Giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo sau đại học tại trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh
Một trong những nội dung quan trọng trong
sứ mệnh của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh
là đào tạo nguồn nhân lực TDTT chất lượng cao,
là trung tâm nghiên cứu, chuyển giao khoa học
và công nghệ TDTT. Chính vì vậy, Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh là đơn vị đầu tiên của
Ngành TDTT được Nhà nước giao nhiệm vụ
đào tạo Sau đại học (SĐH) từ năm 1992. Cho
tới nay, rất nhiều cán bộ được đào tạo SĐH tại
Trường đã trở thành Phó Giáo sư, những cán bộ
khoa học có uy tín của Ngành TDTT
2014-2017 Trong trường 26 52 2 10 39 Ngoài trường 8 42 4 9 29 Ngoài ngành 1 1 Tổng số 35 94 6 19 69 2.2. Về tổ chức quản lý đào tạo Công tác đào tạo SĐH hiện nay vẫn tập trung theo từng học kỳ. Ngoài việc bảo đảm các môn học quy định theo chương trình đào tạo, việc lựa chọn đề tài và tiến hành nghiên cứu luận văn tốt nghiệp đã được đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi, đúng tiến độ nghiên cứu. Cụ thể: Học viên sau khi nhận giáo viên hướng dẫn sẽ được tư vấn chọn hướng nghiên cứu đúng với ngành học lựa chọn và sát với công việc của học viên, sau đó xây dựng đề cương nghiên cứu. Nhà trường thành lập hội đồng đánh giá, nghiệm thu đề cương nghiên cứu của học viên với mục đích xác định tính cấp thiết tính khoa học và khả thi của vấn đề nghiên cứu, định hướng nội nghiên cứu chi tiết. Tuy nhiên, trong quá trình nghiên cứu Nhà trường chưa tiến hành kiểm tra tiến độ nghiên cứu hàng năm đối với học viên cao học (đối với NCS đã được tổ chức kiểm tra tiến độ nghiên cứu hàng năm theo kế hoạch năm đã đăng ký). Điều này phần nào ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu của học viên. Quy trình bảo vệ luận văn tốt nghiệp được tiến hành theo đúng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. 3. Đánh giá chung về công tác đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 3.1. Ưu điểm - Đảm bảo quy mô đào tạo theo đúng chỉ tiêu đặt ra. - Chất lượng đào tạo từng bước được cải thiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của xã hội. - Tổ chức đào tạo luôn được thực hiện theo đúng qui chế của Bộ Giáo dục & Đào tạo từ khâu tuyển sinh đến quá trình học tập và bảo vệ luận văn, luận án tốt nghiệp. Toàn bộ qui trình đào tạo được qui định cụ thể và công khai cho người học. Các biện pháp tăng cường kiểm tra quản lý người học đã được triển khai có hiệu quả. - Nội dung chương trình đào tạo luôn được cập nhật, cải tiến điều chỉnh theo hướng mở, linh hoạt, phù hợp xu thế hiện nay trong khu vực và thế giới. Phương pháp đánh giá phản ánh đúng chất lượng đào tạo. Giáo trình, tài liệu tham khảo từng bước được nâng cao cả về chất lượng và số lượng, thỏa mãn nhu cầu người học. - Đã huy động được đội ngũ giảng viên trong và ngoài ngành có đủ phẩm chất, có nhiệt tình và năng lực tham gia giảng dạy các khoá học; Cơ sở vật chất và các trang thiết bị nghiên cứu hiện đại được bổ sung phục vụ công tác đào tạo nói chung và đào tạo SĐH nói riêng. 