Đồ án Tìm hiểu thiết bị SVC và phân bố tối ưu thiết bị SVC trên lưới truyền tải
MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN i
DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI. ii
MỤC LỤC iii
PHẦN I. GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1
1. Lịch sử hình thành và phát triển của SVC 1
PHẦN II. TÌM HIỂU VỀ SVC 4
1. Cấu tạo cơ bản của SVC 4
2. Xây dựng mô hình SVC ở chế độ xác lập. 12
PHẦN III. SỬ DỤNG THUẬT TOÁN DI TRUYỀN GA TRONG LỰA CHỌN VÀ PHÂN BỐ TỐI ƯU THIẾT BỊ FACTS 19
1. GIỚI THIỆU 19
2. CÁC MÔ HÌNH CỦA FACTS 20
3. HÀM CHI PHÍ 22
4. TỐI ƯU VỊ TRÍ FACTS 24
5. THUẬT TOÁN DI TRUYỀN 25
5.1. Encoding ( mã hóa 25
6. NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP 30
7. KẾT LUẬN 31
8. PHỤ LỤC 32
PHẦN IV. SỬ DỤNG THUẬT TOÁN DI TRUYỀN PSO TRONG LỰA CHỌN VÀ PHÂN BỐ TỐI ƯU THIẾT BỊ FACTS 33
1. THUẬT TOÁN PSO 34
2. Lưu đồ giải thuật PSO. 36
3. Biểu đồ lưu thông của thuật toán PSO: 37
4. KẾT QUẢ ÁP DỤNG THUẬT TOÁN PSO VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN 40
4.1. Hệ thống IEEE 14 Bus: 40
5. KẾT LUẬN 46
PHẦN V. TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
ông số tự nhiên của bài toán tối ưu để tìm ra điểm tối ưu trong không gian tìm kiếm. Tính chất của thuật toán PSO. - Trọng lượng quán tính không đổi. - Động lực quán tính và vận tốc tối đa giảm. - Thời gian theo dõi phụ thuộc là nhỏ nhất. - Có sử dụng thông số nén. - Tốc độ tuyến tính của trọng lượng quán tính giảm. - Sử dụng phương pháp tối ưu hóa rời rạc. - Khả năng tìm kiếm tốt nhưng tìm kiếm tối ưu cục bộ lại không ổn định. - Có thể tăng tốc độ tìm kiếm địa phương tốt hơn với chi phí cao hơn và khả năng hội tụ sớm hơn. - Khả năng tìm kiếm cục bộ tăng nhanh và đạt được bằng thuật toán sửa đổi. Ưu nhược điểm của thuật toán PSO. · Ưu điểm: - Thực hiện đơn giản. - Dễ dàng để xử lý song song đồng thời. - Chuyển hóa miễn phí. - Thuật toán có ít thông số. - Thuật toán có hiệu quả tìm kiếm trên toàn cục. · Nhược điểm: - Khả năng tìm kiếm cục bộ yếu. Ứng dụng của thuật toán PSO. · PSO sử dụng trong lĩnh vực y học để nghiên cứu và điều trị các bệnh thần kinh: - Thuật toán PSO phát hiện được bệnh Parkinson (Đi đứng khó khăn, cử động chậm, tay chân cứng và run, cơ mặt bị liệt). - Sử dụng thuật toán PSO có thể khai thác được các quy tắc từ các mạng mờ. - Dùng thuật toán PSO để nhận dạng bằng hình ảnh. · Trong ngành điện sử dụng thuật toán PSO để tối ưu hóa trong phân bố mạng điện năng.. · Sử dụng thuật toán PSO để tìm nghiệm tối ưu trong bài toán cơ học kết cấu: - Tối ưu hóa hình dạng và kích thước thiết kế. - Tối ưu hóa cấu trúc liên kết (tìm mối liên hệ không gian tối ưu giữa các đối tượng được liên kết). · Sử dụng thuật toán PSO trong quy trình hóa sinh: Tạo ra một loạt động tác, đặc biệt sử dụng trong loạt hoạt động được tổ chức và tiến hành nhằm đạt tới một kết quả cuối cùng trong sản suất hóa sinh. KẾT QUẢ ÁP DỤNG THUẬT TOÁN PSO VÀO HỆ THỐNG ĐIỆN Hình 4.1: Sơ đồ của SVC Hệ thống IEEE 14 Bus: Hệ thống kiểm tra bao gồm 5 thanh cái máy phát (thanh cái số 1,2,3,6 và 8), 9 thanh cái tải (thanh cái số 4,5,7,9,10,11,12,13 và 14) và 20 đường dây truyền tải. Tải điện thực tế được tăng lên 115, 125 và 150%. Vị trí tối ưu và đánh giá của SVC cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 14 thanh cái sử dụng GA và PSO được thể hiện ở bảng 4.2. : Tổn thất điện năng thực tế cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 14 thanh cái được cho ở bảng 4.33. Sự so sánh điện áp của hệ thống IEEE 14 thanh cái khi không có SVC, khi với SVC tại thanh cái số 13 thu được từ GA và khi với SVC tại thanh cái số 7 thu được từ PSO cho tải trong điều kiện làm việc bình thường được thể hiện trong hình 2. Bảng 4.1: Thông