Giáo trình C++ - Bài 1.2: Các biến, kiểu và hằng số

Một tên (indentifiers) hợp lệ là một chuỗi gồm các chữ cái, chữ số hoặc kí tự gạch dưới. Chiều dài của một tên là không giới hạn.

Kí tự trống, các kí tự đánh dấu đều không thể có mặt trong một tên. Chỉ có chữ cái, chữ số và kí tự gạch dưới là được cho phép. Thêm vào đó, một tên biến luôn phải bắt đầu bằng một chữ cái. Chúng cũng có thể bắt đầu bằng kí tự gạch dưới ( _ ) nhưng kí tự này thường được dành cho các liên kết bên ngoài (external link). Không bao giờ chúng bắt đầu bằng một chữ số.

Một luật nữa mà bạn phải quan tâm đến khi tạo ra các tên của riêng mình là chúng không được trùng với bất kì từ khoá nào của ngôn ngữ hay của trình dịch, ví dụ các tên sau đây luôn luôn được coi là từ khoá theo chuẩn ANSI-C++ và do vậy chúng không thể được dùng để đặt tên

asm, car, bool, break, marry, catch, to char, class, const, const_cast, continue, default, delete, do, double, dynamic_cast, else, enum, explicit, extern, false, float, for, friend, goto, if, inline, int, long, mutable, namespace, new, operator, private, protected, public, to register, reinterpret_cast, return, short, signed, sizeof, static, static_cast, struct, switch, template, this, throw, true, try, typedef, typeid, typename, union, unsigned, using, virtual, void, volatile, wchar_t

 

