Giáo trình CorelDRAW - Chương 5: Các hiệu ứng đặc biệt

Hiệu ứng bóng đổ(Drop Shadow) được sửdụng nhiều trong các ứng dụng thiết kế

đồhọa vì tạo được hiệu quảnhấn mạnh đối tượng, tách hình vẽra khỏi nền hoặc

xác định vịtrí của hình vẽtrên nền.

Drop Shadow làm việc dựa trên nguyên tắc mô phỏng bóng đổcủa một vật thể. Để

tạo hiệu ứng này, CorelDRAW tự động lấy hình thểcủa đối tượng được áp hiệu

ứng đểlàm cơsởtạo ra cái bóng cho đối tượng đó. Người dùng có thểthay đổi tính

chất của bóng đổnày nhưhình dáng, hướng đổbóng, độtrong suốt của bóng, độ

mờcủa biên bóng

Vềbản chất, bóng đổ được tạo ra trong CorelDRAW là một ảnh Bitmap được liên

kết động với đối tượng, bạn có thểtách ảnh này ra đểxửlý riêng. Khi bạn tách

phần bóng và phần hình, liên kết động không tồn tại và bạn sẽkhông thểchỉnh sửa

các tính chất của bóng nữa.

pdf10 trang | Chuyên mục: CorelDRAW | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 6060 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Giáo trình CorelDRAW - Chương 5: Các hiệu ứng đặc biệt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
au khi click chuột thì hiệu ứng 
Transparency sẽ được sao chép từ đối tượng nguồn sang đối tượng đích. 
III. HIỆU ỨNG BLEND VÀ CONTOUR 
 III.1. Hiệu ứng Blend 
Blend là hiệu ứng cho phép xây dựng một loạt các đối tượng trung gian chuyển tiếp 
giữa hai đối tượng. Sự chuyển tiếp không chỉ là chuyển tiếp về hình dáng mà còn là 
chuyển tiếp về màu sắc và các thuộc tính khác. Hiệu ứng Blend được sử dụng thích 
hợp sẽ tạo hiệu quả chuyển màu và hình mềm mại. Blend là một trong những hiệu 
ứng được sử dụng nhiều nhất của CorelDRAW. 
 III.2. Sử dụng hiệu ứng Blend 
Cấu trúc của nhóm đối tượng Blend 
 Blend đối tượng theo đường thẳng 
Các bước 
Chọn công cụ Interactive Blend trên hộp công cụ 
Click chuột vào đối tượng đầu 
Kéo chuột và thả vào đối tượng thứ hai 
Thả chuột ra, hiệu ứng Blend theo đường thẳng sẽ được hình thành. 
Số bước mặc định là 20 bước, bạn có thể chỉnh lại số bước trên thanh thuộc 
tính. 
Blend đối tượng theo đường cong tự do 
Thực hiện giống như blend đối tượng theo đường thẳng. Tuy nhiên, trong suốt quá 
trình kéo chuột, bạn giữ phím Alt. Thả chuột ra, các đối tượng trung gian sẽ được 
sắp xếp theo đường cong xác định bởi vết di chuyển của con trỏ. 
Để blend đối tượng theo đường cong có trước 
Để tạo hiệu ứng blend kết hợp 
Chọn công cụ Interactive Blend trên hộp công cụ 
Giả sử cần áp hiệu ứng Blend cho các đối tượng từ A đến B đến C rồi đến D, bạn 
chỉ cần lần lượt áp các hiệu ứng từ A đến B, từ B đến C, từ C đến D. 
Để sao chép hiệu ứng Blend 
Chọn 2 đối tượng mà bạn cần chép hiệu ứng Blend 
Chọn menu Effects – Copy Effect – Blend From 
Chọn đối tượng blend gốc để copy hiệu ứng blend từ đối tượng này sang hai đối 
tượng được chọn ở bước 1. 
 III.3. Các tuỳ chọn của hiệu ứng Blend 
Số bước trung gian 
Khi bạn thực hiện thao tác kéo chuột từ đối tượng đầu đến đối tượng cuối, 
CorelDRAW mặc định là có 20 hình trung gian giữa hai hình này. Số hình trung 
gian có thể xác định lại bằng thanh thuộc tính. 
Ánh xạ giữa các điểm (node) điều khiển 
Bản chất của việc đưa ra các hình trung gian trong hiệu ứng Blend giữa hai hình (ví 
dụ hình A và B) là chọn tương ứng các điểm thuộc hình A với các điểm thuộc hình 
B, sau đó chương trình sẽ nội suy để có được các điểm của hình trung gian giữa A 
và B. 
CorelDRAW tự động xác định các điểm tương ứng, tuy nhiên điều đó không phải lúc 
nào cũng làm bạn hài lòng. Để tự xác định các điểm tương ứng giữa hai hình A, B, 
Các bước 
Blend đối tượng theo đường thẳng (trong hình minh họa là blend từ hình chữ 
nhật tới hình elip với số bước là 15) 
Vẽ một đường cong (sử dụng công cụ Freehand) để làm đường dẫn. 
