Giáo trình Hệ thống máy và thiết bị lạnh - Chương 7: Thiết bị bay hơi
Thiết bị bay hơi có nhiệm vụ hoá hơi gas bão hoà ẩm sau tiết
lưu đồng thời làm lạnh môi trường cần làm lạnh. Như vậy cùng với
thiết bị ngưng tụ, máy nén và thiết bị tiết lưu, thiết bị bay hơi là một
trong những thiết bị quan trọng nhất không thể thiếu được trong các
hệ thống lạnh. Quá trình làm việc của thiết bị bay hơi ảnh hưởng đến
thời gian và hiệu quả làm lạnh. Đó là mục đích chính của hệ thống
lạnh. Vì vậy, dù toàn bộ trang thiết bị hệ thống tốt đến đâu nhưng thiết
bị bay hơi làm việc kém hiệu quả thì tất cả trở nên vô ích.
Khi quá trình trao đổi nhiệt ở thiết bị bay hơi kém thì thời gian
làm lạnh tăng, nhiệt độ phòng không đảm bảo yêu cầu, trong một số
trường hợp do không bay hơi hết lỏng trong dàn lạnh dẫn tới máy nén
có thể hút ẩm về gây ngập lỏng.
Ngược lại, khi thiết bị bay hơi có diện tích quá lớn so với yêu cầu,
thì chi phí đầu tư cao và đồng thời còn làm cho độ quá nhiệt hơi ra
thiết bị lớn. Khi độ quá nhiệt lớn thì nhiệt độ cuối quá trình nén cao,
tăng công suất nén
chắn được giữ nhờ thanh giằng và bu lông. Đường chuyển động của môi chất và chất tải lạnh ngược chiều và xen kẻ nhau. Tổng diện tích trao đổi nhiệt rất lớn. Quá trình trao đổi nhiệt giữa hai môi chất thực hiện qua vách tương đối mỏng nên hiệu quả trao đổi nhiệt cao. Các lớp chất tải lạnh khá mỏng nên quá trình trao đổi nhiệt diễn ra nhanh chóng. Dàn lạnh tấm bản NH3 có thể đạt k =2500÷4500 W/m2.K khi làm lạnh nước. Đối với R22 làm lạnh nước hệ số truyền nhiệt đạt k =1500÷3000 W/m2.K. Đặc điểm của dàn lạnh kiểu tấm bản là thời gian làm lạnh rất nhanh, khối lượng môi chất lạnh cần thiết nhỏ. Nhược điểm là chế tạo phức tạp nên chỉ có các hãng nổi tiếng mới có khả năng chế tạo. Do đó khi hư hỏng, không có vật tư thay thế, sửa chữa khó khăn. 283 Hình 7-5: Dàn lạnh kiểu tấm bản 7.2.2 Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí 7.2.2.1 Dàn lạnh đối lưu tự nhiên Dàn lạnh đối lưu tự nhiên không dùng quạt được sử dụng để làm lạnh không khí trong các buồng lạnh. Dàn có thể được lắp đặt áp trần hoặc áp tường, ống trao đổi nhiệt là ống thép trơn hoặc ống có cánh bên ngoài. Cánh tản nhiệt sử dụng là cánh thẳng hoặc cánh xoắn. Đối với dàn ống trơn thường dùng là ống thép Φ57x3,5, bước ống từ 180÷300mm. Dàn ống có hệ số truyền nhiệt khoảng k=7÷10 W/m2.K Đối với dàn ống có cánh của Nga được làm từ các ống trao đổi nhiệt Φ38x3, cánh tản nhiệt dạng xoắn thép dày 0,8÷1,0mm, chiều rộng lá thép là 45mm, bước cánh khoảng 20÷30mm. Hệ số truyền nhiệt tính theo diện tích mặt ngoài có cánh đối với dàn áp tường k=3÷4,5 W/m2.K và dàn áp trần k =4÷5,5 W/m2.K . Nhược điểm của 284 dàn lạnh đối lưu tự