Giải pháp duy trì và phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên

TÓM TẮT

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về các giải pháp duy trì và phát triển loại hình du lịch

văn hóa tại Hà Tiên. Cụ thể, chúng tôi sẽ trình bày và phân tích hai nhóm giải pháp: nhóm giải

pháp duy trì loại hình du lịch văn hóa qua lễ hội truyền thống, và nhóm giải pháp phát triển loại

hình du lịch văn hóa thông qua khai thác tối đa giá trị văn hóa địa phương.

pdf12 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Du Lịch | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 261 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Giải pháp duy trì và phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 khu vực đồng bằng 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 166-177 
174 
sông Cửu Long, 10 chương trình của Truyền hình Vĩnh Long chiếm trọn Top 10 trong hai 
tuần gần đây nhất. 
3.2.5. Giải pháp hoàn thiện ẩm thực trong lễ hội 
Theo quy định của Ban tổ chức lễ hội tại Hà Tiên thì tất cả các tổ chức, cá nhân kinh 
doanh ẩm thực trong lễ hội phải đăng kí với Ban tổ chức lễ hội và phải được sự kiểm tra về 
an toàn thực phẩm của cơ quan chức năng. Qua quan sát thực địa, các gian hàng ẩm thực 
truyền thống địa phương được bày trí gọn gàng, đẹp mắt; những người phục vụ ẩm thực có 
sử dụng bao tay để đảm bảo vệ sinh. 
Một số tiêu chuẩn VTOS về kĩ thuật chế biến món ăn Việt Nam mà các gian hàng ẩm 
thực trong lễ hội phải tuân thủ như: phải mặc đồng phục làm bếp để đảm bảo an toàn cho 
nhân viên và vệ sinh cho thực phẩm; tay phải tuyệt đối sạch, móng tay phải luôn sạch và 
được cắt ngắn, không đeo trang sức trên tay; đầu tóc phải gọn gàng không được dài quá cổ 
áo hoặc phải được buộc chặt lên trên cổ áo, nhân viên nam phải cạo râu hằng ngày; lau 
chùi sạch nơi nấu ăn, mặt bàn bếp để đảm bảo không nhiễm khuẩn chéo do các chất bẩn 
gây ra trước đó; phải chuẩn bị thớt và dao sạch cho từng loại thực phẩm khác nhau (thực 
phẩm chưa chế biến, thực phẩm đã chế biến, thịt, rau, cá) để đảm bảo không bị nhiễm 
khuẩn chéo. 
Cùng với kết quả đánh giá chưa cao của du khách về yếu tố ẩm thực trong lễ hội và 
quan sát thực địa, chúng tôi đề xuất một số giải pháp để hoạt động ẩm thực lễ hội thu hút 
được du khách như sau: 
Thứ nhất: Phải đặt tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm lên hàng đầu. Đối với du khách 
thì vấn đề an toàn thực phẩm là hàng đầu vì họ đi du lịch và phải ngồi trên xe di chuyển 
nhiều. Theo Quyết định số 41/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế, từ những hình ảnh minh họa 
trên, thì hầu như các gian hàng ẩm thực tại lễ hội không tuân thủ được những quy định về 
vệ sinh an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn. 
Thứ hai: Phải xác định những món ăn truyền thống được phục vụ tại lễ hội. Ban tổ 
chức lễ hội cần phải lập danh mục những món ăn truyền thống của Hà Tiên, của tỉnh Kiên 
Giang, của đồng bằng sông Cửu Long, của Việt Nam để phục vụ tại lễ hội. Vì tâm lí của 
du khách là muốn tìm hiểu, khám phá ẩm thực của địa phương. 
Thứ ba: Không gian phải phù hợp với nét truyền thống của địa phương. Đối với các 
hội chợ ẩm thực, du khách có thể ngồi ăn cạnh bên gian hàng thành từng nhóm, từng đoàn 
và có người phục vụ hoặc du khách có thể vừa đi vừa ăn hoặc du khách có thể tham gia 
một vài khâu trong chế biến để tăng thêm sự sinh động như các món nướng. 
Thứ tư: Gian hàng ẩm thực cần được trang trí bắt mắt để thu hút thực khách. Các 
gian hàng cần phải có vách ngăn phía sau để tạo sự an toàn cho người chế biến, vách ngăn 
nên trang trí những hình ảnh về sản phẩm đã chế biến và giá trị của thực phẩm đó. Cần có 
