Giáo trình Bóng bàn (Phần 2)

I. MỐI QUAN HỆ GIỮA CHIẾN THUẬT VỚI KỸ THUẬT TRONG BÓNG BÀN

Nói chung chiến thuật bóng bàn thường được cấu thành từ hai loại hình kỹ thuật đơn

trở lên kết hợp với nhau. Trong tình huống đặc biệt thì 1 loại kỹ thuật cũng có thể cấu

thành chiến thuật. Do vậy kỹ thuật bóng bàn là nền tảng của chiến thuật bóng bàn. Chỉ có

tập luyện các loại hình kỹ thuật cơ bản một cách thành thạo mới có thể vận dụng được

theo ý muốn các loại chiến thuật trong thi đấu đòi hỏi. Có chiến thuật tiên tiến và thoả

đáng sẽ thúc đẩy được việc phát huy sở trường kỹ thuật của bản thân tốt hơn, từ đó phát

huy trình độ cao hơn trong thi đấu.

Các cách đánh khác nhau có các chiến thuật khác nhau. Ví dụ như chiến thuật của cách

đánh loại hình tấn công nhanh lấy việc phát huy đầy đủ sự dũng mãnh và tốc độ nhanh

trong tấn công nhanh gần bàn, linh hoạt biến hóa nhiều làm chính. Còn sử dụng chiến

thuật đối với cách đánh giật líp vồng thì lại lấy việc phát huy tấn công chủ động của bóng

giật vồng, xoáy lên mạnh mẽ, đồng thời kết hợp với đập vụt mạnh làm chính; Chiến thuật

của cách đánh kết hợp cắt bóng, tấn công lấy việc phát huy biến hoá độ xoáy cắt bóng và

đập vụt mạnh tốc độ nhanh làm chính v.v. Vì vậy để làm cho chiến thuật có thể phát huy

tốt hơn sở trường kỹ thuật của các loại hình cách đánh khác nhau nên sử dụng các kỹ

thuật thích hợp khác nhau để tổ hợp thành chiến thuật thích hợp với cách đánh của mình.

 