nhiên là hiệu quả trao đổi nhiệt thấp, nên thực tế ít sử dụng. Đối với dàn ống của Nga người ta thường chế tạo theo các kiểu như sau: Dàn ống có 01 ống góp (hình 7-6a), dàn ống xoắn đầu (7-6b), dàn ống xoăn đuôi (7-6c) và dàn ống có 02 ống góp (7-6d) 123 4 12 2 1 41 24 a) b) c) d) 1- ống trao đổi nhiệt; 2- Cánh tản nhiệt; 3- ống góp; 4- Thanh đỡ Hình 7-6: Dàn lạnh đối lưu tự nhiên có cánh 7.2.2.2 Dàn lạnh đối lưu cưỡng bức Dàn lạnh đối lưu không khí cưỡng bức được sử dụng rất rộng rãi trong các hệ thống lạnh để làm lạnh không khí như trong các kho lạnh, thiết bị cấp đông, trong điều hoà không khí vv Dàn lạnh đối lưu cưỡng bức có 02 loại : Loại ống đồng và ống sắt. Thường các dàn lạnh đều được làm cánh nhôm hoặc cánh sắt. Dàn lạnh có vỏ bao bọc, lồng quat, ống khuyếch tán gió, khay hứng nước ngưng. Việc xả nước ngưng có thể sử dụng bằng nhiều phương pháp, nhưng phổ biến nhất là dùng điện trở xả băng. Dàn lạnh ống trơn NH3 có k = 35÷43 W/m2.K. Đối với dàn lạnh frêôn k = 12 W/m2.K 285 Dàn lạnh sử dụng trong các kho lạnh có cấu tạo với chiều rộng khá lớn, trải dài theo chiều rộng kho lạnh. Hình 7-7: Dàn lạnh đối lưu cưỡng bức Mỗi dàn có từ 1÷6 quạt, các dàn lạnh đặt phía trước mỗi dàn, hút không khí chuyển động qua các dàn. Dàn lạnh có bước cánh từ 3÷8 mm, tuỳ thuộc mức độ thoát ẩm của các sản phẩm trong kho. Vỏ bao che của dàn lạnh là tôn mạ kẽm, phía dưới có máng hứng nước ngưng. Máng hứng nước nghiêng về phía sau để nước ngưng chảy kệt, tránh đọng nước trong máng, nước đọng có thể đóng băng làm tắc đường thoát nước. Dàn gồm nhiều cụm ống độc lập song song dọc theo chiều cao của dàn, vì vậy thường có các búp phân phối ga ga để phân bố dịch lỏng đều cho các cụm. 286 1- Quạt dàn lạnh; 2- ống môi chất vào, ra; 3- Hộp đấu dây; 4- ống xả nước ngưng; 5- Máng nước ngưng; 6- Bách treo Hình 7-8: Dàn lạnh trong các kho lạnh 7.3 Tính toán thiết bị bay hơi Có hai bài toán tính toán thiết bị bay hơi : Tính kiểm tra và tính thiết kế Tính toán thiết bị bay hơi là xác định diện tích bề mặt trao đổi nhiệt cần thiết để đáp ứng phụ tải nhiệt đã cho. - Thông số ban đầu: + Chế độ nhiệt ẩm của buồng lạnh + Loại thiết bị bay hơi + Công suất lạnh cầu Qo - Thông số cần xác định : Diện tích trao đổi nhiêt, bố trí và kết cấu thiết bị bay hơi. 7.3.1 Các bước tính toán dàn lạnh 1. Chọn loại thiết bị bay hơi Chọn kiểu loại dàn lạnh cho hệ thống lạnh cũng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau nhưu đặc điểm cấu tạo, yêu cầu về làm lạnh vv 287 2. Tính diện tích trao đổi nhiệt of o o o q Q tk Q F =∆= . , m 2 (7-1) Qo – Công suất lạnh yêu cầu của thiết bị bay hơi, W k – Hệ số truyền nhiệt, W/m2.K; ∆to -Độ chênh nhiệt độ trung bình lôgarit, oK; qof – Mật độ dòng nhiệt của thiết bị bay hơi, W/m2. a. Xác định hệ số truyền nhiệt k Hệ số truyền nhiệt k có thể xác định theo kinh nghiệm theo bảng 7-1 dưới đây. Trong trường hợp cụ thể có thể tiến hành tính toán theo các công thức tính toán truyền nhiệt thông thường. Đối với thiết bị bay hơi hệ thống lạnh, hệ số toả nhiệt về các môi trường ở thiết bị bay hơi có những đặc điểm khác. Bảng 7-1 : Hệ số truyền nhiệt k và mật độ dòng nhiệt các dàn lạnh T T Kiểu thiết bị bay hơi k (W/m2.K) qf (W/m2) ∆t (oC) 1 Thiết bị bay hơi làm lạnh chất lỏng - Bình bay hơi NH3 - Bình bay hơi frêôn + R12 + R22 - Dàn lạnh kiểu panen - Dàn lạnh xương cá - Dàn lạnh kiểu tấm bản + NH3 + R22 460÷580 230÷350 350÷400 460÷580 2500÷4500 1500÷3000 2000÷4500 2900÷3500 2900÷3500 4÷6 8÷10 8÷10 2 Thiết bị bay hơi làm lạnh không khí - Thiết bị bay hơi đối lưu tự nhiên - Thiết bị bay hơi đối lưu cưỡng bức + ống trơn NH3 + Frêôn 3÷5,5 35 ÷ 43 12 288 Hệ số truyền nhiệt được tính tuỳ thuộc trường hợp cụ thể của bề mặt trao đổi nhiệt. Chẳng hạn như trường hợp ống trơn có thể tính như sau: KmW dd d d k ./, .. 1ln. ..2 1 .. 1 1 221 2 11 αλα Π+Π+Π = (7-2) trong đó: α1, α2 – Hệ số toả nhiệt bên trong và ngoài ống trao đổi nhiệt, W/m2.K; d1, d2 - Đường kính trong và ngoài ống trao đổi nhiệt, mm; λ - Hệ số dẫn nhiệt vật liệu ống, W/m.K. b. Xác định độ chênh nhiệt độ trung bình logarit min max minmax ln t t tt ttb ∆ ∆ ∆−∆=∆ (7-3) ∆tmax, ∆tmin- Hiệu nhiệt độ lớn nhất và bé nhất ở đầu vào và ra của thiết bị trao đổi nhiệt. c. Xác định lưu lượng chất lỏng hoặc không khí làm lạnh * Lưu lượng chất lỏng Lưu lượng chất lỏng được làm lạnh ở thiết bị bay hơi được xác định theo công thức sau: tC Q G o∆= ..ρ , kg/s (7-4) C – Nhiệt dung riêng của chất lỏng, J/kg.K; ρ – Khối lượng riêng của chất lỏng, kg/m3; ∆t - Độ chênh nhiệt độ của chất lỏng vào ra thiết bị bay hơi, oC. * Lưu lượng không khí Lưu lượng không khí làm lạnh được xác định theo công thức sau: 289 KKKKKK o KK tC Q G ∆= ..ρ , kg/s (7-5) CKK – Nhiệt dung riêng của không khí, Cn = 1,0 kJ/kg.K; ρKK – Khối lượng riêng của không khí , kg/m3, ρKK = 1,15÷1,2 kg/m3; ∆tKK - Độ chênh nhiệt độ của không khí vào ra thiết bị bay hơi , oC. 7.3.2 Xác định hệ số toả nhiệt về phía các môi chất ở thiết bị bay hơi 7.3.2.1 Hệ số toả nhiệt khi sôi môi chất lạnh * Sôi trong ống và rãnh nằm ngang - Đối với Frêôn (7-6) n trqC ).(. 15,0 ρωα = ω - Tốc độ chuyển động của frêôn lỏng, m/s; ρ - Khối lượng riêng của frêôn lỏng, kg/m3; Trị số C và n được xác định như sau: + Đối với R12 : C = 23,4 và n = 0,47; + Đối với R22 : C = 32,0 và n = 0,47. Tuy nhiên công thức trên chỉ đúng khi mật độ dòng nhiệt q (W/m2) nhỏ tức là nhỏ hơn giá trị nằm trong bảng 7-2 dưới đây: Bảng 7-2: Giới hạn mật độ dòng nhiệt, W/m2 ω.