Đờn ca tài tử - Nhạc giải trí của người dân phương Nam

Hngười Việt còn tồn tại cho tới ngày hôm nay đều được sinh ra và được trình diễn trong ầu hết các loại hình âm nhạc cổ truyền

những không gian và thời gian sinh hoạt văn hóa

nhất định. Ngoài những không gian và thời gian

sinh hoạt văn hóa ấy, tất thảy chúng đều “bất

động”. Nguyên nhân chủ yếu là sự lệ thuộc vào

chức năng xã hội của mỗi loại hình. Biểu hiện rõ

nhất của hiện tượng này là những loại hình âm

nhạc gắn liền với các không gian sinh hoạt văn hóa

khác nhau, như:

- Nhạc gắn liền với tín ngưỡng có hát Văn, hát

Chèo Tàu Tượng, hát Dô, hát Xoan, nhạc Tế đình,

nhạc nhà Phật và nhạc hiếu

- Nhạc gắn với lịch tiết nông nghiệp có Trống

quân, Cò lả, hát Đúm, hát Ví, hô Bài chòi,

- Nhạc gắn liền với lao động trên cạn, dưới nước

có hò sông Mã, hò sông Lam, hò khoan Lệ Thủy, hò

sông Hương, hò chèo ghe, hò Đồng Tháp, hò

khiêng xe nước, hò xay lúa, hò giã gạo

- Nhạc gắn liền với văn hóa Tế giao, Tế miếu,

với sinh hoạt văn chương ở cung đình có Nhã

nhạc, ca Huế.

