Doanh nghiệp xã hội – Pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại?

Tóm tắt: DNXH là loại hình doanh nghiệp đang được quan tâm và phát triển

của nhiều nước trên thế giới; Để duy trì và thúc đẩy nền kinh tế phát triển và

phát triển bền vững, cũng nhằm hỗ trợ các cơ quan quản lý nhà nước trong việc

quản lý Doanh nghiệp xã hội, Luật Doanh nghiệp 2014 lần đầu tiên công nhận

về mặt pháp lý mô hình kinh doanh này. Cụ thể, tại Điều 10, Luật Doanh nghiệp

Việt Nam năm 2014, có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, ghi nhận về Tiêu chí, quyền

và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội trong đó qui định sử dụng ít nhất 51%

tổng lợi nhuận hằng năm của doanh nghiệp để tái đầu tư nhằm thực hiện mục

tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký. Đến Bộ luật Dân sự năm 2015, khi quy

định về chủ thể là pháp nhân, Doanh nghiệp xã hội được xếp trong loại pháp

nhân phi thương mại. Việc quy định này đã hợp lý hay chưa, có sự mâu thuẫn

hay không? Để làm rõ điều này cần phải phân tích bản chất doanh nghiệp xã

hội là như thế nào

pdf14 trang | Chuyên mục: Luật Dân Sự | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 225 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Doanh nghiệp xã hội – Pháp nhân thương mại hay pháp nhân phi thương mại?, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
đường phát hiện các vấn đề tồn tại trong xã hội để tìm ra hình thức kinh doanh 
phù hợp nhằm giải quyết các vấn đề xã hội đó. Các vấn đề xã hội thường được 
quan tâm là bảo vệ giá trị văn hoá, tôn trọng các quan hệ xã hội, bảo vệ môi 
trường, cứu trợ, quyên góp, hỗ trợ đối tượng gặp khó khăn, giải quyết các xung 
đột trong gia đình, cộng đồng hoặc làm lành mạnh các quan hệ xã hội. Rõ 
ràng, cùng là chủ thể kinh doanh trên thị trường, nhưng DNXH lại đặt mục tiêu 
xã hội lên hàng đầu, tối ưu hoá lợi nhuận chứ không phải tối đa hoá lợi nhuận 
như các doanh nghiệp truyền thống. 
Như vậy, các DNXH có phạm vi hoạt động khá rộng và có mối liên kết 
rộng rãi cũng như liên quan đến nhiều đối tượng khác nhau. Sự tồn tại của nó 
gắn liền với các vấn đề xã hội, môi trường và mục tiêu cơ bản của nó không phải 
là lợi nhuận mà là để bảo vệ và phát triển những giá trị xã hội, làm sâu sắc thêm 
hệ số giá trị xã hội cũng như giải quyết các vấn đề phức tạp về mặt xã hội mà 
các doanh nghiệp hoặc tổ chức lợi nhuận không thực hiện. DNXH có chức năng 
độc lập nhưng lại có sự phụ thuộc rất lớn vào sự ủng hộ của dư luận xã hội, 
chính phủ, cộng đồng và các đối tượng hữu quan khác. 
4. Mâu thuẫn trong quy định về Doanh nghiệp xã hội giữa Bộ luật 
dân sự 2015 và Luật doanh nghiệp 2014. 
BLDS năm 2015 đã ghi nhận hai loại chủ thể là cá nhân và pháp nhân. 
Trong đó, pháp nhân bao gồm hai loại là pháp nhân thương mại và pháp nhân 
14
 Theo điểm b,c khoản 1 Điều 10, Luật Doanh nghiệp năm 2014 
11 
phi thương mại. Trong đó, pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêu 
chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên. Pháp 
nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế khác15. Theo đó, 
Doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, 
được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh 
doanh
16
. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công 
đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch 
vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi17. Như vậy, đã nói đến doanh nghiệp 
tức là nói đến mục đích sinh lợi18, đây là đặc điểm nổi bật để phân biệt giữa 
doanh nghiệp và tổ chức nói chung. Trong khi đó, tại Khoản 1 Điều 10 Luật 
Doanh nghiệp 2014 quy định các tiêu chí để xác định doanh nghiệp xã hội, đó 
là: (i) Là doanh nghiệp được đăng ký thành lập theo quy định của Luật này; (ii) 
Mục tiêu hoạt động nhằm giải quyết vấn đề xã hội, môi trường vì lợi ích cộng 