Chọn đối tượng blend, trên thanh thuộc tính, click vào nút Path Properties, 
chọn New Path. 
Con trỏ chuột chuyển thành hình mũi tên, click chuột vào đường cong đã vẽ. 
Đối tượng Blend được uốn theo đường cong đã chọn. Tuy nhiên, các hình 
đầu và cuối có thể không bắt vào đầu của đường cong. 
Để đối tượng blend được uốn trên toàn bộ đường cong: Chọn đối tượng 
blend, trên thanh thuộc tính, click vào nút Micellaneous Blend Options, bật 
lựa chọn Blend along full path. 
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng chuột để kéo hình đầu và cuối để xác định vị trí 
của chúng dọc theo đường dẫn. 
bạn sử dụng chức năng Micellanenous Blend Options/ Map Nodes trên thanh thuộc 
tính. 
 III. 4. Hiệu ứng Contour 
Giống như hiệu ứng Blend, hiệu ứng Contour tạo ra một loạt các hình gần giống 
nhau. Tuy nhiên, trong khi hiệu ứng Blend tạo ra các hình là trung gian giữa hai hình 
thì Contour lại tạo ra các hình gần giống với một hình, các hình được tạo ra đồng 
tâm và có đường biên cách đều đường biên của hình gốc. 
Hướng của hiệu ứng Contour có thể là hướng ra ngoài hoặc hướng vào trong của 
đối tượng. Khi một hình được áp dụng hiệu ứng Contour, hình này sẽ trở thành hình 
điều khiển, các hình trung gian được vẽ dựa trên hình điều khiển, khi hình điều 
khiển thay đổi (màu tô, màu biên …) thì các hình trung gian cũng thay đổi theo. 
 III.5. Sử dụng hiệu ứng Contour 
Cấu trúc hiệu ứng Contour 
Thanh thuộc tính của hiệu ứng Contour 
Áp dụng hiệu ứng Contour cho đối tượng 
Chép hiệu ứng Contour 
· Chọn đối tượng mà bạn cần chép hiệu ứng Contour 
· Chọn menu Effects – Copy effect – Contour From 
· Chọn đối tượng Contour gốc để Copy hiệu ứng Contour. 
Đặt màu tô cho đối tượng Contour 
Các bước 
Chọn công cụ Interactive contour trên hộp công cụ 
Click chuột vào đối tượng cần áp hiệu ứng, kéo điểm điều khiển để xác định 
hướng áp hiệu ứng Contour. 
Nếu đường điều khiển được kéo từ trong ra ngoài, ta sẽ thu được kết quả 
như hình bên. 
Nếu đường điều khiển được kéo từ ngoài vào trong, ta sẽ thu được kết quả 
như hình bên. 
Các bước Minh họa 
Chọn công cụ Interactive contour, chọn đối tượng Contour 
(click chuột vào các đối tượng trung gian) – nếu bạn click 
chuột vào đối tượng gốc thì đối tượng này chứ không phải là 
đối tượng Contour được chọn) 
Trên thanh thuộc tính, tại hộp chọn màu Fill Color, chọn màu 
mới (trong ví dụ này màu cũ là màu trắng và màu mới là 
màu đen) 
Quan sát sự thay đổi trên đối tượng Contour. Trong khi màu 
của đối tượng gốc không thay đổi thì màu của đối tượng 
cuối cùng thay đổi từ trắng sang đen. Do đó màu của các 
hình trung gian cũng thay đổi theo. 
Đặt nét bao cho đối tượng Contour 
IV. HIỆU ỨNG ENVELOPE VÀ DISTORTION 
 IV.1. Hiệu ứng Envelope 
Envelope là hiệu ứng đặc biệt của CorelDAW và cho nhiều hiệu quả rất lý thú. 
Envelope là hiệu ứng biến dạng áp dụng cho đối tượng nhờ vào đường bao ngoài. 
Do hình dạng đường bao ngoài rất đa dạng nên hiệu quả của hiệu ứng tạo ra là vô 
cùng phong phú. 
Thanh thuộc tính của hiệu ứng Envelope 
 IV.2. Sử dụng hiệu ứng Envelope 
Áp dụng hiệu ứng Envelope với các hình bao định sẵn 
Áp dụng hiệu ứng Envelope với đường bao hình dạng bất kỳ 
Chú ý: Để đổi màu tô của đối tượng gốc, chọn đối tượng 
này rồi thao tác tô màu giống như một đối tượng bình 
thường. 
Các bước 
Chọn công cụ Interactive contour, chọn đối tượng Contour 
Trên thanh thuộc tính, tại hộp chọn màu Outline Color, chọn màu mới (trong ví 
dụ này màu cũ là màu đen và màu mới là màu trắng) 
Quan sát sự thay đổi trên đối tượng Contour. Trong khi màu đường biên của 
đối tượng gốc không thay đổi thì màu biên của đối tượng cuối cùng thay đổi từ 
đen sang trắng, các hình trung gian cũng thay đổi theo. 