- Nhạc gắn với đời sống của các nghệ sỹ sống

bằng nghề ca xướng có Ca trù, hát Xẩm

pdf6 trang | Chuyên mục: Các Loại Hình Nghệ Thuật | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đờn ca tài tử - Nhạc giải trí của người dân phương Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
g đối thoại cao nhất để
cùng bạn tri âm trình tấu những bản đờn ăn ý nhất,
hay nhất, lôi cuốn người nghe nhất. 
GS.TS. Trần Văn Khê đã dùng phép Biến dịch,
Giản dịch và Bất dịch của Chu dịch để giải thích
hiện tượng hòa đờn ca này. Ông nói: “Thì trong Đờn
ca tài tử có cái lòng bản, những cái biến khúc mà
khi đờn tài tử gặp gỡ nhau, đờn tỳ với đờn kìm gặp
nhau phải đờn như thế nào, đờn tranh với đờn kìm
gặp nhau phải như thế nào. Khi nào mình nhường
để cho người kia đờn, khi nào hai cái hòa chung với
nhau. Trong khi đối thoại đó, trong khi biểu diễn có
thể ngẫu hứng sáng tác ra cái mới thì cái đó là cái
chất của Đờn ca tài tử”7. 
Còn nhạc sư Nguyễn Vĩnh Bảo đã dùng xúc cảm
âm nhạc để mô tả cách hòa đờn của hai nhạc sư
vang bóng: Năm Vĩnh (đờn kìm), Hai Thơm (đờn vi-
olon). “Trong khi đàn, cả hai nhạc sỹ, ai cũng tung
ra những độc chiêu rất là kì bí. Khi thì ríu rít như
tiếng chim hót buổi sáng của violon, lúc buông rơi
từng chữ của đàn kìm, làm cho người nghe cảm
Mt bui sinh ho
t šn ca tši tuthnang Nam B - uhoasacnh: 
S 2 (47) - 2014 - Di sn vn hoŸ phi vt th
51
thấy hai bên chực chờ quật ngã nhau, lôi cuốn
khách mộ điệu chuộng cái lối đàn gay cấn, mắc
mỏ, phập phồng hồi hộp, chẳng biết ai sẽ quật ngã
ai. Quả là kì phùng địch thủ”8. Cách mô tả của nhạc
sư Nguyễn Vĩnh Bảo làm cho người đọc có cảm
giác cuộc hòa đờn của của hai nhạc sư Năm Vĩnh và
Hai Thơm giống như cuộc chuyện trò của các vị
Đạo cốt tiên sinh vậy.
Tuy nhiên, để đạt được âm thanh vi diệu nhất
khi chơi đờn ca, giới tài tử đã tìm ra được những
nguyên tắc kết hợp âm sắc, tính năng của các nhạc
cụ khác nhau một cách khéo léo nhất. Những
nguyên tắc đó gồm có: sự kết hợp âm sắc của dây
tơ với dây sắt; âm sắc của nhạc cụ hơi với các nhạc
cụ dây gẩy, dây kéo; âm sắc của nhạc cụ trường âm
với nhạc cụ đoản âm. Sự kết hợp tính năng của
nhạc cụ chơi truyền âm, truyền ngón nhanh với
tính năng các nhạc cụ chơi những chữ đờn nhấn
nhá, thưa âm mà sâu sắc Sự sử dụng hạn chế số
lượng nhạc cụ khi hòa đờn hay hòa ca. Thông
thường, các tài tử hay sử dụng lối chơi hai nhạc cụ,
ba nhạc cụ, bốn nhạc cụ, hoặc năm nhạc cụ có âm
sắc hòa hiệp là cùng, mà ít khi sử dụng nhiều hơn
số nhạc cụ này. Đây là sự chọn lựa nhạc cụ, sự kết
hợp âm sắc nhạc cụ rất khôn khéo nhằm đạt được
hiệu quả phối khí cao khi hòa tấu một bản đờn.
Để thỏa mãn nhu cầu hòa đờn ca, tất cả các bản
đờn trong Đờn ca tài tử đều được các bậc tiền bối
xây dựng trên nguyên tắc đóng - mở của lòng bản.
Đóng là cấu trúc khung cố định của lòng bản một
bản đờn. Mở là “khoảng tự do” giữa các âm, ở lòng
bản dành cho các tài tử được phép thêm, bớt; mở
còn là “khoảng tự do” giữa các phách nội, ngoại,
ngưng nghỉ, bắt vào cũng như tăng giảm tốc độ
khi chơi lòng bản của bản đờn. Nắm chắc nguyên
tắc đóng - mở tức là nắm chắc nguyên tắc phát
triển lòng bản khi hòa đờn.
Lòng bản được xây dựng trên cơ sở câu nhạc,
lớp nhạc, nhịp nhạc, các chữ đờn, thang âm và
hơi. Thang âm có: thang âm Bắc, thang âm Nam
và thang âm Oán. Hơi có: hơi Bắc, hơi Hạ, hơi
Xuân, hơi Ai, hơi Đảo và hơi Oán. Có 10 chữ đờn
trong phạm vi quãng tám: Hò - Liu, Xự - Ú, Xang -
Xáng, Xê - Xế, Công - Cống. Để chơi được các chữ
