Giáo trình Bệnh nhiễm - Bệnh cúm - Đỗ Cao Vân Anh

Mục tiêu học tập:

1. Nêu được những đặc điểm miễn dịch học của virus cúm.

2. Nêu được những đặc điểm dịch tễ học của bệnh cúm

3. Nêu được cơ chế dự đoán dịch cm.

4. Trình bày được triệu chứng lâm sàng, xét nghiệm chẩn đoán.

5. Nêu được cách phòng ngừa bệnh cúm cho cá nhân và cộng đồng.

pdf19 trang | Chuyên mục: Mắt | Chia sẻ: tuando | Lượt xem: 345 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giáo trình Bệnh nhiễm - Bệnh cúm - Đỗ Cao Vân Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
h phẩm phết họng, nước rửa vùng mũi - hầu 
hoặc đàm. Virus thường mọc trong môi trường nuôi cấy virus dùng tế 
bào thận chó hoặc trong khoang nước ối của phôi gà khoảng 48 – 72 giờ 
sau khi tiêm vào. 
b. Các kỹ thuật miễn dịch hoặc các kỹ thuật sinh học phân tử (ví dụ: 
Polymerase chain reaction – PCR) phát hiện kháng nguyên của virus có 
thể cho kết quả nhanh hơn. 
c. Định chủng của influenza virus (A / B) bằng kỹ thuật miễn dịch huỳnh 
quang, HAI hoặc kỹ thuật PCR. 
d. Định á chủng hemagglutinin của influenza A virus (H1, H2, hoặc H3) 
bằng kỹ thuật HAI với kháng huyết thanh chuyên biệt với á chủng hoặc 
kỹ thuật PCR.. 
2. Huyết thanh chẩn đoán 
So sánh hiệu giá huyết thanh chẩn đoán trong giai đoạn cấp của bệnh và ngày 
10 – ngày 14 sau khi khởi phát. 
Xét nghiệm HAI hoặc CF hoặc ELISA cho kết quả hiệu giá kháng thể trong 
huyết thanh tăng  4 lần gợi ý khả năng nhiễm virus cúm. 
3. Các xét nghiệm khác 
Những xét nghiệm này không có giá trị xác định chẩn đoán nhiễm influenza 
virus. 
 Bạch cầu máu: có thể có những giá trị khác nhau, thường là giảm trong giai 
đoạn đầu của bệnh rồi sau đó có giá trị gần như bình thường hoặc hơi tăng. 
Bạch cầu máu tăng trên 15.000/mm3 gợi ý khả năng bội nhiễm vi trùng. Giảm 
bạch cầu máu trầm trọng đã được mô tả trong những trường hợp nhiễm virus 
hoặc nhiễm vi trùng lan tràn. 
 Nước tiểu: có ít albumine trong khi sốt cao. 
X CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT 
Nếu chỉ căn cứ vào lâm sàng thì khó có thể chẩn đoán phân biệt từng trường 
hợp riêng biệt của bệnh cúm với những bệnh lý hô hấp do các tác nhân virus 
khác hoặc do Mycoplasma pneumoniae hoặc do nhiễm Streptococcus. 
Cần phối hợp các yếu tố dịch tễ có ý nghĩa quan trọng gợi ý chẩn đoán: 
 Các đợt bùng phát trong mùa đông ở những xứ lạnh hoặc bệnh theo mùa ở 
những xứ nhiệt đới. 
 Khi những thông tin về y tế dự phòng cho biết có bệnh cúm xảy ra trong 
cộng đồng thì những bệnh lý hô hấp phải xem như là bệnh cúm, nhất là khi có 
điển hình của khởi bệnh đột ngột và kèm với các triệu chứng toàn thân. 
Giáo trình Bệnh nhiễm 
 402 
XI ĐIỀU TRỊ: 
Bảng 2: Công thức hóa học của một số thuốc kháng virus cúm 
Oseltamivir phosphate 
Zanamivir 
Nhóm thuốc ức chế men neuraminidase 
CƠ CHẾ TÁC DỤNG 
Ức chế hoạt động của men neuraminidase, ngăn không cho virus “nảy chồi” 
(tách ra tư các tế bào bị nhiễm virus). 
Ngoài ra còn ức chế sự tăng trưởng in-vitro của virus cúm, ức chế sự sao chép 
và khả năng gây bệnh in-vivo của virus cúm. 
a. Zanamivir 
CHỈ ĐỊNH 
Điều trị cúm A, B; không dùng để phòng ngừa bệnh cúm. 
LIỀU SỬ DỤNG 
Zanamivir làm thuyên giảm các triệu chứng cúm khoảng sau khi bắt đầu điều 
trị một ngày nếu bệnh nhân được điều trị trước giờ thứ 48 kể từ khi khởi bệnh. 
Đường dùng: khí dung hít qua đường miệng. 
Liều được đề nghị: 2 hít/lần (5 mg/ hít), 2 lần/ngày, điều trị trong 5 ngày. Ngày 
đầu của điều trị cần sử dụng 2 liều (cách nhau ít nhất 2 giờ). 
Trong trường hợp bệnh nhân bị khó thở và cần phải điều trị kết hợp với các 