Chú ý: Để đổi màu đường biên của đối tượng gốc, chọn đối tượng này rồi thao 
tác chỉnh sửa Outline Color như bình thường. 
Các bước 
Chọn công cụ Interactive Envelope trên hộp công cụ. 
Click chuột vào đối tượng cần áp hiệu ứng. Xung quanh đối tượng sẽ hiện 
ra một hình chữ nhật bao quanh với 8 điểm điều khiển. 
Để làm biến dạng đối tượng theo đường bao, click chuột và di chuyển các 
điểm điều khiển. Thao tác chỉnh sửa các điểm tương tự như chỉnh sửa 
đường cong. 
Trên thanh thuộc tính, tại hộp Preset List là danh sách các hình bao định 
sẵn, bạn hãy lựa chọn một dạng hình bao trong danh sách này 
Sau khi lựa chọn, hình bao của đối tượng sẽ thay đổi. Bạn vẫn có thể thay 
đổi các điểm điều khiển để đạt được hiệu quả mong muốn. 
Các bước 
Chọn công cụ Interactive Envelope trên thanh công cụ. 
Click chuột để chọn đối tượng cần áp hiệu ứng. 
Hình bao mặc định là hình chữ nhật bao đối tượng. 
Trên thanh thuộc tính, click vào nút Create Envelope From. 
Con trỏ chuột biến thành hình mũi tên, đưa chuột click vào hình bao mẫu đã 
được vẽ sẵn (hình bao trong ví dụ là hình được vẽ băng công cụ Perfect 
Shape, sau đó chuyển thành đường cong). 
 IV.3. Sao chép Envelope 
Chọn đối tượng mà bạn cần chép hiệu ứng Envelope 
Chọn menu Effect – Copy Effect – Envelope From 
Chọn đối tượng Envelope gốc để copy hiệu ứng Envelope sang đối tượng được 
chọn ở bước 1. 
V. XÉN HÌNH ẢNH BẰNG POWERCLIP 
 V.1. Hiệu ứng PowerClip 
PowerClip là hiệu ứng cho phép bạn chỉ hiển thị một phần của các hình vẽ trong 
một vùng có đường biên được xác định bởi một đường cong (thường là đường 
cong khép kín) 
 V.2. Sử dụng hiệu ứng PowerClip 
Tạo mới đối tượng PowerClip 
Sao chép nội dung của đối tượng PowerClip 
Sau khi click chuột vào đối tượng làm mẫu cho hình bao, một hình bao mới 
xuất hiện. 
Tuy nhiên hình dạng của đối tượng chưa thay đổi theo hình dáng của 
đường bao này. Để hình dáng đối tượng thay đổi, bạn phải tác động vào 
đường bao mới (ví dụ như click chuột và kéo một đỉnh trên đường bao mới). 
Sau khi tác động vào hình bao mới, đối tượng biến dạng theo hình bao này. 
Như vậy ta đã hoàn thành việc sao chép hình bao từ một hình bất kỳ được 
vẽ từ trước. 
Các bước 
Hiệu ứng PowerClip yêu cầu có một đối tượng bị Clip (có thể gồm một hay 
nhiều đối tượng, bất cứ loại đối tượng nào) và đối tượng chứa (là các đường 
cong khép kín hoặc mở) 
Chọn đối tượng bị Clip, trong ví dụ bên là hình ảnh bitmap nằm bên dưới chữ 
POWER CLIP. 
Chọn menu Effect – PowerClip – Place Inside Container… 
Con trỏ chuột biến thành hình mũi tên, bạn click chuột để xác định đối tượng 
chứa (trong ví dụ bên là dòng chữ POWER CLIP) 
Sau khi click chuột, hình ảnh của các đối tượng bị Clip chỉ được hiển thị nằm 
trong phần đối tượng chứa. Những phần nằm ngoài đối tượng chứa không 
được hiển thị (như thể là chúng bị cắt đi). 
Tuy nhiên, trên thực tế không có hình nào bị cắt đi, những phần không được 
hiển thị vẫn có thể chỉnh sửa được nhờ vào hai thao tác Extract Contents và 
Edit Contents của hiệu ứng PowerClip. 
Các bước 
Hiệu ứng PowerClip cho phép người dùng sao chép nội dung của đối tượng 
PowerClip (chính là các đối tượng bị clip) sang một đối tượng chứa mới. 
Để thực hiện thao tác sao chép, hãy chọn đối tượng chứa mới (hình sao 
trong ví dụ) 
Chọn menu Effects – Copy Effect – PowerClip From 
Con trỏ chuột biến thành hình mũi tên, click chuột vào đối tượng PowerClip 
gốc để sao chép hiệu ứng. 
Khi thao tác thành công, nội dung của đối tượng PowerClip mới giống hệt nội 
dung của đối tượng gốc. Tất nhiên là hình bao của hai đối tượng này thì 
không giống nhau. 

File đính kèm:

  • pdfGiáo trình CorelDRAW - Chương 5 Các hiệu ứng đặc biệt.pdf
Tài liệu liên quan