đờn, người chơi đờn phải thành thạo các ngón
bấm kĩ thuật, như: rung, nhấn rung, nhấn mổ,
nhấn mượn hơi, mổ đơn, mổ kép, mổ kềm dây;
các cách đổ hột, rung cung của đờn dây cung kéo;
các cách chầy hưởng, mổ bấm, bịt, day, chớp,
búng, phi, rải. Tùy thuộc khi chơi điệu nào, hơi
nào và chơi bằng cây đờn nào mà người chơi đờn
ứng dụng đúng các ngón bấm kĩ thuật phù hợp
với hơi đó, điệu đó, cây đờn đó.
Thuộc thấu đáo lòng bản, làm chủ các ngón
bấm kĩ thuật là cơ sở để tài tử thăng hoa, biến hóa
cách chơi lòng bản. Biến hóa cách chơi lòng bản “là
một trong nhiều cách viết âm nhạc khác nhau, mà
từ lâu danh từ âm nhạc thế giới đã gọi là hétéro-
phonie (hétéro là dị dạng, biến hóa khác nhau,
phonie là âm điệu, giai điệu). Nguyên lí chung đơn
giản của cách viết này là các bè (hát hoặc đàn, hay
cả hát lẫn đàn) đều là biến thể của cùng một giai
điệu, do hiện tượng biến hóa lúc phân, lúc hợp
trong sự kết hợp các bè ấy với nhau hình thành ít
hay nhiều những nhân tố phức điệu”9. Nhóm tài tử
bậc thầy Năm Cơ, Văn Vĩ, Bảy Bá đã thực hiện sành
sỏi cách sáng tác hétérophonie ngay khi hòa tấu
bản đờn: “Năm Cơ đẩy cái tính năng tác dụng, đẩy
cái nghệ thuật chữ nghĩa, nhịp nhàng, âm thanh
của cây đờn sến tuyệt vời. Văn Vĩ là một danh cầm
(Đệ nhất lục huyền cầm), cứ đi tới đâu ở làng quê
nào nghe người ta cầm cây ghi - ta (phím lõm) lên
là người ta đờn những cái thòng, những cái vô của
Văn Vĩ. Tiếng đờn tranh của Bẩy Bá trong những cái
hòa tấu, cái độc tấu, đặc biệt là những cái thòng,
những cai láy dứt câu một qua câu hai 8 nhịp, 12
nhịp đó là tuyệt vời của những cái chữ đờn”10.
Nguyên tắc đóng - mở trong lòng bản của nhạc
tài tử là chìa khóa giúp các tài tử có thể dễ dàng
thăng hoa khi hòa đờn mà không bao giờ lệch
nhau về nhịp phách, lệch nhau về câu cú, lệch nhau
về điệu và hơi. Nguyên tắc đóng - mở giúp các tài
tử tri âm dễ dàng thể hiện tài năng của mình, thi
thố kĩ năng chơi đờn của mình với các bạn đờn
trong mỗi dịp đờn ca. Vận dụng tài tình cách đóng-
mở của lòng bản, các tài tử sẽ dễ dàng chơi ngẫu
hứng thành những giai điệu mới, làm cho nhạc tài
tử luôn mới trên những bài bản cũ trong mỗi buổi
chơi đờn ca, biểu diễn đờn ca. Đó là cái vi diệu
nghệ thuật, cái kiệt tác âm nhạc của Đờn ca tài tử
phương Nam.
Để phát triển được tối đa phương pháp hòa
đờn ngẫu hứng, các tài tử đã tìm ra những ngón
đờn có kĩ năng phức tạp trên các nhạc cụ cổ truyền,
như đờn kìm (đàn nguyệt), đờn tranh (đờn thập
lục), đờn cò (đờn nhị), đờn bầu, đó là các ngón kĩ
thuật, như: rung, rung nhấn, nhấn mượn hơi, nhấn
kềm, mổ, á để thể hiện hết tinh thần của mỗi chữ
52
ng Hošnh Loan: 	n ca tši tuthnang....
đờn trong mỗi bản đờn. Không những thế, họ còn
làm phong phú thêm âm sắc nhạc cụ chơi đờn ca
bằng cách “tài tử hóa” một số cây đờn phương Tây
là đờn ghi-ta, đờn violon, đờn mandolin, đờn gui-
tare hawenne. Nhưng có lẽ cây đờn ghi - ta đã được
tài tử hóa một cách hoàn thiện hơn cả. Trước hết,
người ta khoét lõm các phím đờn ghi - ta xuống để
tạo điều kiện cho các ngón đờn nhấn nhá. Sau đó,
họ thay đổi toàn bộ cao độ các dây đờn ghi - ta
phương Tây thành cao độ dây đờn ghi - ta tài tử
(ghi- ta phím lõm). Còn các cây đờn khác chỉ thay
đổi đôi cách lên dây, cách ngồi chơi đờn mà thôi.
Xin thống kê các cách lên dây đờn ghi - ta tài tử để
làm rõ giá trị sáng tạo này:
- Dây Xề bóp có các âm: Lìu Xê Hò Xế (tương
đương các note Sòn Rê Son Rế trong nhạc phương
Tây).