số GA và PSO GA PSO Population 20 Population 10 Crossover fraction 0.8 C1 2.5 Migration fraction 0.2 C2 1.5 Elite count 2.0 W max 0.9 W min 0.4 Bảng 4.2: Vị trí tối ưu và đánh giá của SVC cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 14 thanh cái sử dụng GA và PSO: Loading condition GA PSO Location Rating Location Rating Normal loading 13 0.2376 7 0.2481 115% loading 13 0.0082 7 0.2481 125% loading 11 0.0115 7 0.2481 150% loading 9 -0.2499 7 0.2481 Bảng 4.3: Tổn thất điện năng thực tế cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 14 thanh cái: Loading condition Without SVC GA PSO Normal loading 13.593 13.520 13.554 115% loading 18.727 18.521 18.549 125% loading 22.961 22.397 22.390 150% loading 37.012 33.699 33.891 Hình 4.2: Điện áp của hệ thống IEEE 14 thanh cái cho tải làm việc bình thường Hệ thống IEEE 30 Bus: Hệ thống kiểm tra bao gồm 6 thanh cái máy phát (thanh cái số 1, 2, 5, 8, 11 và 13), 24 thanh cái tải (thanh cái số 3, 4, 6, 7, 9, 10, 12, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29 và 30) và 41 đường dây truyền tải. Tổng nhu cầu của hệ thống là 283,4 MW. Tải điện thực tế được tăng lên 115, 125 và 150%. Vị trí tối ưu và đánh giá của SVC cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 30 thanh cái sử dụng GA và PSO được thể hiện ở bảng 4.4. : Tổn thất điện năng thực tế cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 30 thanh cái được cho ở bảng 4.5. Sự so sánh điện áp của hệ thống IEEE 30 thanh cái khi không có SVC, khi với SVC tại thanh cái số 19 thu được từ GA và khi với SVC tại thanh cái số 17 thu được từ PSO cho tải trong điều kiện làm việc bình thường được thể hiện trong hình 4.3. Bảng 4.4: Vị trí tối ưu và đánh giá của SVC cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 30 thanh cái sử dụng GA và PSO: Loading condition GA PSO Location Rating Location Rating Normal loading 19 0.2335 17 -0.1189 115% loading 29 0.0241 17 -0.1189 125% loading 27 0.2123 17 -0.1189 150% loading 24 0.0983 17 -0.1189 Bảng 4.5: Tổn thất điện năng thực tế cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 30 thanh cái: Loading condition Without SVC GA PSO Normal loading 17.571 17.523 17.543 115% loading 24.589 24.053 24.028 125% loading 29.662 28.992 29.041 150% loading 49.675 44.168 44.127 Hình 4.3: Điện áp của hệ thống IEEE 30 thanh cái cho tải làm việc bình thường Hệ thống IEEE 57 Bus: Hệ thống kiểm tra bao gồm 7 thanh cái máy phát (thanh cái số 1, 2, 3, 6, 8, 9 và 12), 50 thanh cái tải (thanh cái số 4, 5, 7, 10, 11, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 32, 33, 34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 46, 47, 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 và 57) và 80 đường dây truyền tải. Tổng nhu cầu của hệ thống là 1195.8 MW. Tải điện thực tế được tăng lên 115, 125 và 150%. Vị trí tối ưu và đánh giá của SVC cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 57 thanh cái sử dụng GA và PSO được thể hiện ở bảng 4.6. : Tổn thất điện năng thực tế cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 30 thanh cái được cho ở bảng 4.7. Sự so sánh điện áp của hệ thống IEEE 57 thanh cái khi không có SVC, khi với SVC tại thanh cái số 36 thu được từ GA và khi với SVC tại thanh cái số 41 thu được từ PSO cho tải trong điều kiện làm việc bình thường được thể hiện trong hình 4.4. Bảng 4.6: Vị trí tối ưu và đánh giá của SVC cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 57bus sử dụng GA và PSO: Loading condition GA PSO Location Rating Location Rating Normal loading 36 0.2335 41 -0.0763 115% loading 36 0.2335 41 -0.0763 125% loading 36 0.0692 41 -0.0763 150% loading 38 0.0086 41 -0.0763 Bảng 4.7: Tổn thất điện năng thực tế cho các