Giáo trình Điện tử công suất - Chương 5: Nghịch lưu độc lập và biến tần
- Làm đơn giản sơ đồ điều khiển.
Ví dụ như khi bổ sung vào áp chuẫn uREF thành phần thứ tự không (sóng hài bậc 3), ta có
thể nới rộng vùng tuyến tính của chỉ số điều chế đến 0.907 (hình V.4.8c). Có nhiều cách thực hiện:
- dạng áp chuẩn hình (a): là đơn giản nhất, khi nhận xét là do hài bội 3 không tồn tại
trong hệ 3 pha, ta có thể nâng cao thành phần cơ bản trong uREF và trừ bớt đi một lượng hài bậc
3 sao cho biên độ áp chuẩn vẫn bằng biên độ sóng mang tam giác:
2 1u M x x M REF = − ≤ ≤ 3 ⎡ ⎤ ⎣ ⎦ cos( ) cos(3 ) ;0 1 6
Khi đó thành phần cơ bản áp ra tăng đáng kể trong khi sóng hài bậc ba của áp pha so với
trung tính sẽ tăng lên nhưng không có tác dụng với tải ba pha.
Bài tập V.4.6: Tính toán dòng áp ngỏ ra của bộ nghịch lưu ba pha điều rộng xung hình sin,
biết áp nguồn một chiều U, chỉ số điều chế biên độ ma , tần số ngỏ ra fO và tải là RL ba pha đối
xứng. Giả sử ngỏ ra chỉ có thành phần cơ bản (n =1) là đáng kể.
Giải: Xác định mO theo ma bằng đồ thị hình V.4.8a (hay theo
chế bình thường hay đồ thị hình V.4.8c khi điều chế cải tiến (bổ sung sóng hài bậc3). Sau đó dùng
tính (ma ≤ 1), có thể tính trực tiếp áp ngỏ ra pha A theo
dùng điện lưới, chỉ chuyển sang sử dụng nguồn nghịch lưu khi mất nguồn nên UPS có sơ đồ khối như vậy được gọi là loại OFF-LINE. Vấn đề then chốt của UPS off-line là thời gian chuyển đổi, tính từ khi nguồn xem như bị mất đến khi xác lập áp nghịch lưu, giá trị cho phép là khoảng hai chu kỳ lưới để tải xem như có nguồn liên tục. Ở các bộ UPS công suất bé (< 1.5 kW), mạch nghịch lưu là sơ đồ một pha sử dụng biến áp có điểm giữa (hình V.3.1b) để thích hợp với nguồn accu có điện áp bé (12V hay 24V). Áp ra được điều khiển bằng cách thay đổi độ rộng xung. Một vi mạch tương tự TL494 có khả năng làm việc ở 50 Hz được sử dụng cho điều khiển nghịch lưu (SG3524). Trong thời gian gần đây, các sơ đồ UPS hay nghịch lưu có đầu vào accu điện áp thấp hay dùng sơ đồ khối sau: Accu Ỉ [NL1 Ỉ BA tần số cao Ỉ CL Ỉ Lọc 1 ]Ỉ NL2 Ỉ Lọc 2 Ỉ tải Cụm biến đổi áp DC [ ] dùng để nâng áp từ 24 VDC ra 300 VDC, sử dụng Nghịch Lưu 1 có sơ đồ điều rộng một xung với biến áp có điểm giữa và Biến Áp tần số cao giúp giảm kích thước, trọng lượng và tăng hiệu suất hệ thống. Nghịch Lưu 2 biến đổi từ 300 VDC ra 220VAC ở ngỏ ra. Trong nhiều thiết bị, NL2 sử dụng nguyên lý điều rộng xung hình sin để cải thiện dạng áp ra. Điều này không thực hiện hiệu quả ở bộ nghịch lưu tăng áp. Có loại UPS không có bộ chuyển mạch và bộ nghịch lưu luôn làm việc gọi là UPS ON- LINE. BBĐ này có sơ đồ của bộ biến tần có khâu trung gian một chiều với nguồn dự phòng là accu được mắc ở mạch một chiều và tần số ngỏ ra là cố định. Do được sử dụng liên tục, áp ra được yêu cầu có chất lượng cao hơn, thường được điều chế hình sin, qua bộ lọc bỏ tần số cao để có được dạng sóng giống như điện lưới. Bộ UPS ON-LINE có giá thành cao hơn loại OFF-LINE Trang 43 chuong 5 nghich luu va bien tan.doc khá nhiều vì ngoài chất lượng ngỏ ra hơn hẵn, nó còn được thiết kế để làm việc liên tục. 4. Chấn lưu (ballast) điện tử: Đèn huỳnh quang là loại đèn được sử dụng rất phổ biến nhờ hiệu suất và tuổi thọ rất cao. Nguyên lý làm việc của nó dựa vào sự phát sáng của chất (bột) huỳnh quang (fluorescent) khi