ρ, Kg/m2.s Môi chất 60 120 250 400 650 R12 1500 1800 2000 2500 3000 R22 1500 1800 2000 2500 3500 Trong trường hợp mật độ dòng nhiệt q lớn hơn trị số đã nêu trong bảng 7-2 thì hệ số toả nhiệt được xác định theo công thức sau đây: 290 2,0 6,0 ... ⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛= d qA tr ρωα (7-7) hay: 5,0 5,15,2 ... ⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛= d A ρωθα (7-8) trong đó: θ = tw – to. Hệ số A tra theo bảng 7-3 dưới đây: Bảng 7-3 : Hệ số A to , oC Môi chất -30 -10 0 10 30 R12 0,85 1,045 1,14 1,23 1,47 R22 0,95 1,17 1,32 1,47 1,25 - Đối với NH3 667,05,1 1. ⎥⎥⎦ ⎤ ⎢⎢⎣ ⎡ ⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛+= w p w α ααα (7-9) αw – Hệ số toả nhiệt của lỏng NH3 khi chuyển động trong ống tính như chất lỏng thường chuyể động trong ống, W/m2.K. αp – Hệ số toả nhiệt trung bình của NH3 khi sôi mạnh, W/m2.K. (7-10) 21,07,0 ..2,2 ongP Pq=α hay (7-11) 7,0333,2 ..85,13 OP Pθα = qng – Mật độ dòng nhiệt theo bề mặt ngoài của dàn lạnh, W/m2; Po - áp suất sôi của NH3 , bar. * Sôi trong ống và rãnh đứng 291 - Đối với Frêôn + Khi sôi bọt ( x < 0,02) 31,0 . .1 " ' . .. .25,0 ⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ ⎟⎟⎠ ⎞⎜⎜⎝ ⎛ −⎟⎠ ⎞⎜⎝ ⎛= σρ ρ λ trotrtr dPx r Cdq Nu (7-12) + Khi sôi vành khăn (x = 0,17 ÷0,89) thì: 16,11,0 1 1.79,3... ⎥⎦ ⎤⎢⎣ ⎡ − +=⎟⎟⎠ ⎞ ⎜⎜⎝ ⎛ x x q r trw ρω α α (7-13) trong đó hệ số toả nhiệt αw được tính theo tiêu chuẩn Nu như sau: Nu = 0,023.Re0,8.Pr0,33 (7-14) và vận tốc được xác định : ρπω zd xG tr .. )1.(.4 2 −= , m/s (7-15) trong đó: G – Lưu lượng tác nhân đi vào dàn lạnh, kg/s; dtr - đường kính trong của ống, m; x - độ khô của tác nhân lạnh vào ống, kg/kg; z- Số ống đặt song song của dàn lạnh; ρ, ρ’ – Khối lượng riêng của môi chất lỏng, kg/m3; ρ” – Khối lượng riêng của hơi, kg/m3; λ- Hệ số dẫn nhiệt của frêôn lỏng, W/m.K; C – Nhiệt dung riêng của frêôn lỏng, J/kg.K; Po - áp suất sôi, bar; σ- Sức căng bề mặt, N/m; r – Nhiệt ẩn hoá hơi của frêôn, J/kg. Các trị số Re và Pr đều xác định theo frêôn lỏng - Đối với NH3 (7-15) 24,045,0 .)..04,03,27( −+= trtro dqtα 292 7.3.2.2 Hệ số toả nhiệt về phía không khí - Đối lưu cưỡng bức Đại bộ phận các loại dàn lạnh đều có không khí và môi chất tải lạnh khác đối lưu cưỡng bức đi qua dàn lạnh. Trong trường hợp này các tính toán cũng tương tự như tính toán cho dàn ngưng. điều khác biệt duy nhất là phạm vi nhiệt độ làm việc của dàn lạnh khác dàn ngưng mà thôi. - Đối lưu tự nhiên Các dàn lạnh sử dụng phương pháp đối lưu tự nhiên ít gặp hơn nên ở đây chúng tôi không trình bày. * * * 293
File đính kèm:
- giao_trinh_he_thong_may_va_thiet_bi_lanh_chuong_7_thiet_bi_b.pdf