đồng; (iii) Sử dụng ít nhất 51% tổng lợi nhuận hàng năm của doanh nghiệp để 
tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, môi trường như đã đăng ký.19 Với 
quy định này, có thể thấy Luật Doanh nghiệp đã quy định khá rõ ràng về 
DNXH, xem DNXH là doanh nghiệp thông thường, được tổ chức và hoạt động 
theo một trong các loại hình doanh nghiệp như công ty hợp danh, công ty cổ 
phần, công ty trách nhiệm hữu hạn Sự khác biệt của DNXH chỉ ở mục tiêu 
hoạt động và tỷ lệ phân phối lợi nhuận (phục vụ mục tiêu xã hội, môi trường). 
Trong Nghị định số 96/ NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Doanh 
nghiệp cũng chỉ quy định về việc Công khai cam kết thực hiện mục tiêu xã hội, 
môi trường của DNXH, không quy định số phần trăm lợi nhuận còn lại có được 
phép chia cho các thành viên hay không.
20Như vậy, có thể thấy DNXH cũng là 
15
 Khoản 1,2 Điều 75 Bộ Luật Dân sự 2015 
16
 Khoản 7, Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 
17
 Khoản 16 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 
18
 Đinh nghĩa về doanh nghiệp theo Điều 4.7 Luật Doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có 
tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh 
19
 Khoản 1 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014 
20
 Điểm c, Khoản 4, Điều 5 Nghị định số 96/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2015: “4. Cam kết thực hiện mục 
tiêu xã hội, môi trường của doanh nghiệp xã hội được lập theo mẫu và phải bao gồm các nội dung sau đây: 
c) Mức tỷ lệ phần trăm (%) lợi nhuận giữ lại hằng năm được tái đầu tư để giải quyết vấn đề xã hội, môi 
trường.” 
12 
một pháp nhân thương mại, chỉ có điều lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh 
doanh trước tiên (ít nhất 51%) được dùng để giải quyết những vấn đề xã hội; Có 
thể sử dụng nhiều nhất 49% lợi nhuận còn lại để chia cho các thành viên (trừ các 
khoản tài trợ huy động được21 ). Nếu DNXH có bất cứ hoạt động kinh doanh 
nào trái pháp luật, vi phạm pháp luật hình sự Việt Nam, thì cũng phải chịu trách 
nhiệm hình sự như một pháp nhân thương mại thông thường. (Xem khoản 2 
Điều 2 và Điều 76 Bộ luật Hình sự Việt Nam 2015)22. Trong khi đó, đến BLDS 
2015 lại quy định pháp nhân phi thương mại là pháp nhân không có mục tiêu 
chính là tìm kiếm lợi nhuận; nếu có lợi nhuận thì cũng không được chia cho các 
thành viên. Có thể thấy, khi quy định về pháp nhân phi thương mại, hàm ý của 
nhà làm luật muốn đề cập đến các cơ quan nhà nước hay các tổ chức xã hội, tổ 
chức nghề nghiệp. Tuy nhiên, khi liệt kê, thì Pháp nhân phi thương mại bao gồm 
các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính 
trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội 
nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện, doanh nghiệp xã hội và các tổ chức phi 
thương mại khác23. Như vậy, theo cách định nghĩa và liệt kê này của BLDS năm 
2015, có thể hiểu DNXH chính là pháp nhân phi thương mại. 
Từ những phân tích trên cho thấy, việc đưa DNXH nằm trong số các pháp 
nhân phi thương mại trong BLDS năm 2015 đã thể hiện sự bất hợp lý của một 
đạo luật chung, mâu thuẫn với luật chuyên ngành được ban hành trước (Luật 
Doanh nghiệp ban hành năm 2014)24, đi ngược với nguyên tắc “bảo đảm tính 
hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản pháp luật trong hệ thống 
pháp luật”25 của Luật ban hành các văn bản pháp luật Việt Nam 2015, thậm chí 
21
 Điểm d, khoản 2 Điều 10 Luật Doanh nghiệp 2014:”Không được sử dụng các khoản tài trợ huy động được 
cho mục đích khác ngoài bù đắp chi phí quản lý và chi phí hoạt động để giải quyết vấn đề xã hội, môi trường mà 
doanh nghiệp đã đăng ký” 
22
 Khoản 2 Điều 2 Bộ Luật hình sự quy định về Cơ sở của trách nhiệm hình sự:”Chỉ pháp nhân thương mại 
nào vi phạm một tội được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự” 
