Giáo trình CorelDRAW - Chương 1: Giới thiệu chung về CorelDRAW

CorelDRAW là một chương trình đồhoạmạnh có nhiều tính năng ưu việt, được sử

dụng rộng rãi trong các lĩnh vực của công nghiệp đồhoạ.

CorelDRAW là một bộphần mềm đồhoạbao gồm các thành phần sau:

CorelDRAW

Corel PHOTO-PAINT

Corel R.A.V.E

Corel CAPTURE

Corel TEXTURE

Corel TRACE

Bạn có thểcài đặt tất cảcác chương trình trong bộphần mềm này hoặc chỉcài

những chương trình có tính năng cần thiết đểtiết kiệm dung lượng đĩa.

Phần này cung cấp các bước cơbản đểthiết lập được môi trường làm việc với

CorelDRAW tuỳtheo các yêu cầu của người sửdụng.

Chú ý: Tất cảcác hướng dẫn cài đặt cũng nhưminh hoạcác chức năng trong suốt

giáo trình này được thực hiện trên CorrelDRAW 12, với các phiên bản khác có thể

có một sốkhác biệt nhỏ.

pdf9 trang | Chuyên mục: CorelDRAW | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 3147 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Giáo trình CorelDRAW - Chương 1: Giới thiệu chung về CorelDRAW, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
vẽ được quản lý qua một cửa sổ file hình vẽ. Làm việc với nhiều File hình vẽ giúp 
bạn có thể tận dụng các hình vẽ của các thiết kế trước hoặc lấy hình từ thư viện kết 
hợp vào thiết kế của mình. Để quản lý tốt quá trình này, bạn phải nắm được cấu 
trúc giao diện của cửa sổ file hình vẽ. 
 II.3. Thanh công cụ (Toolbar) 
Thanh công cụ là một thành phần rất quen thuộc với các chương trình trên hệ 
điều hành Windows. Thanh công cụ cho phép người dùng có thể sử dụng các chức 
năng thường dùng một cách nhanh chóng và trực quan (các nút lệnh trên thanh 
công cụ đều được trình bày dưới dạng biểu tượng dễ nhớ và dễ hiểu) 
CorelDRAW cung cấp nhiều loại thanh công cụ, trong đó có thanh công cụ chuẩn và 
thanh thuộc tính. Thanh công cụ chuẩn bao gồm các chức năng tương tự như các 
ứng dụng khác: Tạo mới, mở file, lưu file, in ấn, cut, copy, paste, undo, redo... 
Nút Chức năng 
 Tạo một bản vẽ mới 
 Mở bản vẽ đã có 
 Lưu bản vẽ ra đĩa cứng 
 In bản vẽ 
 Cắt các đối tượng được chọn tới Clipboard 
 Chép các đối tượng được chọn tới Clipboard 
 Dán các đối tượng từ Clipboard tới bản vẽ hiện thời 
 Undo (nhấn vào phím mũi tên bên phải để Undo nhiều 
thao tác một lần) 
 Redo (nhấn vào phím mũi tên bên phải để Redo nhiều 
thao tác 1 lần) 
 Nhập bản vẽ từ các ứng dụng khác 
 Xuất bản vẽ sang định dạng của các ứng dụng khác 
 Mức độ phóng to, thu nhỏ (zoom) của bản vẽ 
 Khởi động các ứng dụng Corel 
 Truy cập trang Web của cộng đồng sử dụng Corel 
 II.4. Thanh thuộc tính (Property box) 
Thanh thuộc tính (Property box) có nội dung thay đổi theo các trạng thái làm việc 
(có hay không chọn đối tượng, đang sử dụng công cụ gì, đối tượng là vector hay là 
ảnh bitmap...)Vị trí của thanh thuộc tính thường nằm bên dưới thanh công cụ chuẩn 
ở cạnh trên màn hình. 
Thanh thuộc tính là một công cụ rất mạnh phục vụ cho quá trình vẽ thiết kế của 
bạn. hầu hết các chức năng và thuộc tính của các đối tượng đều có thể được 
thiết lập và chỉnh sửa thông qua thanh thuộc tính. Do đó, bạn nên chú ý quan sát 
thanh thuộc tính trong quá trình làm việc để tận dụng được hết khả năng của công 
cụ. 
Khi bạn không chọn đối tượng nào và công cụ đang sử dụng là Pick Tool, thì thanh 
thuộc tính thể hiện các thuộc tính của bản vẽ (Khổ giấy, hướng giấy, đơn vị tính...) 
 II.5. Hộp công cụ (Toolbox) 
Flyout Tên Chức năng 
 Pick Tool Chọn đối tượng 
Shape Edit Dao, tẩy,....các đối tượng chỉnh 
sửa hình 
Zoom Zoom, Hand... phóng to, thu 
nhỏ, thay đổi vùng quan sát 
Curve Các chức năng vẽ, chỉnh sửa 
đường cong 
 Rectangle Vẽ hình chữ nhật 
Ellipse Vẽ hình elip 
Object Vẽ đa giác, hình xoáy ốc, lưới 