doc8 trang | Chuyên mục: C/C++ | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1792 | Lượt tải: 4download
Tóm tắt nội dung Giáo trình C++ - Bài 1.2: Các biến, kiểu và hằng số, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ừ được dành riêng trong một số trường hợp. and, and_eq, bitand, bitor, compl, not, not_eq, or, or_eq, xor, xor_eq Trình dịch của bạn có thể thêm một từ dành riêng đặc trưng khác. Ví dụ, rất nhiều trình dịch 16 bit (như các trình dịch cho DOS) còn có thể các từ khoá far, huge và near. Chú ý: Ngôn ngữ C++ là "case sensitive" có nghĩa là phân biệt chữ hoa chữ thường. Do vậy biến RESULT khác với result cũng như Result.
Các kiểu dữ liệu
Khi lập trình, chúng ta lưu trữ các biến trong bộ nhớ của máy tính nhưng máy tính phải biết chúng ta muốn lưu trữ gì trong chúng vì các kiểu dữ liệu khác nhau sẽ cần lượng bộ nhớ khác nhau. Bộ nhớ của máy tính chúng ta được tổ chức thành các byte. Một byte là lượng bộ nhớ nhỏ nhất mà chúng ta có thể quản lí. Một byte có thể dùng để lưu trữ một loại dữ liệu nhỏ như là kiểu số nguyên từ 0 đến 255 hay một kí tự. Nhưng máy tính có thể xử lý các kiểu dữ liệu phức tạp hơn bằng cách gộp nhiều byte lại với nhau, như số nguyên dài hay số thập phân. Tiếp theo bạn sẽ có một danh sách các kiểu dữ liệu cơ bản trong C++ cũng như miền giá trị mà chúng có thể biểu diễn
Tên 
Số byte
Mô tả
Miền giá trị
char
1
Kí tự hay kiểu số nguyên 8-bit
có dấu: -128 to 127không dấu: 0 to 255
short
2
kiểu số nguyên 16-bit
có dấu: -32763 to 32762không dấu: 0 to 65535
long
4
kiểu số nguyên 32-bit
có dấu:-2147483648 to 2147483647không dấu: 0 to 4294967295
int
*
Số nguyên. Độ dài của nó phụ thuộc vào hệ thống, như trong MS-DOS nó là 16-bit, trên Windows 9x/2000/NT là 32 bit...
Xem short, long
float
4
Dạng dấu phẩy động
3.4e + / - 38 (7 digits)
double
8
Dạng dấu phẩy động với độ chính xác gấp đôi
1.7e + / - 308 (15 digits)
long double
10
Dạng dấu phẩy động với độ chính xác hơn nữa
1.2e + / - 4932 (19 digits)
bool
1
Giá trị logic. Nó mới được thêm vào chuẩn ANSI-C++. Bởi vậy không phải tất cả các trình dịch đều hỗ trợ nó.
true hoặc false
Ngoài các kiểu dữ liệu cơ bản nói trên còn tồn tại các con trỏ và các tham số không kiểu (void) mà chúng ta sẽ xem xét sau.
Khai báo một biếnĐể có thể sử dụng một biến trong C++, đầu tiên chúng ta phải khai báo nó, ghi rõ nó là kiểu dữ liệu nào. Chúng ta chỉ cần viết tên kiểu (như int, short, float...) tiếp theo sau đó là một tên biến hợp lệ. Ví dụ int a;float mynumber;Dòng đầu tiên khai báo một biến kiểu int với tên là a. Dòng thứ hai khai báo một biến kiểu float với tên mynumber. Sau khi được khai báo, các biến trên có thể được dùng trong phạm vi của chúng trong chương trình. Nếu bạn muốn khai báo một vài biến có cùng một kiểu và bạn muốn tiết kiệm công sức viết bạn có thể khai báo chúng trên một dòng, ngăn cách các tên bằng dấu phẩy. Ví dụint a, b, c; khai báo ba biến kiểu int (a,b và c) và hoàn toàn tương đương với : int a;int b;int c;Các kiểu số nguyên (char, short, long and int) có thể là số có dấu hay không dấu tuỳ theo miền giá trị mà chúng ta cần biểu diễn. Vì vậy khi xác định một kiểu số nguyên chúng ta đặt từ khoá signed hoặc unsigned  trước tên kiểu dữ liệu. Ví dụ:  unsigned short NumberOfSons;signed int MyAccountBalance;Nếu ta không chỉ rõ signed or unsigned nó sẽ được coi là có dấu, vì vậy trong khai báo thứ hai chúng ta có thể viết :int MyAccountBalance cũng hoàn toàn tương đương với dòng khai báo ở trên. Trong thực tế, rất ít khi người ta dùng đến từ khoá signed. Ngoại lệ duy nhất của luật này kiểu char. Trong chuẩn ANSI-C++ nó là kiểu dữ liệu khác với signed char và unsigned char. Để có thể thấy rõ hơn việc khai báo trong chương trình, chúng ta sẽ xem xét một đoạn mã C++ ví dụ như sau: 
// operating with variables #include int main (){ // declaring variables: int a, b; int result; // process: a = 5; b = 2; a = a + 1; result = a - b; // print out the result: cout << result; // terminate the program: return 0;}
4
Đừng lo lắng nếu như việc khai báo có vẻ hơi lạ lùng với bạn. Bạn sẽ thấy phần chi tiết còn lại trong phần tiếp theo 
Khởi tạo các biếnKhi khai báo một biến, giá trị của nó mặc nhiên là không xác định. Nhưng có thể bạn sẽ muốn nó mang một giá trị xác định khi được khai báo. Để làm điều đó, bạn chỉ cần viết dấu bằng và giá trị bạn muốn biến đó sẽ mang: type identifier = initial_value ; Ví dụ, nếu chúng ta muốn khai báo một biến int là a chứa giá trị 0 ngay từ khi khởi tạo, chúng ta sẽ viết : int a = 0; Bổ xung vào cách khởi tạo kiểu C này, C++ còn có thêm một cách mới để khởi tạo biến bằng cách bọc một cặp ngoặc đơn sau giá trị khởi tạo. Ví dụ : int a (0);Cả hai cách đều hợp lệ trong C++. 
Phạm vi hoạt động của các biếnTất cả các biến mà chúng ta sẽ sử dụng đều phải được khai báo trước. Một điểm khác biết giữa Cvà C++ là trong C++ chúng ta có thể khai báo biến ở bất kì nơi nào trong chương trình, thậm chí là ngay ở giữa các lệnh thực hiện chứ không chỉ là ở đầu khối lệnh như ở trong C. Mặc dù vậy chúng ta vẫn nên theo cách của ngôn ngữ C khi khai báo các biến bởi vì nó sẽ rất hữu dụng khi cần sửa chữa một chương trình có tất cả các phần khai báo được gộp lại với nhau. Bởi vậy, cách thông dụng nhất để khai báo biến là đặt nó trong phần bắt đầu của mỗi hàm (biến cục bộ) hay trực tiếp trong thân chương trình, ngoài tất cả các hàm (biến toàn cục).