pdf57 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 354 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Bóng bàn (Phần 2), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ần) 
Bảng 5: Kết quả kiểm tra các vận động viên CHLB Nga – Việt Nam 
Tuổi 
8 - 10 
Nam Nữ 
TT TEST 
Nga Việt Nam Nga Việt Nam 
1 Chạy 30m (s) 5,2 – 5,8 6,2 – 6,6 5,4 –5,9 6,6 –7,0 
 Bật xa tại chỗ (cm) 160-178 123-143 145-160 122-136 
Tuổi TT TEST 
11 – 12 
 134 
Nam Nữ 
Nga Việt Nam Nga Việt Nam 
1 Chạy 30m (s) 5,1-5,4 5,8-6,2 5,3-5,6 6,3-6,8 
2 Chạy 60m (s) 9,8-10,2 11,4-11,6 10-10,5 11,8-12,2 
3 Bật nghiêng qua ghế thể 
dục 60’ 1 lần 70-82 70-80 64-75 60-65 
Bảng 6: Kết quả kiểm tra thể lực vận động viên Việt Nam 
Tuổi 
13 14 15 TT TEST 
Nam Nữ Nam Nữ Nam Nữ 
1 Chạy 30m (s) 5,5-5,8 6-6,3 5-5,5 5,5-6 4,8-5,2 5-5,5 
2 Chạy 60m (s) 11,2-11,4 11,5-11,8 11-11,2 11,4-11,5 10,8-11 11-11,2 
3 Nhảy 7 bước 1 
chân (m) 
10-11 9-10 12-13 11-12 14-15 12-13 
4 Bật nhảy qua 
ghế thể dục (1’- 
lần) 
70-80 60-65 80-90 65-70 90-100 70-80 
5 Lăng tay tạ ante 
thuận tay (1’ - 
lần) 
70-80 65-75 80-90 75-85 90-100 85-95 
6 Nhảy dây 1’ 
(lần) 
110-120 110-120 110-140 130-140 150-160 150-160 
7 Nằm ngửa gập 
bụng 1’ (lần) 
16-20 14-18 20-25 18-22 25-30 22-25 
8 Chạy 400m (s) 2-2,10 2,15-2,25 1,40-1,50 2,05-2,10 
9 Chạy 800m (s) 4-4,30 
10 Chạy 1500m (s) 6,10-6,30 
Trên đây chúng tôi giới thiệu những kết quả nghiên cứu ở các vận động viên xuất sắc 
của Quân đội và Hà Nội để các bạn tham khảo trong quá trình huấn luyện và tuyển chọn. 
IV.5. Nghiên cứu về tâm lí trong tuyển chọn 
Về trạng thái, tâm lí của vận động viên có thể xem xét các kết quả nghiên cứu hệ thần 
kinh trung ương, cơ quan phân tích vận động, các thử nghiệm đánh giá chức năng tâm lí như 
chú ý, trí nhớ. Có thể kiểm tra trong trạng thái yên tĩnh hoặc khi thực hiện các nhiệm vụ 
phức tạp. 
Chúng tôi giới thiệu một số phương pháp nghiên cứu về tâm lí như sau : 
a. Phép đo phản xạ 
- Phản xạ đơn giản. Dùng máy đo phản xạ để xác định tốc độ phản ứng của vận động 
viên, phản xạ của người thường 0,17” – 0,30”. Vận động viên bóng bàn cấp cao Việt Nam 
0,13” – 0,15”. Vận động viên trẻ 0,16”. 
- Phản xạ lựa chọn. Dùng máy đo khả năng phán đoán. Vận động viên sai số từ 0,15 – 
0,20 (theo thang điểm). Vận động viên cấp cao sai số 0,10 – 0,12. 
- Phản xạ phức tạp. Dùng tín hiệu đèn màu (xanh, đỏ, tím ) qui định màu để đo phản 
xạ, hoặc cho các bài tập để đo phản ứng vận động. 
b. Nghiên cứu sự chú ý 
Khối lượng sức chú ý được xác định bởi các bảng (chữ, số). 
Ví dụ : Trong một bảng ghi tổ hợp các chữ cái, sau đó qui định xoá các chữ (A, B, chẳng 
hạn) tính thời gian xong công việc, lấy số trung bình. 
Hoặc có một bảng chữ số (từ 1 . 100) tìm ra bao nhiêu số 8 chẳng hạn, tính thời gian. 
c. Nghiên cứu trí nhớ 
 135
Để kiểm tra trí nhớ có thể đọc (chỉ) cho vận động viên nghe những từ hoặc số, được sắp 
xếp ngẫu nhiên. Trong mỗi lần thử thay đổi kí hiệu. Sau đó yêu cầu vận động viên gọi 
đúng – đánh giá trí nhớ. 
d. Đánh giá thần kinh cơ 
Xác định tần số chuyển động tối đa của bàn tay phản ánh chức năng khu vực vận động 
và sức mạnh hệ thần kinh. 
Để tiến hành thử nghiệm cần có bút chì, đồng hồ bấm giây, một tờ giấy kích thước 20 x 
20cm, chia 4 phần bằng nhau thử nghiệm 40”. Mỗi lần 10” vào 1 ô. Sau 10” nhắc lại khẩu 
lệnh làm tiếp, xem được bao nhiêu dấu chấm. 
e. Nghiên cứu cơ quan phân tích vận động 
Để đo cảm giác vận động dùng lực kế bóp : đầu tiên xác định mức tối đa, sau đó vừa 
kiểm tra vừa bóp lực kế 3-4 lần với mức 50% sức tối đa. Tiếp sau mức cố gắng lập lại 6 lần 
(giữa các lần bóp nghỉ 30”). Tất cả các kết quả ghi lại. Bài thử nghiệm này giúp cho chọn 
sự gắng sức cần thiết của bắp thịt và giúp cho con người xác định được áp lực và khối lượng 
của các đồ vật (cảm giác vận động). 
V. DI TRUYỀN TRONG TUYỂN CHỌN VẬN ĐỘNG VIÊN 
Ngày nay khi nghiên cúu tuyển chọn vận động viên, ngoài các yếu tố nói trên, người ta 
còn quan tâm đến vấn đề di truyền trong tuyển chọn. 
Các công trình nghiên cứu của Gedda (Ý) và Gvebe (Đức) đã tìm hiểu 220 vận động viên 
vô địch thế giới, Châu Âu trong số 53 gia đình (gia phả của họ). Các tác giả đều kết luận : 
những khả năng về hoạt động thể thao phụ thuộc khá lớn vào những yếu tố di truyền, chịu 
sự tác động của nhiều gen độc lập với nhau và được truyền lại bằng con đường ưu thế tính 
trội. 
Mối quan hệ giữa yếu tố di truyền và môi trường đối với cơ thể. 
Di truyền trong tuyển chọn được các tác giả nghiên cứu, có hai khuynh hướng đánh giá 