có dòng điện tử va vào. Như vậy bóng đèn huỳnh quang là một bóng chân không có tráng bột huỳnh quang, hai đầu là bộ phận phát xạ điện tử catod nóng gồm tim đèn và bản cực. nguồn 220 VAC BL ST Hình V.8.2: Sơ đồ đèn huỳnh quang truyền thống, dùng chấn lưu là cuộn dây Khi làm việc ở điện lưới cần có điện trường cao của xung mồi ban đầu để tạo sự phóng điện. Khi đã phóng điện, giữa hai bản cực tương đương với nguồn áp và ta cần có phần tử hạn dòng mắc nối tiếp. Đây chính là nhiệm vụ của chấn lưu (ballast) khi sử dụng đèn huỳnh quang bằng sơ đồ truyền thống (hình V.8.2). Đây là cuộn dây lõi thép lá kỹ thuật điện làm nhiệm vụ hạn dòng khi đèn hoạt động ổn định và tạo xung áp để mồi đèn ban đầu. Nối giữa hai điện cực là ngắt mồi ST (starter). Đây là một bóng đèn neon nhỏ có điện cực làm bằng lưỡng kim. ST dẫn điện lúc đầu để nung tim đèn, khi nóng hai điện cực tách rời xa để ngắt mạch, dòng về không đột ngột làm cuộc dây tạo ra quá điện áp đủ cho đèn huỳnh quang phóng điện. Trong trạng thái bình thường, cột áp giữa hai bản cực không đủ cho ngắt mồi ST làm việc trở lại. Đèn huỳnh quang có ưu điểm là hiệu suất rất cao so với đèn có tim. Nhược điểm của sơ đồ truyền thống là hệ số công suất bé do có sử dụng cuộn dây và công suất tiêu thụ của phần tử này cũng rất đáng kể. Ở các hệ thống chất lượng cao, người ta thường nối song song với bộ đèn một tụ điện để bù công suất phản kháng. hình V.8.3: Mạch ballast điện tử 36W đơn giản của hãng International Rectifer (đọc thêm AN-1074.pdf) Chấn lưu điện tử là bộ nguồn tần số cao dùng mạch nghịch lưu ½ cầu (đường tô đậm trên hình V.8.3) cung cấp áp bản cực và dòng nung tim cho đèn huỳnh quang. Ở tần số cao, quá trình Trang 44 chuong 5 nghich luu va bien tan.doc mồi chỉ là thời gian nung tim đèn rất ngắn (đèn hầu như bật sáng tức thì), tự cảm ngỏ ra có tổng trở đủ lớn để hạn dòng (hay dùng mạch điều khiển dòng điện), chỉnh lưu đầu vào làm hệ số công suất > 0.9, và cao hơn (≅ 1) nếu dùng mạch cải thiện hệ số công suất. Bộ đèn huỳnh quang dùng chấn lưu điện tử có hiệu suất và hệ số công suất cao, sẽ có tuổi thọ cao khi chấn lưu điện tử có thông số thích hợp. V.9 TÓM TẮT CHƯƠNG: Nghịch lưu độc lập và biến tần chiếm vị trí quan trọng trong điện tử công suất hiện đại. Số thiết bị sử dụng chúng xuất hiện ngày càng nhiều trong các máy móc của nhiều ngành kinh tế quốc dân, từ công nghiệp đến dân dụng, đặc biệt là hệ thống truyền động biến tần – động cơ không đồng bộ sẽ thay thế hoàn toàn hệ thống chỉnh lưu – động cơ một chiều trong tương lai không xa vì các ưu điểm kinh tế và kỹ thuật. Sau khi học chương 6, sinh viên cần phải biết: - Các loại nghịch lưu độc lập, ưu nhược điểm và ứng dụng chính của chúng. Các sơ đồ động lực nghịch lưu nguồn áp (một pha, ba pha). - Giải tích bộ nghịch lưu một pha nguồn dòng, nguồn áp, tính toán gần đúng sơ đồ 1 pha, ba pha dựa vào thành phần cơ bản và tính toán mạch điện hình sin. - Phương pháp điều khiển biên độ, hạn chế sóng hài điện áp ngỏ ra. Các sơ đồ điều khiển nghịch lưu được giới thiệu trong chương có thể xem như những ví dụ, nhằm mục đích giúp sinh viên hiểu rõ hơn các nguyên lý liên quan. Tất nhiên chúng cũng là những tham khảo tốt để thiết kế sơ đồ điều khiển. BÀI TẬP: 1. Thử giải thích hoạt động của mạch nghịch lưu nối tiếp