23
 Khoản 1,2 Điều 76 Bộ Luật Dân sự 2015 
24
 Ở đây chỉ có 1 sự giao thoa duy nhât giữa quy định của BLDS 2015 và Luật Doanh nghiệp 2014 đó là doanh 
nghiệp sử dụng toàn bộ lợi nhuận của mình dành cho mục tiêu xã hội, môi trường 
25
 Khoản 1 Điều 5 Luật ban hành các văn bản pháp luật 2015, nguyên tắc xây dựng, ban hành các văn bản quy 
phạm pháp luật 
13 
nó còn được xem là bước thụt lùi khi so sánh với BLDS 2005.26(Cần chú ý rằng, 
BLDS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 1/1/2017, trong khi đó Luật Doanh nghiệp 
năm 2014 đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2015, việc quy định DNXH là pháp nhân 
phi thương mại để phần lợi nhuận không được phép chia cho các thành viên 
cũng sẽ chỉ có hiệu lực từ ngày 01/1/2017, vậy trong khoảng thời gian từ 
01/7/2015 đến 01/01/2017 thì DNXH vẫn là Pháp nhân, được phép chia lợi 
nhuận sau khi sử dụng số lợi nhuận cam kết sử dụng cho mục đích xã hội, thậm 
chí phần lợi nhuận được chia này cũng vẫn phải nộp thuế đối với cơ quan Nhà 
nước như các doanh nghiệp thông thường). Ngoài ra, việc đưa doanh nghiệp xã 
hội là pháp nhân phi thương mại đã loại trừ trách nhiệm hình sự của các DNXH 
có hành vi vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Điều 76 Bộ luật Hình sự 
Việt Nam 2015. Theo ý kiến cá nhân, tác giả không đồng tình với việc đưa 
DNXH là pháp nhân phi thương mại, việc này đã dẫn đến hâu quả pháp lý là số 
lợi nhuận còn lại sau khi cam kết sử dụng cho mục tiêu xã hội cũng không được 
phép chia cho các thành viên, đi ngược lại với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển 
của các doanh nghiệp trong thời kỳ kinh tế thị trường, bởi bản chất, đó vẫn là 
pháp nhân thương mại, chỉ khác biệt ở chỗ lợi nhuận của DNXH phải sử dụng ít 
nhất 51% để tái đầu tư nhằm thực hiện mục tiêu xã hội, thể hiện sự thống nhất, 
đảm bảo nguyên tắc trong Luật Ban hành các văn bản pháp luật Việt Nam 2015. 
Tuy nhiên, cũng có thể nhận thấy sự giao thoa duy nhất giữa Luật Doanh nghiệp 
năm 2014 và BLDS năm 2015 là DNXH cam kết sử dụng 100% lợi nhuận cho 
mục tiêu xã hội. Với cam kết này, DNXH mới đáp ứng được tiêu chí “Pháp nhân 
phi thương mại”. 
Tóm lại 
Trong nền kinh tế thị trường vẫn đang trong giai đoạn chuyển đổi ở nước 
ta, sự công nhận chính thức đối với DNXH trong Luật doanh nghiệp năm 2014 
và Bộ luật Dân sự năm 2015 là công cụ hữu hiệu để phát huy các sáng kiến xã 
hội, huy động các nguồn lực để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng một cách 
26
 BLDS 2005 không chia thành pháp nhân thương mại và phi thương mại mà chỉ đề cập đến Pháp nhân nói 
chung và đưa ra các điều kiện để được trở thành pháp nhân. Khi áp các điều kiện này vào thì các DNXH đều 
thỏa mãn những yêu cầu đó. 
14 
bền vững, hiệu quả và thiết thực. Tuy nhiên, để phát huy sức mạnh của DNXH, 
trước tiên cần có một khung khổ pháp lý ổn định, thống nhất, tránh mâu thuẫn 
nhau giữa các đạo luật. Hơn thế, cần đưa ra khái niệm DNXH một cách chính 
xác, rõ ràng, 
Tài liệu tham khảo 
1. Bộ luật Dân sự năm 2015; 
2. Bộ luật Hình sự năm 201; 
3. Luật Doanh nghiệp năm 2014; 
4. Luật Hợp tác xã năm 2013; 
5. Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật năm 2015; 
6. Nghị định số 96/NĐ-CP ban hành ngày 19/10/2015; 
7. About Social Enterprise, 
social-enterprise, truy cập ngày 23/05/2016; 
8. CSR (Corporate Social Responsibility – Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp) 
định nghĩa và nguồn gốc. Xem thêm tại 
 truy cập 
ngày 17/6/2016; 
9. Việt Phương, (2013), Xu hướng “doanh nghiệp xã hội”, Tuổi trẻ online, 
hoi/575421.html; 
10. https://www.oecd.org/cfe/leed/37753595.pdf, trang 01 truy cập ngày 
23/05/2016; 
11.  truy cập ngày 22/05/2016; 
12.  
13.  
14.  

File đính kèm:

  • pdfdoanh_nghiep_xa_hoi_phap_nhan_thuong_mai_hay_phap_nhan_phi_t.pdf
Tài liệu liên quan