bảng giá các món ăn để du khách biết tên món ăn và giá tiền của từng món. Bếp phải được 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Thanh Thêm và tgk 
175 
thiết kế trên những bàn chắc chắn để hạn chế cháy nổ và an toàn cho cả người chế biến lẫn 
du khách. Người chế biến phải mặc trang phục và tuân thủ quy định về đầu tóc, bao tay 
Thứ năm: Ban tổ chức phải kiểm tra nghiêm ngặt nguồn gốc thực phẩm và kiểm tra tính 
an toàn của thực phẩm phục vụ du khách tại các gian hàng trong suốt quá trình diễn ra lễ hội. 
Chỉ cần một thông tin về nguồn gốc thực phẩm không rõ ràng hoặc thực phẩm không an toàn 
cho du khách sẽ gây lo sợ hoang mang và là điểm trừ cho chất lượng lễ hội. 
Thứ sáu: Ban tổ chức phải xác định là những công đoạn nào phải được đầu tư cơ bản 
cho khu ẩm thực của lễ hội và yêu cầu các gian hàng phải thực hiện những trang trí, đáp 
ứng yêu cầu an toàn thực phẩm hay tổ chức nơi chế biến an toàn, bảng giá, trưng bày và 
trang phục thu hút du khách. 
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện dịch vụ đi kèm 
Theo quy định của Ban tổ chức lễ hội tại Hà Tiên thì tất cả các dịch vụ đi kèm bên trong 
khuôn viên của lễ hội đều phải đăng kí với Ban tổ chức, cụ thể đó là các dịch vụ như sau: 
Tổ chức khóa dạy nấu ăn nhanh ngay tại gian hàng hội chợ ẩm thực: Du khách sẽ 
được dạy cách thức nấu món truyền thống của địa phương trong thời gian tham quan gian 
hàng ẩm thực. 
Du khách có thể thưởng lãm hội hoa đăng trên những chiếc thuyền vừa nghe hát 
vọng cổ, vừa thưởng thức ẩm thực truyền thống, học làm hoa đăng và vừa thả hoa đăng 
trên đầm Đông Hồ. 
Tổ chức tour diễu hành đường phố bằng xe lôi, xe đạp hoa, xe xích lô cho du khách. 
3.2.7. Giải pháp hoàn thiện quà lưu niệm 
Tại Hà Tiên nói chung và tại các lễ hội nói riêng, hầu như các gian hàng quà lưu 
niệm đều được bày bán rất nhiều. Tuy nhiên, những món quà lưu niệm mang nét đặc trưng 
Hà Tiên thì không nhiều. Những thực phẩm đặc sản của Hà Tiên mà du khách có thể mua 
làm quà như: tiêu Hà Tiên, tôm khô Hà Tiên, cà xỉu Hà Tiên, đường thốt nốt, rượu mỏ quạ, 
nấm tràm khô. Ngoài ra, cũng như những điểm du lịch biển khác, Hà Tiên cũng có những 
món quà làm từ vỏ ốc, ngọc trai. Hạn chế của quà lưu niệm tại Hà Tiên là thương hiệu, bao 
bì và sự đa dạng và phong phú của quà lưu niệm. Chính vì vậy, để quà lưu niệm tham gia 
và làm tăng chất lượng lễ hội, những món quà lưu niệm cần phải có thương hiệu và bao bì 
bắt mắt để nâng cao giá trị của món quà. Ngoài ra, với một số đặc sản sơ chế cần phải có 
hướng dẫn sử dụng và chế biến để du khách có thể tham khảo và tiêu dùng sau khi mua. 
3.2.8. Giải pháp hoàn thiện vui chơi giải trí 
Trong chương trình lễ hội Tao đàn Chiêu Anh Các, có rất nhiều hoạt động vui chơi 
giải trí như thả cá, thi ẩm thực, diễu hành đường phố, múa lân, thả hoa đăng, hội chợ ẩm 
thực và các hoạt động đường phố như giao lưu văn nghệ, trò chơi dân gian, tặng thiệp chúc 
xuân, nhảy hiện đại đường phố, biểu diễn đàn Organ, biểu diễn nhạc cụ dân tộc, triển lãm 
sách. Tuy nhiên, quá trình chuẩn bị chưa thật sự chuyên nghiệp. Ví dụ như nhảy hiện đại, 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Tập 15, Số 11 (2018): 166-177 
176 
một nhóm thanh niên không được đầu tư về trang phục đứng nhảy ngoài phố; những em 
học sinh mặc đồng phục thể dục nhảy dân vũ không đều và e thẹn ngoài phố. Để nâng cao 
chất lượng của hoạt động vui chơi giải trí này, Ban tổ chức cần tuyển chọn, huấn luyện và 
đầu tư trang phục biểu diễn nhằm tăng tính chuyên nghiệp và thu hút du khách. 
Tuy nhiên, theo đánh giá của du khách thì yếu tố quà lưu niệm, dịch vụ đi kèm và vui 
chơi giải trí không quan trọng lắm đối với chất lượng của một lễ hội nên việc đầu tư vào 
