Giáo trình Cơ ứng dụng - Chương 1+2 - Lê Thanh Phong
6. Tiền đề 6, (Tiên để giải phóng liên kết).
a- Vật tự do và vật chịu liên kết. i-Vật tự do. Vật thực hiện được mọi di chuyển vô cùng bé bất kỳ từ vị trí khảo sát sang
những vị trí lân cận. (3 tịnh tiến, 3 quay đối với 3 trục của hệ quy chiếu Descartes: 6
bậc tự do). ii- Vật chịu liên kết. Vật có một hoặc nhiều di chuyển bị cản trở (Số bậc tự do < 6). Vật
chịu liên kết thường được chọn làm vật khảo sát. iii- Vật gây liên kết. Vật gây ra điều kiện cản trở, hạn chế di chuyển của các vật khảo
sát. iy- Phản lực liên kết. Tác dụng của những vật gây liên kết lên vật khảo sát tương đương
với tác dụng của lực và được gọi là phản lực liên kết, Phản lực liên kết có các yếu tố sau:
• Điểm đặt tại chổ liên kết (vị trí tiếp xúc giữa 2 vật liên kết).
•Có cùng phương ngược chiều với chuyển động bị cản trở.
• Có cường độ phụ thuộc vào các lực chủ động tác dụng lên vật khảo sát, b-Tiên để giải phóng liên kết. Vật chịu lên kết có thể xem là vật tự do nếu thay các liên kết với vật bằng các phản lực liên kết tương ứng. c- Các liên kết và phản lực liên kết thông dụng. Các liên kết thực rất đa dạng và có tính chất khác nhau, để đơn giản tính toán, trên sơ đồ tính của kết cấu người ta thường sử dụng các liên kết lý tưởng. Các liên kết dưới đây ngăn cản hoàn toàn chuyển động theo phương liên kết nên còn được gọi là các liên kết cứng. - liên kết tựa : Phản lực liên kết vuông góc với tiếp tuyến của mặt tựa (hình 1.6a). Khi
một trong các mặt tiếp xúc nào đó chỉ là một điểm (hình 1.6b) thì phản lực hướng theo pháp tuyến của mặt kia,
File đính kèm:
- giao_trinh_co_ung_dung_chuong_12_le_thanh_phong.pdf
- BIA.pdf
- MUCLUC.pdf