3.2. Những vấn đề cần khắc phục - Chương trình, nội dung các môn học cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong tổng thể hệ thống kiến thức từ đại học đến cao học và tiến sĩ, đảm bảo tính liên thông và tính kế thừa giữa các bậc học. - Cách thức quản lý học viên trong quá trình học tập nghiên cứu chưa đạt hiệu quả cao, chưa Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao 30 kiểm soát được chất lượng học tập và nghiên cứu thật sự. Chưa thành lập được các nhóm nghiên cứu theo từng chuyên ngành để hỗ trợ nhau trong quá trình học tập, nghiên cứu cũng như tận dụng được kiến thức của giáo viên hướng dẫn trong quá trình tiến hành nghiên cứu luận văn, luận án. - Các hình thức đào tạo chưa đa dạng. Việc liên kết với các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo, mở rộng quy mô đào tạo, đáp ứng nhu cầu học tập, nghiên cứu của học viên còn hạn chế. - Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài liệu, học liệu phục vụ đào tạo SĐH còn hạn chế. - Công tác quản lý học viên còn chưa đạt hiệu quả cao. 4. Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học của Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh 4.1. Tiếp tục đổi mới chương trình đào tạo Mục tiêu đào tạo SĐH tại Trường Đại học TDTT Bắc Ninh là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực TDTT, có phẩm chất đạo đức và có trình độ cao về kiến thức lý luận và kỹ năng thực hành, có khả năng nghiên cứu độc lập và giảng dạy ở các bậc đào tạo Ngành TDTT, có những kỹ năng, phẩm chất và bản lĩnh cao của cán bộ quản lý ngành TDTT Trong thời kỳ phát triển mới của đất nước, chương trình đào tạo cũng cần được cập nhật, rà soát để loại bỏ những kiến thức không còn phù hợp, bổ sung các kiến thức mới, đảm bảo tính khoa học, hiện đại và thực tiễn, đồng thời phân hóa được khối lượng kiến thức giữa các trình độ đào tạo. Với tinh thần ấy, chúng tôi xin nêu lên một số biện pháp cụ thể sau: - Thành lập Hội đồng rà soát và điều chỉnh nội dung kiến thức trong chương trình đào tạo SĐH theo từng chuyên ngành. - Tổ chức hội thảo, lấy ý kiến người học và người sử dụng cán bộ về yêu cầu đối với chương trình đào tạo. - Tổ chức biên soạn giáo trình, tài liệu chính thức phục vụ giảng dạy SĐH. 4.2. Phân nhóm chuyên gia hướng dẫn và người học Hiện tại, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh đào tạo SĐH đa ngành, mỗi ngành lại có những đặc điểm riêng, yêu cầu công việc riêng nên đòi hỏi được trang bị những kiến thức chuyên môn phù hợp. Để công tác học tập, nghiên cứu của học viên SĐH thu được hiệu quả thiết thực cần thực hiện: - Phân nhóm chuyên gia giảng dạy, cán bộ hướng dẫn theo từng chuyên ngành riêng, từ đó đưa ra những định hướng nghiên cứu, cập nhật các kiến thức mới theo từng chuyên ngành học cho phù hợp, đồng thời tăng cường sự phối hợp giữa các chuyên gia, cán bộ hướng dẫn và học viên. - Phân lớp học viên theo chuyên ngành để thuận tiện cho việc học tập, nghiên cứu khoa học - Tổ chức các buổi tọa đàm khoa học theo từng chuyên ngành học có sự tham gia của các nhóm chuyên gia và học viên để trao đổi học thuật, phổ biến các kiến thức mới, các định hướng nghiên cứu mới, giới thiệu kết quả các công trình nghiên cứu nổi bật trong lĩnh vực nghiên cứu, giúp học viên cập nhật các kiến thức khoa học mới trong lĩnh vực đào tạo. - Tăng cường đào tạo lý thuyết gắn với chuyên môn thực hành theo chuyên ngành đăng ký của học viên. - Gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo SĐH với NCKH. Đẩy mạnh tích hợp các đề tài luận án tiến Trường Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh đã và đang đào tạo 73 NCS, trong đó có 15 NCS đã tốt nghiệp và được trao bằng Tiến sĩ. (Ảnh: GS.TS. Nguyễn Đại Dương, Hiệu trưởng chụp ảnh lưu niệm cùng các NCS được nhận bằng Tiến sĩ đợt 2 năm 2017) 31 - Sè 1/2018 sĩ, luận văn thạc sĩ vào các đề tài NCKH các cấp. 4.3. Đa dạng hóa các hình thức đào tạo, phát huy các hình thức liên kết đào tạo quốc tế và khu vực để thực hiện tốt chiến lược hội nhập và nâng cao chất lượng đào tạo Sau đại học Trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế, ngày càng có nhiều cơ sở đào tạo trong và ngoài nước đào tạo SĐH trong lĩnh vực TDTT. Đây là thách thức (mang tính cạnh tranh) nhưng cũng là cơ hội thuận lợi cho Nhà trường trong việc đa dạng hóa các hình thức đào tạo cũng như liên kết đào tạo quốc tế. Các giải pháp cụ thể: - Đẩy mạnh liên kết đào tạo SĐH với các cơ sở đào tạo SĐH trong và ngoài nước thông qua ký kết hợp tác đào tạo; Đề án hợp tác đào tạo; Dự án hợp tác đào tạo; Thông qua trao đổi giảng viên và học viên với các trường hợp tác - Cập nhật chương trình đào tạo SĐH của các nước tiên tiến để có những điều chỉnh phù hợp cho chương trình đào tạo của Trường - Chú ý trong quá trình hợp tác cần đặt mục đích chuyển giao công nghệ đào tạo tiên tiến trong quá trình đào tạo. Linh hoạt các hình thức chuyển giao như: Chuyển giao chương trình; Phương thức quản lý đào tạo; Mời giảng; trao đổi học viên - Vấn đề kinh phí đào tạo cần phù hợp với điều kiện người học và điều kiện đào tạo của Nhà trường, tạo hiệu quả tối ưu cho người học. 4.4. Đổi mới phương thức đào tạo theo hướng thuận tiện nhất cho người học nhưng vẫn đảm bảo trang bị toàn diện các kiến thức trong chương trình học Đối tượng đào tạo SĐH rất đa dạng và có thời gian rảnh khác nhau (tùy thuộc vào tính chất công việc của người học). Phương thức đào tạo hiện tại được sử dụng tại Trường là đào tạo tập trung, phù hợp cho những đối tượng có điều kiện về mặt thời gian. Với những cán bộ quản lý và nhất là cán bộ chủ chốt rất ít thời gian theo học sẽ gặp nhiều khó khăn nên cần kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo khi giao chỉ tiêu đào tạo cần lưu ý đó là chỉ tiêu đầu ra, các trường chủ động có phương thức đào tạo phù hợp và tổ chức kiểm tra chặt trong quá trình đào tạo. Đồng thời, khi xây dựng các phương thức đào tạo phải hướng tới người học, tạo điều kiện để người học chủ động, tích cực trong học tập. Có như vậy mới mở rộng được quy mô đào tạo, cập nhật được lượng kiến thức tối ưu cho học viên và thoả mãn nhu cầu học tập ngày càng tăng của xã hội. 4.5. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là bộ phận quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo SĐH, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Các biện pháp cần tiến hành: - Khai thác hiệu quả các cơ sở vật chất, thiết bị sẵn có của Trường (Hệ thống học liệu; Hệ thống trang thiết bị thí nghiệm phục vụ nghiên cứu, học tập; Trang thiết bị phục vụ giảng dạy ) để nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu. - Giữ lại một phần kinh phí đào tạo để tái đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu. - Tăng cường xã hội hóa và huy động các nguồn lực tài chính để trang bị cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, học tập và nghiên cứu. 4.6. Tích cực đổi mới công tác quản lý trong đào tạo Sau đại học Để hoạt động quản lý đào tạo SĐH tại Trường có hiệu quả cần hoàn thiện các quy chế, hệ thống các văn bản pháp quy cụ thể, thống nhất và xây dựng cơ chế quản lý hiệu quả, phối hợp tốt giữa các đơn vị chức năng có liên quan trong và ngoài trường. Cụ thể: - Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy, các quy chế, quy định đào tạo SĐH của Trường trên cơ sở các quy định ban hành của các Bộ, ngành có liên quan. - Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đào tạo - Tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý và tổ chức đào tạo SĐH, đảm bảo nhanh, hiệu quả, chính xác.
File đính kèm:
- giai_phap_nang_cao_chat_luong_va_hieu_qua_dao_tao_sau_dai_ho.pdf