Giáo trình Cơ ứng dụng - Chương 4: Nội lực trong bài toán thanh - Lê Thanh Phong
1. Định nghĩa.
Biểu đồ nội lực là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của nội lực dọc theo trục thanh. Hoành độ của biểu đồ lấy song song với trục thanh, Tung độ là các giá trị của nội lực tại các mặt cắt ngang tương ứng. Đoạn chịu lực: là đoạn trong đó nội lực được biểu diễn bởi một hàm số duy nhất. Cách chia đoạn chịu lực: Đoạn chịu lực được chia tại những nơi giới hạn của lực, mômen
phân bố, những nơi có lực, mô men tập trung. 2. Vẽ biểu đồ nội lực bằng phương pháp mặt cắt biến thiên.
Thanh có bao nhiêu đoạn chịu lực thì ta tưởng tượng có bấy nhiêu mặt cắt cắt thanh ra làm hai phần. Xét cân bằng của một phần nào đó, dưới tác dụng của các ngoại lực và hệ nội lực do phần còn lại tác dụng, bằng cách đặt thêm các thành phần nội lực tại mặt cắt đó theo chiều qui ước dương. Xác lập biểu thức nội lực trong từng đoạn nhờ vào các phương trình cân bằng tĩnh học, khi ta xét cân bằng phần thanh bị cắt ra theo (4,1) và (4,2). Dựng hệ trục tọa độ. Dựa vào các biểu thức nội lực, vẽ đồ thị biểu diễn mối liên hệ giữa tọa độ dọc theo thanh và nội lực trong từng đoạn thanh tương ứng. Đó chính là các biểu đồ nội lực cần tìm.
File đính kèm:
- giao_trinh_co_ung_dung_chuong_4_noi_luc_trong_bai_toan_thanh.pdf