 66,1 
V 55 44,9 55,0 63,5 71,0 77,8 84,0 47,0 54,3 60,7 66,5 71,8 76,7 
W 80 69,4 85,0 91,8 110 120 130 
W 100 93,0 114 132 147 161 174 
Bảng 8-7 : Công suất van tiết lưu tự động sử dụng R22 – SPORLAN 
(Tons) 
Nhiệt độ bay hơi, oF (oC) 
40oF (4oC) 20 oF (-7oC) 
Giảm áp suất qua van, Psi 
Ký 
hiệu 
van 
Công 
suất 
định 
mức 75 100 125 150 175 200 75 100 125 150 175 200 
C, S 5 4,50 5,20 5,81 6,37 6,88 7,36 4,50 5,20 5,81 6,37 6,88 7,36 
H 5,5 4,85 5,60 6,27 6,86 7,41 7,92 4,85 5,60 6,27 6,86 7,41 7,92 
H 7 6,06 7,00 7,83 8,57 9,26 9,90 6,06 7,00 7,83 8,57 9,26 9,90 
C,S 8 6,93 8,00 8,94 9,78 10,6 11,3 6,93 8,00 8,94 9,78 10,6 11,3 
P,H 11 9,09 10,5 11,7 12,9 13,9 14,9 8,4 9,8 11,0 12,0 13,0 13,9 
P,H 16 13,2 15,2 17,0 18,6 20,1 21,5 12,6 14,5 16,2 17,8 19,2 20,5 
P,H 20 19,2 22,2 24,8 27,2 29,4 31,4 17,1 19,7 22,0 24,1 26,1 27,9 
O 10 8,66 10,0 11,2 12,3 13,2 14,1 7,79 9,00 10,1 11,0 11,9 12,7 
O 15 13,0 15,0 16,8 18,4 19,8 21,2 12,3 14,2 15,9 17,4 18,8 20,1 
O 20 19,2 22,2 24,8 27,2 29,4 31,4 17,1 19,7 22,0 24,1 26,1 27,9 
O 40 34,9 40,3 45,1 49,4 53,3 57,0 33,7 38,9 43,5 47,6 51,5 55,0 
O 70 63,2 73,0 81,6 89,4 96,6 103 61,5 71,0 79,4 87,0 93,9 100 
M 21 18,6 21,5 24,0 26,3 28,4 30,4 18,2 21,0 23,5 25,7 27,8 29,7 
M 26 23,0 26,5 29,6 32,5 35,1 37,5 22,5 26,0 29,1 31,8 34,4 36,8 
M 34 29,4 34,0 38,0 41,6 45,0 48,1 28,6 33,0 36,9 40,4 43,7 46,7 
M 42 36,4 42,0 47,0 51,4 55,6 59,4 35,1 40,5 45,3 49,6 53,6 57,3 
V 52 45,0 52,0 58,1 63,7 68,7 73,5 41,6 48,0 53,7 58,8 63,5 67,9 
V 70 63,2 73,0 81,6 89,4 96,6 103 61,5 71,0 79,4 87,0 93,9 100 
V 100 86,6 100 111 122 132 141 83,1 96,0 107 117 127 136 
 327
W 135 123 143 160 175 189 202 
W 180 155 180 201 220 238 255 
8.2.10 Búp phân phối lỏng 
 Đối với dàn bay hơi có nhiều cụm ống làm việc song song với 
nhau, người ta sử dụng các búp phân lỏng để phân bố lỏng vào các 
cụm đều nhau. Có nhiều loại búp phân phối khác nhau, tuy nhiên về 
hình dạng, các búp phân phối đều có dạng như những chiếc đài sen. 
Lỏng từ ống chung khi vào búp phân phối được phân đều theo các 
hướng rẻ. 
Hình 8-21 : Búp phân phối lỏng 
 Trên hình 8-22 trình bày sơ đồ một hệ thống lạnh có sử dụng 
búp phân phối để cấp dịch dàn lạnh. Búp phân phối được bố trí ngay 
sau van tiết lưu. Các ống dẫn lỏng sau búp phân phối được nối đến 
các ống trao đổi nhiệt song song nhau. 