trường hợp tải khác nhau với IEEE 57 thanh cái: Loading condition Without SVC GA PSO Normal loading 28.681 27.832 28.116 115% loading 50.149 49.089 50.068 125% loading 72.877 69.834 71.134 150% loading 167.407 150.124 152.259 Hình 4.4: Điện áp của hệ thống IEEE 57 thanh cái cho tải làm việc bình thường PHÂN TÍCH KẾT QUẢ Đối với phụ tải bình thường IEEE 14 thanh cái, thanh cái 13 được xác định là vị trí tối ưu của SVC sử dụng GA và tỉ lệ độ nhạy của SVC là 0.2376 p.u. Và điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm 7,3%. Thanh cái 7 được xác định là vị trí tối ưu của SVC sử dụng PSO và tỉ lệ độ nhạy của SVC là 0.2481 p.u. Và điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm 3,9%. Điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm cho tải tăng đến 115, 125 và 150% của phụ tải bình thường. Đối với IEEE 30 thanh cái, thanh cái 19 được xác định là vị trí tối ưu của SVC sử dụng GA và tỉ lệ độ nhạy của SVC là 0.2335 p.u. Và điện áp được tăng tại tất cả thanh cái và tổn hao công suất thực giảm 4,8%.Thanh cái 17 được xác định là vị trí tối ưu của SVC sử dụng PSO và tỉ lệ độ nhạy của SVC là -0.1189 p.u. Và điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm 2,8%. Điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm cho tải tăng đến 115, 125 và 150% của phụ tải bình thường. Đối với IEEE 57 thanh cái, vị trí tối ưu của SVC sử dụng GA là thanh cái 36 và tỉ lệ độ nhạy của SVC là 0.2335 p.u. Và điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm 84,9%. Thanh cái 41 được xác định là vị trí tối ưu của SVC sử dụng PSO và tỉ lệ độ nhạy của SVC là -0.0763p.u. Và điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm 56,5%. Điện áp được tăng tại tất cả các thanh cái và tổn hao công suất thực giảm cho tải tăng đến 115, 125 và 150% của phụ tải bình thường. KẾT LUẬN Nghiên cứu này thực hiện nhầm nỗ lực tìm ra được vị trí tối ưu và kích thước của thiết bị SVC trong việc giảm chỉ số ổn định điện áp, tổn hao công suât, độ lệch điện áp, chi phí tổ máy phát điện và chi phí thiết bị SVC sử dụng PSO và GA cho điều kiện phụ tải khác nhau. Mô phỏng được thực hiện trên IEEE hệ thống 14, 30, 57 thanh cái. Nó được quan sát đối với tất cả các tải tăng 115, 125 và 150 % của phụ tải bình thường, độ lớn ổn định điện áp được cải thiện, điện áp của hệ thống điện được tăng, độ lệch điện áp tải được giảm, chi phí tổ máy phát và SVC được giảm và tổn hao công suất thực cũng được giảm bởi vị trí tối ưu của thiết bị SVC trong hệ thống điện. GA có kết quả tốt hơn PSO và phương pháp thông thường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. H. a. L. Gyugyi, Understanding FACTS: concepts and technology of flexible ac transmission systems. IEEE Press, 1999. 2. Jaco F. Schutte (2005), The Particle Swarm Optimization Algorithm, EGM 6365 - Structural Optimization. 3. Arturo Hernández Aguirre, Angel E. Muñoz Zavala, E. Villa Diharce and S.Botello Rionda (I-07-04/22-02-2007), COPSO: Constrained Optimization Via PSO Algorithm, Center for Research in Mathematics (CIMAT), Department of Computer Science, y Department of Statistics. 4. Marco A. Montes de Oca (May 7, 2007), Particle Swarm Optimization Introduction, IRIDIA-CoDE, Universit´e Libre de Bruxelles (U.L.B.). 5. American J. of Engineering and Applied Sciences 5 (1): 70-77, 2012, ISSN 1941-7020:Enhancement of Voltage Stability by Optimal Location of Static Var Compensator Using Genetic Algorithm and Particle Swarm Optimization 6. Siti Amely Jumaat, Faculty of Elect. and Engineering (2011): Optimal Location and Sizing of SVC Using Particle Swarm Optimization Technique.
File đính kèm:
- do_an_tim_hieu_thiet_bi_svc_va_phan_bo_toi_uu_thiet_bi_svc_t.docx
- DAMH2- SVC-HK152.pdf