sự tác động của các yếu tố di truyền và môi trường đối với cơ thể. 
- Khuynh hướng thứ nhất cho rằng : mọi người phát triển bình thường đều có cơ hội để 
trở thành vận động viên xuất sắc (Tru-ca-Nin Liên xô). 
Khuynh hướng này đề cao vai trò của giáo dục và huấn luyện. 
Khuynh hướng thứ hai thừa nhận yếu tố di truyền giữ vai trò quan trọng và cho rằng 
giáo dục và huấn luyện đều có những giới hạn của nó. Theo viện sĩ Asta-U-Rốp : Những qui 
luật di truyền được hình thành nghiêm ngặt và rất khách quan, các qui luật ấy chỉ cho 
chúng ta biết rằng giáo dục và huấn luyện không phải là vô hạn của nó. 
Các tác giả đã trình bày mối quan hệ qua lại giữa các yếu tố môi trường và di truyền 
bằng công thức toán học. 
X(t+1) = Xt + ∆x(t + 1) 
- Xt : Là tập hợp các gen mà cơ thể các con nhận được từ cha mẹ (cơ sở của di truyền là 
những thông tin di truyền được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác). 
- X(t+1) : Là tổng những tố chất mà cơ thể có được trong một thời điểm nào đó trong 
quá trình phát triển. 
- ∆x (t+1) : Là gia số của x ở thời điểm (t+1) do tác động của môi trường (giáo dục, huấn 
luyện) gia số ∆ có thể bằng 0, 1, 2, 3,  nhưng không phải là vô hạn mà có giới hạn xác 
định của nó. 
Nói chung bất kì tính chất nào của cơ thể đều tuỳ thuộc vào cả yếu tố môi trường và di 
 136 
truyền. Môi trường xung quanh không thuận lợi sẽ kìm hãm khả năng di truyền tiềm tàng 
và dẫn đến không phát triển đầy đủ và ngược lại. 
Do đó, một tập thể hội đồng huấn luyện (huấn luyện viên bác sĩ) dù tài ba đến đâu cũng 
chỉ nâng thành tích của vận động viên đến giới hạn tối đa của từng người, chứ không tạo 
ra một nhà vô địch. Nếu như cấu trúc di truyền của người ấy không đáp ứng được điều kiện 
mà hoạt động thể thao đòi hỏi. 
V.1. Vận dụng các kết quả nghiên cứu trong tuyển chọn 
Ngày nay người ta cho rằng khả năng vận động của con người được định trước tương đối 
nghiêm ngặt của di truyền. Ngay từ lúc mới sinh, trẻ em đã thể hiện mức độ khác nhau 
trong hoạt động vận động khá rõ. Nhưng những yếu tố di truyền qui định những khả năng 
phát triển vẫn còn dưới dạng tiềm ẩn và chỉ biến thành những yếu tố phát triển khi cơ thể 
liên hệ trực tiếp với môi trường. 
Vậy những đặc trưng nào về khả năng vận động của trẻ em có tính ổn định để định 
hướng và tuyển chọn. 
Dưới đây là kết quả nghiên cứu của các chuyên gia tuyển chọn thế giới đã công bố: 
- Các chỉ tiêu hình thái ảnh hưởng di truyền (%): 
+ Chiều cao, dài tay, dài chân 85 – 90% 
+ Khối lượng cơ thể 70 – 85% 
+ Vòng (đùi, cánh tay, cẳng tay) 55 – 60% 
- Các chỉ tiêu sinh lí vận động : 
 Yếu tố di truyền Yếu tố môi trường 
+ Hấp thụ ôxy tối đa (VO2 max) 76,9% 23,1% 
+Nhịp tim tĩnh (tần số mạch) 62,7% 37,3% 
+Phản xạ vận động 
Đơn giản 84,2% 15,8% 
Phức tạp 80,7% 19,3% 
- Lực cơ : 
+ Lực lưng 64,3% 35,7% 
+Lực tay phải 61,4% 38,6% 
+ Lực tay trái 59,2% 40,8% 
+ Bật cao 79,4% 20,6% 
+ Chạy 30m 77,1% 22,9% 
+ Bật xa tại chỗ có đà 76,1% 23,9% 
Qua các chỉ số ở trên cho thấy : những kích thước về chiều cao và dài cơ thể chịu ảnh 
hưởng của yếu tố di truyền nhiều hơn cả. Chức năng hệ tim mạch, lực cơ tương đối và thời 
kì tiềm tàng của phản xạ vận động cũng do yếu tố di truyền chi phối. 
Số lượng sợi cơ nhanh, có màu trắng và sợi cơ chậm có màu đỏ chiếm tỷ lệ tương đối ổn 
định đối với từng cá thể cũng do di truyền qui định trước. Sợi cơ trắng tham gia vào các 
động tác nhanh như: chạy ngắn, động tác nỗ lực bột phát và tất cả các động tác có tốc độ 
nhanh. Sợi cơ màu đỏ co chậm hơn so với sợi cơ trắng, nhưng có sức bền lớn hơn, nên có 
khả năng tham gia hoạt động cự ly dài. Để kiểm tra lượng sợi cơ trắng nhiều, có thể dùng 
test bật cao tại chỗ vì người có lượng sợi cơ trắng nhiều bật cao hơn. Đối với vận động viên 
bóng bàn có thể dùng test này. 
Trên đây là những lí luận và các quan điểm cơ bản của di truyền trong tuyển chọn vận 
động viên sẽ giúp cho chúng ta thực hành trong công tác tuyển chọn vận động viên của 
mình. Theo quan điểm di truyền, tài năng thể thao là một hiện tượng tương đối hiếm, cũng 
 137
như bất cứ tài năng nào khác không thể gặp thường xuyên được. Di truyền học trong thể 
thao còn non trẻ, sự vận dụng của nó thực tiễn chưa nhiều. Để khắc phục phải xây dựng 
mô hình những vận động viên xuất sắc để làm cơ sở khoa học cho việc định hướng và 
tuyển chọn thể thao. 

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bong_ban_phan_2.pdf
Tài liệu liên quan