Perfect Shape Vẽ các hình cơ bản (mũi tên, sơ 
đồ, chú thích...) 
 Text Viết chữ 
Interactive 
tools 
Các công cụ: blend, contour, 
distortion, envelope, shadow... 
Eyedropper Các công cụ trích màu và tô 
màu 
Outline Các thông số của đường bao 
Fill Các thông số về màu tô 
 II.6. Bảng màu 
 Bảng màu (Color palette) là một thành phần không thể thiếu trog CorelDRAW, 
bảng màu thường nằm cạnh bên phải của màn hình. Ở chế độ này bảng màu không 
thể hiện được tất cả các màu, để duyệt qua tất cả các màu của bảng màu, bạn sử 
dụng hai nút cuộn nằm bên trên và bên dưới bảng màu hoặc click vào nút mở 
rộng bảng màu. 
Các màu trên bảng màu được bố trí trên các ô vuông, để chọn một màu, bạn di 
chuyển con trỏ chuột vào ô đó và click chuột. Trong các ô trên bảng màu có một ô 
đặc biệt gọi là ô không màu để bỏ màu viền hoặc màu nền đã tô của đối tượng. 
 II.7. Sử dụng thành phần cơ bản trong giao diện của CorelDraw 
Với giả thiết rằng người dùng mới bắt đầu làm quen với CorelDRAW, ở phần này 
chúng tôi giới thiệu về các thành phần cơ bản trong giao diện của CorelDRAW và 
cách sử dụng chúng. 
Các thành phần giao diện cơ bản được sử dụng ở nhiều nơi (trong các hộp thoại, 
thanh công cụ, các cửa sổ docker...) nhưng cách sử dụng chúng đều giống nhau 
trong mọi trường hợp. Các thành phần giao diện cơ bản bao gồm: menu, thanh 
công cụ, ô nhập số, ô nhập thả xuống (combo), menu flyout, menu popout, bộ chọn 
màu, các nút tuỳ chọn, nút trạng thái, nút lệnh, Spinner... 
II.7.1.Ô nhập số 
Để vào giá trị cho ô nhập số, sử dụng chuột để đưa con trỏ vào ô nhập soo, sau 
đó nhập giá trị mới vào. Để thao tác nhanh, sử dụng chuột bôi đen vùng dữ liệu thay 
đổi rồi gõ gia strij mới vào. Để xác nhận dữ liệu nhập vào, nếu ô nhập số nằm trên 
hộp thoại, bạn phải click vào nút OK hoặc Apply, nếu ô nhập số nằm trên thanh 
công cụ, phải gõ phím Enter. 
II.7.2. Ô nhập thả xuống (Combo) 
Ô nhập thả xuống là sự kết hợp của ô nhập số bình thường với một danh sách 
kéo xuống khi bạn click chuột vào mũi tên bên cạnh ô nhập. Như vậy, với ô nhập 
thả xuống, bạn có thể nhập dữ liệu bằng hai cách: 
Cách 1: nhập bình thường, giống như với ô nhập số thường 
Cách 2: Click chuột vào nút mũi tên, sau đó chọn một giá trị trong danh sách thả 
xuống. 
II.7.3. Menu flyout 
Trên các thanh công cụ hoặc cửa sổ docker, bạn thường gặp các phím hình mũi 
tên hoặc tam giác. Khi click chuột vào vị trí mũi tên hoặc tam giác đó thì có một 
menu hiện ra gọi là menu flyout (xổ ngang). Menu flyout thường chứa các lệnh trên 
cửa sổ docker và được sử dụng giống như các menu thường. 
Interactive fill Công cụ tô màu trực quan 
Trên hộp công cụ bạn còn thường gặp các nút dạng biểu tượng nhưng lại có một 
hình tam giác nhỏ bên góc phải dưới, khi click chuột vào hình tam giác (hoặc giữ 
chuột khoảng 1 giây trên nút), ta sẽ thấy một menu xổ ngang (fylout) xổ ra với các 
công cụ khác thuộc cùng nhóm công cụ. Khi bạn chọn một công cụ trên danh sách 
này thì biểu tượng của công cụ đó được thay vào nút biểu tượng trên toolbox. Ở lần 
sau, nếu muốn sử dụng công cụ này bạn chỉ cần nhấn vào nút biểu tượng trên hộp 
công cụ mà không cần phải bật menu flyout ra nữa. 
II.7.4. Bộ chọn màu 
Tại rất nhiều hộp thoại hoặc cửa sổ docker hay trên thanh công cụ, bạn phải đưa 
ra xác lập về màu. CorelDRAW đã chuẩn hoá công cụ chọn màu để bạn dễ sử 
dụng. Bộ chọn màu điển hình gồm một ô hình chữ nhật thể hiện giá trị màu đang 
được chọn và một ô mũi tên nằm bên phải. 
Để chọn màu bạn click chuột vào ô mũi tên, một bảng màu gồm các ô màu được 
thả xuống cho phép bạn chọn màu thích hợp, ngoài ra có thể nhấn nút Other để 
chọn các màu khác không có trong bảng màu. 
II.7.5. Nút tuỳ chọn 