- Dây Sài Gòn có các âm: Lìu Xê Hò Xế (tương
đương các note Sòn Rê La Rế trong nhạc phương
Tây).
- Dây Tứ nguyệt có các âm: Xề Hò Xê Liu (tương
đương các note Là Rê La Rế trong nhạc phương
Tây).
- Dây Lai có các âm: Lìu Xang Hò Xê Líu (tương
đương các note Rề Sòn Rê La Rế trong nhạc
phương Tây).
- Dây Ngân Giang có các âm: Lìu Xê Hò Xư Xế
(tương đương các note Sòn Rê Son Si Rế trong
nhạc phương Tây).
- Dây bán Ngân Giang có các âm: Xề Liu Xê Xư
Xế (tương đương các note Rề Sòn Rê Si Rế trong
nhạc phương Tây).
Cách biến “đờn ngoài” thành “đờn ta” là một
cách tiếp biến văn hóa đã có tự ngàn xưa của người
Việt. Ấy vậy mà ngày nay, cách tiếp biến văn hóa
kiểu này dường như đã mất đi trong giới nhạc hiện
đại, thế vào đó là cách tiếp thu ồ ạt văn hóa âm
nhạc nước ngoài nguyên mẫu nhưng sống sượng.
Đờn ca tài tử chỉ ra đời cách nay trên một trăm
năm, nhưng xứng đáng được xếp vào danh mục
“Nhạc cổ truyền người Việt”. Bởi, nó đã kế thừa và
phát triển đến đỉnh cao những nguyên tắc hòa đờn
cổ truyền, đỉnh cao lối cấu trúc bài bản theo
nguyên tắc cổ truyền và cả đỉnh cao về nhu cầu
sinh hoạt văn hóa đời thường - văn hóa giải trí, một
mảng còn thiếu vắng trong hồ sơ âm nhạc cổ
truyền người Việt. 
Bằng các giá trị văn hóa và nghệ thuật cổ
truyền đỉnh cao, bằng lối sinh hoạt giản dị và lôi
cuốn, bằng sức sống mãnh liệt của Đờn ca tài tử
trong đời sống hiện đại mà Đờn ca tài tử đã được
thế giới công nhận và vinh danh vào Danh sách Di
sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại tại
phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ về bảo vệ di
sản văn hóa phi vật thể lần thứ 8, diễn ra tại thành
phố Bake, nước Cộng hòa Azerbaijan ngày 5 tháng
12 năm 2013. Đó là tin vui và cũng là niềm tự hào
về sự đóng góp một sáng tạo kiệt tác âm nhạc cổ
truyền của Việt Nam vào kho tàng những Kiệt tác
văn hóa phi vật thể nhân loại./.
.H.L
Chú thích và tài liệu tham khảo:
1- Lối chơi đờn cây là lối chơi các nhạc cụ cổ truyền không
có sự tham gia của kèn dăm, trống và các nhạc cụ gõ băng
đồng.
2- Nguyễn Tấn Nhì, Nhạc tài tử Nam Bộ, tài liệu chưa xuất
bản.
3- Bản đờn ca: là bản nhạc có thể tấu nhạc không lời và
cũng chính bản nhạc ấy lại trở thành người bạn đồng hành
của lời ca (tức đệm cho ca).
4- Nhạc sư Trần Quang Diệm là ông nội của GS.TS. Trần Văn
Khê.
5- Nhạc sư Trần Quang Thọ là nội tổ của GS.TS. Trần Văn
Khê.
6- Ông là con trai duy nhất của nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc
Khị).
7- Đặng Hoành Loan, Lời bình Phim Đờn ca tài tử - nhạc
truyền thống Nam Bộ Việt Nam, Viện Âm Nhạc xuất bản.
8- Nguyễn Vĩnh Bảo, Nhạc sỹ vang bóng một thời. Điểm
qua một số nhạc sư, tài liệu do Tám Kì cung cấp.
9- Hoàng Đạm, Hòa tấu biến hóa lòng bản âm nhạc cổ
truyền người Việt, tr. 17. Viện Âm Nhạc - 2003.
10- Ngô Hồng Khanh, trong phim Đờn ca tài tử Nam Bộ,
Việt Nam, Viện Âm nhạc xuất bản 2011.
Đặng Hoành Loan: Đờn ca tài tử (Southern Amateur Music) – Entertainment Music of Southern
People
The paper shows the establishment and development of this type of traditional/folk music. Although
learnt much from history flow and exchanges, Đờn ca tài tử has been clearly reflecting open-minded feel-
ing of the local residents. The author also analyses rhythms, music standards with professional techniques
of practitioners. Đờn ca tài tử has been a light house of Southern cultural heritage.

File đính kèm:

  • pdfdon_ca_tai_tu_nhac_giai_tri_cua_nguoi_dan_phuong_nam.pdf