những yếu tố này chưa thật sự cần thiết và cần có thời gian. Ví dụ như những thương hiệu 
của quà lưu niệm thì khó có thể làm ngay được hay những dịch vụ đi kèm cần phải đầu tư 
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và yếu tố con người nên phải có một chiến lược từng bước 
một. Ban tổ chức lễ hội cũng khó có thể can thiệp để thúc đẩy những hoạt động này. Điều 
này cần phải có sự tham gia của trung tâm xúc tiến thương mại, hiệp hội doanh nghiệp và 
các nhà đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại Hà Tiên. 
4. Kết luận 
Qua kết quả nghiên cứu, chúng tôi đã đề xuất được hai nhóm giải pháp để duy trì và 
phát triển loại hình du lịch văn hóa tại Hà Tiên. Cụ thể, để duy trì loại hình du lịch văn hóa 
qua lễ hội truyền thống tại Hà Tiên thì cần phải xác định rõ khách hàng mục tiêu của du 
lịch Hà Tiên, mở rộng hoạt động truyền thông để tiếp cận được du khách trong và ngoài 
nước bằng những công cụ truyền thông hiện đại và hữu ích của ngành du lịch; hoàn thiện 
cơ sở dữ liệu về du lịch Hà Tiên phục vụ ra quyết định của cơ quan quản lí du lịch và 
doanh nghiệp kinh doanh trong ngành du lịch đồng thời phục vụ nghiên cứu khoa học, 
nâng cao vai trò quản lí nhà nước đối với du lịch. Đối với nhóm giải pháp phát triển loại 
hình du lịch văn hóa thông qua khai thác tối đa giá trị văn hóa địa phương phục vụ du 
khách, đề tài đã đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng lễ hội thông qua tám yếu 
tố chưa được du khách đánh giá cao: tính chuyên nghiệp trong tổ chức, chương trình tổ 
chức lễ hội, nhân viên phục vụ trong lễ hội, khả năng tiếp cận lễ hội, ẩm thực trong lễ hội, 
những dịch vụ đi kèm, quà lưu niệm; vui chơi giải trí. 
 Tuyên bố về quyền lợi: Các tác giả xác nhận hoàn toàn không có xung đột về quyền lợi. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Tuấn Đoàn. (2017. Vietnam airlines inflight media 2017 – Quảng cáo TVC trên máy 
bayVietnamAirlines. Khai thác từ https://www.slideshare.net/doanthieugia/vietnam-airlines-
inflight-media-2017-qung-co-tvc-trn-my-bay-vietnam-airlines 
Nguyễn Tri Nam Khang, Dương Quế Nhu và Châu Mỹ Lan. (2013). Phân khúc thị trường du lịch 
sinh thái Phú Quốc. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 25, 70-75. 
Phạm Phước Như. (2012). Một số ý kiến về Di sản Văn hóa Hà Tiên và phát triển du lịch bền vững. 
Tạp chí Khoa học Cần Thơ, 30-33. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC - Trường ĐHSP TPHCM Huỳnh Thanh Thêm và tgk 
177 
Dương Văn Sáu. (2013). Quản lí di sản với phát triển Du lịch. Giáo trình dành cho sinh viên các 
trường đại học và cao đẳng ngành Du lịch. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia. 
Đinh Công Thành, Nguyễn Văn Mến, Phạm Lê Hồng Nhung và Võ Hồng Phượng. (2012), Phân 
khúc thị trường khách du lịch tại Phú Quốc. Kỉ yếu khoa học Trường Đại học Cần Thơ 2012, 
70-80. 
Bruwer, J. (2014). Service qualiti perception and satisfaction: buying behaviour prediction in an 
Australian festivalscape. International Journal of Tourism Research, 16(1), 76-86. 
McKinsey Quarterly. (June 2013). Article McKinsey research has shown that this generation of 
Chinese consumers is the most Westernized to date. Prone to McKinsey&Company. 
Hu, Y., & B. J. R. Ritchie. (1993). Measuring destination attractiveness: A contextual approach. 
Journal of Travel Research, 32(2), 25-34 
Vengesayi, S. (2003). A conceptual model of tourism destination competitiveness and 
attractiveness. Retrieved from 
https://minhvinhomes.com/khach-quoc-te-den-phu-quoc-kien-giang-tang-manh.html 
. 

File đính kèm:

  • pdfgiai_phap_duy_tri_va_phat_trien_loai_hinh_du_lich_van_hoa_ta.pdf
Tài liệu liên quan