 328
Hình 8-22 : Sơ đồ cấp dịch dàn bay hơi qua búp phân phối gas 
8.2.11 Bộ lọc ẩm và lọc cơ khí 
 ẩm hoặc hơi nước và các tạp chất gây ra nhiều vấn đề ở bất cứ 
hệ thống lạnh nào. Hơi ẩm có thể đông đá và làm tắc lổ van tiết lưu, 
gây ăn mòn các chi tiết kim loại, làm ẩm cuộn dây mô tơ máy nén nửa 
kín làm cháy mô tơ và dầu. Các tạp chất có thể làm bẩn dầu máy nén 
và làm cho thao tác các van khó khăn. 
 Có rất nhiều dạng thiết bị được sử dụng để khử hơi nước và 
tạp chất. Dạng thường gặp là phin lọc ẩm kết hợp lọc cơ khí (filter – 
drier) trên hình 8-23a. Nó chứa một lỏi xốp đúc. Lỏi có chứa chất hấp 
thụ nước cao, chứa tác nhân axit trung hoà để loại bỏ tạp chất. Để 
bảo vệ van tiết lưu và van cấp dịch bộ lọc được lắp đặt tại trên đường 
cấp dịch trước các thiết bị này. 
 329
 Trên hình 8-23b là bộ lọc ẩm, bên trong có chứa các chất có 
khả năng hút ẩm cao. Lỏng môi chất khi đi qua bộ lọc ẩm sẽ được hấp 
thụ. 
a) b) 
Hình 8-23 : Bộ lọc 
8.2.12 Các thiết bị đường ống 
8.2.12.1 Van chặn 
Van chặn có rất nhiều loại tuỳ thuộc vị trí lắp đặt, chức năng, công 
dụng, kích cỡ, môi chất, phương pháp làm kín, vật liệu chế tạo vv 
 Theo chức năng van chặn có thể chia ra làm: Van chặn hút, 
chặn đẩy, van lắp trên bình chứa, van góc, van lắp trên máy nén, 
Theo vật liệu : Có van đồng, thép hợp kim hoặc gang 
 Trên hình 8-24 là một số loại van chặn thường sử dụng trong 
các hệ thống lạnh khác nhau, mỗi loại thích hợp cho từng vị trí và 
trường hợp lắp đặt cụ thể. 
 330
Hình 8-24: Các loại van chặn 
8.2.12.2 Van 1 chiều 
 Trong hệ thống lạnh để bảo vệ các máy nén, bơm vv.. người ta 
thường lắp phía đầu đẩy các van một chiều. Van một chiều có công 
dụng: 
 - Tránh ngập lỏng: Khi hệ thống lạnh ngừng hoạt động hơi môi 
chất còn lại trên đường ống đẩy có thể ngưng tụ lại và chảy về đầu đẩy 
máy nén và khi máy nén hoạt động có thể gây ngập lỏng. 
 - Tránh tác động qua lại giữa các máy làm việc song song. Đối 
với các máy làm việc song song, chung dàn ngưng, thì đầu ra các máy 
nén cần lắp các van 1 chiều tránh tác động qua lại giữa các tổ máy, 
đặc biệt khi một máy đang hoạt động, việc khởi động tổ máy thứ hai 
 331
sẽ rất khó khăn do có một lực ép lên phía đầu đẩy của máy chuẩn bị 
khởi động. 
 - Tránh tác động của áp lực cao thường xuyên lên Clăppê máy 
nén 
Hình 8-25: Van một chiều 
 Trên hình 8-25 là cấu tạo của van một chiều. Khi lắp van một 
chiều phải chú ý lắp đúng chiều chuyển động của môi chất. Chiều đó 
được chỉ rỏ trên thân của van. Đối với người có kinh nghiệm nhìn cấu 
tạo bên ngoài có thể biết được chiều chuyển động của môi chất. 
8.2.12.3 Kính xem ga 
 Trên các đường ống cấp dịch của các hệ thống nhỏ và trung 
bình, thường có lắp đặt các kính xem ga, mục đích là báo hiệu lưu 
lượng lỏng và chất lượng của nó một cách định tính, cụ thể như sau : 
 - Báo hiệu lượng ga chảy qua đường ống có đủ không. Trong 
trường hợp lỏng chảy điền đầy đường ống, hầu như không nhận thấy 
sự chuyển động của lỏng, ngược lại nếu thiếu lỏng, trên mắt kính sẽ 
thấy sủi bọt. Khi thiếu ga trầm trọng trên mắt kính sẽ có các vệt dầu 
chảy qua. 