Global variables (biến toàn cục) có thể được sử dụng ở bất kì đâu trong chương trình, ngay sau khi nó được khai báo. Tầm hoạt động của local variables (biến cục bộ) bị giới hạn trong phần mã mà nó được khai báo. Nếu chúng được khai báo ở đầu một hàm (như hàm main), tầm hoạt động sẽ là toàn bộ hàm main. Điều đó có nghĩa là trong ví dụ trên, các biến được khai báo trong hàm main() chỉ có thể được dùng trong hàm đó, không được dùng ở bất kì đâu khác.  Thêm vào các biến toàn cục và cục bộ, còn có các biến ngoài (external). Các biến này không những được dùng trong một file mã nguồn mà còn trong tất cả các file được liên kết trong chương trình. Trong C++ tầm hoạt động của một biến chính là khối lệnh mà nó được khai báo (một khối lệnh là một tập hợp các lệnh được gộp lại trong một bằng các ngoặc nhọn { } ). Nếu nó được khai báo trong một hàm tầm hoạt động sẽ là hàm đó, còn nếu được khai báo trong vòng lặp thì tầm hoạt động sẽ chỉ là vòng lặp đó....
Các hằng sốMột hằng số là bất kì một biểu thức nào mang một giá trị cố định, như: Các số nguyên1776707-273chúng là các hằng mang giá trị số. Chú ý rằng khi biểu diễn một hằng kiểu số chúng ta không cần viết dấu ngoặc kép hay bất kì dấu hiệu nào khác. Thêm  vào những số ở hệ cơ số 10 ( cái mà tất cả chúng ta đều đã biết) C++ còn cho phép sử dụng các hằng số cơ số 8 và 16. Để biểu diễn một số hệ cơ số 8 chúng ta đặt trước nó kí tự 0, để biễu diễn số ở hệ cơ số 16 chúng ta đặt trước nó hai kí tự 0x. Ví dụ:75        // Cơ số 100113      // cơ số 80x4b      // cơ số 16Các số thập phân (dạng dấu phẩy động)Chúng biểu diễn các số với phần thập phân và/hoặc số mũ. Chúng có thể bao gồm phần thập phân, kí tự e (biểu diễn 10 mũ...). 3.14159   // 3.141596.02e23   // 6.02 x 10231.6e-19   // 1.6 x 10-193.0       // 3.0Kí tự và xâu kí tựTrong C++ còn tồn tại các hằng không phải kiểu số như: z p "Hello world""How do you do?" Hai biểu thức đầu tiên biểu diễn các kí tự đơn, các kí tự được đặt trong dấu nháy đơn ( ), hai biểu thức tiếp theo biểu thức các xâu kí tự được đặt trong dấu nháy kép ("). Khi viết các kí tự đơn hay các xâu kí tự cần phải đặ chúng trong các dấu nháy để phân biệt với các tên biến hay các từ khoá. Chú ý:  xx x trỏ đến biến x  trong khi x là kí tự hằng x . Các kí tự đơn và các xâu kí tự có một tính chất riêng biệt là các mã điều khiển. Chúng là những kí tự đặc biệt mà không thể được viết ở bất kì đâu khác trong chương trình như là mã xuống dòng (\n) hay tab (\t). Tất cả đều bắt đầu bằng dấu xổ ngược  (\). Sau đây là danh sách các mã điều khiển đó:
\n
xuống dòng 
\r
lùi về đầu dòng 
\t
kí tự tab
\v
căn thẳng theo chiều dọc 
\b
backspace 
\f
sang trang
\a
Kêu bíp 
\ 
dấu nháy đơn 
\"
dấu nháy kép 
\
dấu hỏi 
\\
kí tự xổ ngược 
Ví dụ: \n \t "Left \t Right""one\ntwo\nthree" Thêm vào đó, để biểu diễn một mã ASCII bạn cần sử dụng kí tự xổ ngược (\) tiếp theo đó là mã ASCII viết trong hệ cơ số 8 hay cơ số 16. Trong trường hợp đầu mã ASCII được viết ngay sau dấu sổ ngược, trong trường hợp thứ hai, để sử dụng số trong hệ cơ số 16 bạn cần viết kí tự x trước số đó (ví dụ \x20 hay \x4A).Các hằng chuỗi kí tự có thể được viết trên nhiều dòng nếu mỗi dòng được kết thúc bằng một dấu sổ ngược (\): "string expressed in \two lines"Bạn có thể nối một vài hằng xâu kí tự ngăn cách bằng một hay vài dấu trống, kí tự tab, xuống dòng hay bất kì kí tự trống nào khác. "we form" "a unique" "string" "of characters"
Định nghĩa các hằng (#define)Bạn có thể định nghĩa các hằng với tên mà bạn muốn để có thể sử dụng thường xuyên mà không mất tài nguyên cho các biến bằng cách sử dụng chỉ thị #define. Đây là dạng của nó: #define identifier valueVí dụ: #define PI 3.14159265#define NEWLINE \n #define WIDTH 100chúng định nghĩa ba hằng số mới. Sau khi khai báo bạn có thể sử dụng chúng như bất kì các hằng số nào khác, ví dụ circle = 2 * PI * r;cout << NEWLINE;Trong thực tế việc duy nhất mà trình dịch làm khi nó tìm thấy một chỉ thị #define là thay thế các tên hằng tại bất kì chỗ nào chúng xuất hiện (như trong ví dụ trước, PI, NEWLINE hay WIDTH) bằng giá trị mà chúng được định nghĩa. Vì vậy các hằng số #define được coi là các hằng số macro Chỉ thị #define không phải là một lệnh thực thi, nó là chỉ thị tiền xử lý (preprocessor), đó là lý do trình dịch coi cả dòng là một chỉ thị và dòng đó không cần kết thúc bằng dấu chấm phẩy. Nếu bạn thêm dấu chấm phẩy vào cuối dòng, nó sẽ được coi là một phần của giá trị định nghĩa hằng. 
Khai báo các hằng (const)Với tiền tố const bạn có thể khai báo các hằng với một kiểu xác định như là bạn làm với một biếnconst int width = 100;const to char tab = \t ;const zip = 12440; Trong trường hợp kiểu không được chỉ rõ (như trong ví dụ cuối) trình dịch sẽ coi nó là kiểu int.

File đính kèm:

  • docGiáo trình C++ - Bài 1.2 Các biến, kiểu và hằng số.doc
Tài liệu liên quan