thuốc dãn phế quản thì dùng thuốc dãn phế quản trước khi dùng zanamivir. 
b. Oseltamivir phosphate 
CHỈ ĐỊNH 
Điều trị bệnh cúm A, B; không dùng để phòng ngừa bệnh cúm. 
LIỀU SỬ DỤNG 
 CHO NGƯỜI LỚN 
75mg/ lần, uống 2 lần mỗi ngày, trong khoảng thời gian là 5 ngày. Giảm liều 
cho bệnh nhân bị suy thận theo độ thanh thải creatinin. 
 CHO TRẺ EM 
Liều sử dụng cho trẻ em được đề nghị là: 
Trẻ > 12 tuổi: có thể sử dụng liều tương tự người lớn. 
Trẻ 5 – 8 tuổi: 2mg/kg/ngày, trong khoảng thời gian là 5 ngày. 
Giáo trình Bệnh nhiễm 
 403 
Chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng Oseltamivir phosphate ở trẻ con. 
Bảng 3: So sánh các loại thuốc điều trị cúm 
 Zanamivir Oseltamivir 
Tác dụng trên type 
influenza virus 
Influenza A và B Influenza A và B 
Đường dùng Khí dung hít qua miệng 
Uống 
(viên nang) 
Tuổi có thể điều trị  12 tuổi  18 tuổi 
Tuổi có thể được áp 
dụng hóa trị liệu dự 
phòng 
Không phòng ngừa được 
bệnh cúm 
Không phòng ngừa được bệnh 
cúm 
1. Các điều trị hỗ trợ khác: 
 Có thể hạ sốt bằng Acetylsalicylic acid (không dùng Aspirin cho trẻ con). 
 Giảm nghẹt mũi bằng phenylephrine phun hay nhỏ mũi. 
 Giảm ho bằng các syrup Dextromethorphan. 
2. Điều trị cúm có biến chứng: 
 Điều trị hỗ trợ: cung cấp đủ nước và điện giải 
 Thông khí tốt: thở Oxy qua sonde mũi, qua ống mở khí quản, thông khí hỗ 
trợ (thở PEEP) 
 Kháng sinh điều trị: cần lựa chọn một kháng sinh cùng lúc diệt được S. 
aureus, S. pneumoniae và H. influenzae. 
 Không có điều trị đặc hiệu cho những biến chứng khác. 
3. Điều trị Đông Y: 
Các phương pháp dân gian kích thích hệ phó giao cảm cạnh sống bằng nhiệt 
làm cho bệnh nhân có cảm giác dễ chịu. 
XII PHÒNG NGỪA BỆNH CÚM 
A. Biện pháp dự phòng: 
1. Phổ biến cho các đối tượng người dân và nhân viên y tế những kiến thức cơ 
bản về vệ sinh cá nhân, nói rõ cách thức lây truyền bệnh cúm là do ho, hắt 
hơi, tiếp xúc. 
2. Gây miễn dịch bằng vaccin virus chết, hiệu lực bảo vệ là 70% - 80%. 
2.1 Hàng năm, cần khuyến cáo về thành phần của vaccin (thay đổi các 
kháng nguyên có trong vaccin dựa trên chủng virus hiện tại đang lưu hành). 
2.2 Sử dụng vaccine: 
 Khuyến cáo tiêm vaccin cho các đối tượng sau : 
 1. Phụ nữ mang thai 
 2. Trẻ em dưới 5 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi 
 3. Người từ 50 tuổi trở lên 
 4. Người ở bất kỳ độ tuổi nào mà có các tình trạng bệnh mãn tính 
Giáo trình Bệnh nhiễm 
 404 
 5. Người sống trong khu điều dưỡng và các cơ sở chăm sóc dài hạn khác 
 6. Người sống cùng hoặc chăm sóc những người có nguy cơ cao bị biến 
chứng do cúm, bao gồm: 
a. Nhân viên chăm sóc sức khỏe 
b. Những người tiếp xúc trong gia đình với người có nguy cơ cao bị 
biến chứng do cúm 
c. Những người tiếp xúc trong gia đình và người ngoài chăm sóc trẻ em 
dưới 6 tháng tuổi (những đứa trẻ này còn quá bé nên không chủng 
ngừa được) 
 Chống chỉ định của vaccin cúm: 
 * Những người dị ứng nghiêm trọng với trứng gà. 
 * Những người đã từng có phản ứng nghiêm trọng trong một lần chủng ngừa 
cúm. 
 * Những người tiến triển Hội chứng Guillain-Barré (GBS) trong vòng 6 tuần 
kể từ khi chủng ngừa cúm lần trước. 
 * Trẻ em dưới 6 tháng tuổi (vắc-xin cúm không được phê chuẩn để dùng cho 
nhóm tuổi này), và 
 * Những người có bệnh cảnh từ trung bình đến nghiêm trọng cùng với sốt 
(họ nên đợi cho đến khi khỏi bệnh để chủng ngừa.) 
 Tác dụng phụ của vaccin: 
1/3 - 1/2 số người được chủng ngừa hơi bị đau chỗ chích trong 8 - 24 giờ 
sau chích. 
5% có những phản ứng tại chỗ tương đối nặng hơn. 
 Vaccin hiện sử dụng: 
Có 2 loại vắc xin ngừa bệnh cúm: 