 - Báo hiệu độ ẩm của môi chất. Khi trong lỏng có lẫn ẩm thì 
màu sắc của nó sẽ bị biến đổi. Cụ thể : Màu xanh: khô; Màu vàng: 
có lọt ẩm cần thận trọng; Màu nâu : Lọt ẩm nhiều cần xử lý. Để tiện 
 332
so sánh trên vòng chu vi của mắt kính người ta có in sẵn các màu đặc 
trưng để có thể kiểm tra và so sánh. Biện pháp xử lý ẩm là cần thay 
lọc ẩm mới hoặc thay silicagen trong các bộ lọc. 
 - Ngoài ra khi trong lỏng có lẫn các tạp chất cũng có thể nhận 
biết quá mắt kính, ví dụ trường hợp các hạt hút ẩm bị hỏng, xỉ hàn trên 
đường ống.. 
 Trên hình 8-26 giới thiệu cấu tạo bên ngoài của một kính xem 
gas. Kính xem gas loại này được lắp đặt bằng ren. Có cấu tạo rất đơn 
giản, phần thân có dạng hình trụ tròn, phía trên có lắp 01 kính tròn có 
khả năng chịu áp lực tốt và trong suốt để quan sát lỏng. Kính được áp 
chặt lên phía trên nhờ 01 lò xo đặt bên trong. 
Hình 8-26: Van một chiều 
Việc lắp đặt các kính xem gas có thể theo nhiều cách khác nhau: 
Lắp trực tiếp trên đường cấp lỏng hoặc nối song song với nó. 
8.2.12.4 ống tiêu âm 
 Các máy nén pittông làm việc theo chu kỳ, dòng ra vào ra máy 
nén không liên tục mà cách quảng, tạo nên các xung động trên đường 
ống nên thường có độ ồn khá lớn. Để giảm độ ồn gây ra do các xung 
động này trên các đường ống hút và đẩy của một số máy nén người ta 
bố trí các ống tiêu âm. 
 333
Hình 8-27: ống tiêu âm 
 Trên hình 8-27 giới thiệu một ống tiêu âm thường sử dụng trên 
đường đẩy. ống tiêu âm nên lắp đặt trên đường nằm ngang. Nếu cần 
lắp trên đoạn ống thẳng đứng, thì bên trong có một ống nhỏ để hút 
dầu đọng lại bên trong ống. Việc hút dầu dựa trên nguyên lý Becnuli, 
bên trong ống gas gần như đứng yêu nên cột áp thuỷ tĩnh lớn hơn so 
với dòng môi chất chuyển động trong dòng, kết quả dầu được đẩy theo 
đường ống nhỏ và dòng gas chuyển động. 
8.2.12.5 Van nạp ga 
 Đối với các hệ thống lạnh nhỏ và trung bình người ta thường 
lắp các van nạp gas trên hệ thống để nạp gas một cách thuận lợi. Van 
nạp gas được lắp đặt trên đường lỏng từ thiết bị ngưng tụ đến bình 
chứa hoặc trên đường lỏng từ bình chứa đi ra cấp dịch cho các dàn 
lạnh. 
 Khi cần nạp gas nối đầu nạp với bình gas, sau đó mở chụp bảo 
vệ đầu van. Phía trong chụp bảo vệ là trục quay đóng mở van. Dùng 
clê hoặc mỏ lết quay trục theo chiều ngược kim đồng hồ để mở van. 
Sau khi nạp xong quay chốt theo chiều kim đồng hồ để đóng van lại. 
Khi xiết van không nên xiết quá sức làm hỏng van. 
 334
Hình 8-28:Van nạp gas 
8.2.12.6 Van xả gas (relief valve) 
Hình 8-29: Van xả ga 
Van xả gas là thiết bị bảo vệ được thiết kế để xả gas phòng ngừa 
việc tăng áp suất đột ngột trong hệ thống. Nó giống như van an toàn 
nhằm bảo vệ các bình áp lực. Trên hình 8-29 minh hoạ hình dáng bên 
ngoài và cấu tạo bên trong của một van xả gas. 
* * * 
 335

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_he_thong_may_va_thiet_bi_lanh_chuong_8_thiet_bi_p.pdf
Tài liệu liên quan