hình a. Hãy liệt kê các điểm giống và khác với nghịch lưu nguồn áp sơ đồ ½ cầu hình b. V C1 C1 + L D1 + R (b) o SCR2 D2 V (a) V V SCR1 S2_ S1 _ L C2 oC2 2. Hãy liệt kê các điểm giống và khác giữa hai sơ đồ nghịch lưu song song với nghịch lưu nguồn áp cùng sử dụng biến áp có điểm giữa. 3. Cho bộ nghịch lưu 1 pha điều rộng xung hình sin. Áp nguồn một chiều 280 volt, biên độ sóng mang tam giác 10 volt, tần số ngỏ ra 50 Hz. Biên độ áp chuẫn(điều khiển) 7 volt. Tính trị hiệu dụng thành phần cơ bản áp ra. Giả sử các sóng hài bậc cao không đáng kể, tính dòng tải RL: R = 10 ohm, XL = 10 ohm. Tính công suất tiêu thụ của tải. Tính trị trung bình dòng qua nguồn và vẽ dạng dòng nguồn. 4. Cho bộ nghịch lưu 3 pha điều rộng xung hình sin. Áp nguồn một chiều 500 volt, biên độ sóng mang tam giác 10 volt, tần số ngỏ ra 50 Hz. Biên độ áp chuẫn(điều khiển) tại thời điểm quan sát: pha A là 10 volt, pha B và pha C là – 5 volt. a. Tính biên độ áp chuẫn (hình sin). Trang 45 chuong 5 nghich luu va bien tan.doc b. Tải RL nối hình Y, R = 10 ohm, XL = 10 ohm. Tính trị hiệu dụng của thành phần cơ bản áp pha tải vA, giá trị tức thời của các thành phần cơ bản áp pha tải. Tính dòng tải (hiệu dụng dòng pha tải), tính công suất tiêu thụ của tải. Tính trị trung bình qua nguồn. Giả sử các sóng hài bậc cao không đáng kể, 5. Cho bộ nghịch lưu nguồn áp 1 pha, áp nguồn 120 VDC, tần số làm việc 50 Hz, tải 10 ohm, L = 10 mH, điều khiển độ rộng xung bằng lệch pha(Hình V.4.3) a. Tính bề rộng xung θ (tính bằng độ hay rad) để có hiệu dụng thành phần cơ bản V1R là 80 V. Tính hệ số méo dạng THD% của áp ra lúc này. Giả sử ảnh hưởng các hài bậc cao là không dáng kể, tính hiệu dụng dòng tải và dòng trung bình cung cấp bởi nguồn. b. Tính giá trị áp, dòng hiệu dụng của thành phần sóng hài bậc 3, 5 của trường hợp câu 1 để cho nhận xét về giả thiết được dùng trong câu a. 6. Cho bộ nghịch lưu nguồn áp có ngỏ ra dạng sóng 6 nấc, nguồn 300 VDC, tần số ngỏ ra f = 50 Hz, tải nối hình Y, R = 10 ohm và XL = 10 ohm ở 50 Hz. Tính giá trị hiệu dụng dòng, áp tải của các thành phần bậc 1, 3, 5, 7, 9, 11 và13. Tính hệ số méo dạng THD% của điện áp và đánh giá sự méo dạng của dạng dòng trong trường hợp này. 7. Mạch nghịch lưu của một UPS công suất bé dùng sơ đồ biến áp có điểm giữa với dạng áp điều chế độ rộng 1 xung. Nguồn accu 24 V, tần số ngỏ ra 50 Hz. a. Vẽ mạch động lực và các dạng tín hiệu điều khiển, điện áp ngỏ ra. b. Giả sử tải thuần trở và biến áp là lý tưởng, chọn bề rộng xung là 120 O, tính tỉ số biến áp, biên độ dòng qua ngắt điện khi là việc với tải định mức phiá cao áp 200VAC, 2A (giá trị hiệu dụng). c. Với hệ thống ở câu b. nhưng tải là 100 ohm, L = 1mH ở phía cao áp. Viết phương trình tính dạng dòng qua các ngắt điện, diod phóng điện, vẽ các dạng dòng áp tải và suy ra giá trị hiệu dụng áp trên tải lúc này. 8. Xem mạch nghịch lưu hình V.3.2.b. a. Tính thành phần cơ bản của áp pha so với trung tính nguồn vAn và áp pha so với trung tính tải vAN . b. Hãy chứng minh hai gía trị tính được trong câu a. bằng nhau mà không cần tính. Kết quả này có phụ thuộc phương pháp điều khiển nghịch lưu 3 pha nguồn áp không? c. Hãy vẽ dạng áp trung tính tải so với trung tính nguồn vNn.
File đính kèm:
- giao_trinh_dien_tu_cong_suat_chuong_5_nghich_luu_doc_lap_va.pdf