Các tuỳ chọn (Check box) và nhóm nút lựa chọn (radio button) là các thành phần 
giao diện chuẩn của Windows. Các tuỳ chọn có thể là bật þ hoặc tắt ¨. Đối với nhóm 
nút lựa chọn ¤¡, chỉ có một điều kiện trong một nhóm các điều kiện được chọn. 
II.7.6. Nút trạng thái 
Nút trạng thái về hoạt động giống với nút tuỳ chọn nhưng lại có dạng là các biểu 
tượng gợi nhớ. Nút có hai trạng thái: Bật và Tắt. Mỗi lần click chuột vào biểu tượng, 
nút sẽ chuyển trạng thái từ Bật sang Tắt hoặc ngược lại. 
II.7.7. Nút lệnh 
Nút lệnh (command button) cũng là một thành phần giao diện chuẩn của 
Windows. Trên nút thường có một nhãn liên quan đến chức năng của nút, khi người 
dùng click chuột vào nút thì chức năng được ghi trên nhãn sẽ được thực thi. 
II.7.8. Spinner 
Spinner là sự kết hợp của một ô nhập số thường với hai nút tăng và giảm giá trị 
nằm bên phải. Bạn có thể nhập trực tiếp dữ liệu vào ô nhập số hoặc dùng hai nút 
mũi tên để tăng, giảm giá trị trong ô nhập số. Dưới đây là các cách sử dụng spinner.
Cách sử dụng: 
- Nhập trực tiếp giá trị vào ô 
- Nhấn chuột vào hai mũi tên lên hoặc xuống để tăng hoặc giảm giá trị. 
- Đưa con trỏ chuột vào giữa 2 mũi tên, giữ chuột và kéo lên hoặc xuống để tăng 
hoặc giảm giá trị. 
II.7.9.Thanh trượt 
Thường được sử dụng trong các ô nhập số có khoảng giá trị giới hạn (như phần 
trăm từ 0% đến 100%). Thanh trượt là sự kết hợp của ô nhập số thường với thanh 
slide (trượt) cho phép bạn nhập số liệu một cách dễ dàng và trực quan. 
Bạn có thể sử dụng thanh trượt theo 2 cách: 
Cách 1: nhập số liệu trực tiếp như với ô nhập số bình thường. 
Cách 2: click chuột vào ô trượt bên phải ô nhập số, một thanh trượt hiện ra bên 
dưới ô nhập số. Bạn click chuột vào con chạy và kéo chuột để xác định giá trị của ô 
nhập số (giá trị này được hiển thị tức thời khi con chạy di chuyển). 
II.7.10. Menu Popup 
Giống như trong hầu hết các ứng dụng của Windows, menu Popup hoạt động 
theo ngữ cảnh là một công cụ mạnh và được sử dụng nhiều do tiết kiệm được thời 
gian. Tại bất cứ nơi nào, khi bạn click phải chuột, một menu popup sẽ bật lên. Ở 
mỗi địa điểm, mỗi trạng thái, menu Popup không giống nhau. Các chức năng trên 
menu Popup thường là các chức năng phụ thuộc vào ngữ cảnh công việc bạn đang 
thực hiện, điều này thực sự hữu ích khi bạn đã thao tác thành thạo và làm tăng 
đáng kể tốc độ thực hiện công việc. 
II.7.11. Cửa sổ docker 
Cửa sổ Docker cho phép bạn truy cập hầu hết các đặc tính của các đối tượng 
trong CorelDRAW. Để bật hoặc tắt các cửa sổ docker, bạn vào menu Windows -
Docker, trên menu sẽ hiện ra danh sách tất cả các cửa sổ Docker của CorelDRAW, 
cửa sổ nào đang mở sẽ có dấu tick bên trái. 
Cửa sổ docker có thể bố trí tại bất kỳ đâu trên màn hình, tuy nhiên bạn nên bố trí 
các cửa sổ này bên phải màn hình, ở trạng thái neo và lồng vào nhau. Để bố trí 
được như vậy, bạn cần phải tìm hiểu các tính chất của cửa sổ docker. 
Cửa sổ docker có hai trạng thái: Trạng thái neo và trạng thái tự do. Để chuyển từ 
trạng thái này sang trạng thái khác, bạn chỉ cần click đúp chuột vào thanh tiêu đề 
của cửa sổ. 
Menu Windows - Dockers liệt kê danh sách các cửa sổ docker. Mặc dù không 
phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng hết các cửa sổ docker này và chỉ cần nhiều 
hơn 1 cửa sổ docker xuất hiện trên màn hình là vùng làm việc bạn đã thu nhỏ đáng 
kể. Do vậy, để tiết kiệm diện tích trên màn hình, bạn nên sử dụng các cửa sổ 
docker lồng nhau. Để lồng một cửa sổ docker (ví dụ cửa sổ A) vào cửa sổ docker 
khác (cửa sổ B), bạn chỉ cần đưa chuột lên thanh tiêu đề của cửa sổ A, nhấn chuột 
sau đó kéo và thả cửa sổ A vào cửa sổ B. 

File đính kèm:

  • pdfGiáo trình CorelDRAW - Chương 1 Giới thiệu chung về CorelDRAW.pdf
Tài liệu liên quan