* Vắc-xin cúm dạng tiêm - một loại vắc-xin bất hoạt (chứa vi-rút đã chết) 
được tiêm bằng kim tiêm, thường là vào cánh tay. Vắc-xin cúm dạng tiêm 
thường được sử dụng cho người trên 6 tháng tuổi, bao gồm cả người khỏe 
mạnh và người có các tình trạng bệnh mãn tính. 
 * Vắc-xin cúm dạng xịt qua đường mũi -một loại vắc-xin làm bằng vi-rút 
cúm sống bị làm suy yếu không thể gây bệnh cúm (đôi khi được gọi là 
LAIV - các chữ cái đầu của cụm từ Tiếng Anh "live attenuated influenza 
vaccine" nghĩa là "vắc-xin cúm sống được giảm độc lực" hoặc FluMist®). 
LAIV (FluMist®) được phê chuẩn để sử dụng cho người khỏe mạnh* từ 2-
49 tuổi không mang thai. 
 Liều sử dụng: 
(1)  9 tuổi: nếu đã nhiễm influenza virus A, B trước đây: 1 liều đơn. 
(2) < 9 tuổi: nếu chưa nhiễm influenza virus A, B trước đây: 2 liều, cách nhau 
1 tháng. 
B. Kiểm soát bệnh nhân, người tiếp xúc và môi sinh: 
Giáo trình Bệnh nhiễm 
 405 
1. Báo cáo cho cơ quan y tế địa phương: 
Thông báo dịch hoặc chẩn đoán của phòng thí nghiệm (nếu có thể được thì 
thông báo đặc điểm của tác nhân gây bệnh). 
2. Cách ly bệnh nhân: 
Chỉ áp dụng khi đang xảy ra vụ dịch hoặc khi có kết quả chẩn đoán nhanh về 
virus học: những trường hợp bệnh cúm hoặc nghi ngờ bệnh cúm phải được phát 
hiện và cách ly sớm. Hạn chế những sinh hoạt tập trung trong thời gian có dịch. 
Mang khẩu trang để tránh tiếp xúc hoặc phân tán chất tiết hô hấp. 
3. Sát trùng, tẩy uế: Chỉ áp dụng khi đang xảy ra vụ dịch. 
4. Kiểm dịch: không cần thiết. 
5. Gây miễn dịch bằng thuốc uống cho người tiếp xúc. 
6. Điều ra người tiếp xúc và nguồn lây: không thực tế. 
7. Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng virus. 
C. Biện pháp toàn cầu: 
Cúm là một bệnh thuộc sự giám sát của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). 
1. Thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới khi dịch cúm xảy ra ở trong khắp 1 
nước. 
2. Xác định virus gây bệnh; thông báo và gởi chủng gốc mới phân lập cho 1 
trong 3 trung tâm nghiên cứu (Atlanta, London, Melbourne). 
3. Tiến hành các nghiên cứu dịch tễ và nhanh chóng xác định đặc điểm virus 
tại các cơ quan y tế quốc gia. 
4. Có chương trình tiêm chủng cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao và 
những nhân viên chủ chốt. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO: 
1. Control of Communicable Diseases Manual 16th edition 1995. Bản dịch 
tiếng Việt: Sổ tay kiểm soát các bệnh Truyền nhiễm - NXB Y học 1997; 
182. 
2. John J. Trenor, Influenzae virus, Principle and Practice of Infectious 
diseases 5
th
 edition. 2000; 1823-49. 
3. Raphael Dolin, Influenza, Harrison's Principle of Internal Medicine 14th 
edition, chapter 193. 
4. Frederick G. Hayden, Influenza, Cecil Loeb, Textbook of medicine, 20th 
edition, 1998, chapter 332. 
5. Detection & Control of influenza outbreaks in Acute Care Facilities 
Jointly developed by the National Center for Infectious Diseases and 
The National Immunization Program 
Department of Health and Human Services 
Centers for Disease Control and Prevention 
December 2003 
Giáo trình Bệnh nhiễm 
 406 
6. Prevention and Control of Influenza 
Carolyn B. Bridges; M.D, Scott A. Harper, M.D; Keiji Fukuda, M.D; 
Timothy M. Uyeki, M.D; Nancy J. Cox, Ph.D; 
James A. Singleton, M.S; Division of Viral and Rickettsial Diseases 
National Center for Infectious Diseases; Epidemiology and Surveillance 
Division National Immunization Program; April 25, 2003 / 52(RR08);1-
36 
7.  

File đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_benh_nhiem_benh_cum_do_cao_van_anh.pdf
Tài liệu liên quan