Đề tài Trạm biến áp 220kV Nha Trang - Nguyễn Khánh Hòa

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NƠI THỰC TẬP 4

1.1. CÔNG TY TRUYỀN TẢI ĐIỆN 3 (PTC3) 4

1.1.1. Các giai đoạn hình thành và phát triển 4

1.1.2. Sơ đồ tổ chức 5

1.1.3. Khối lượng quản lý, vận hành 5

1.2. TRẠM BIẾN ÁP 220KV NHA TRANG 6

1.2.1. Giới thiệu TBA 220kV Nha Trang (E29) 6

1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển 7

1.2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý vận hành và công tác điều độ trong HTĐ 9

1.2.4. Các bản vẽ mặt cắt các ngăn TBA 10

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ NHẤT THỨ 11

2.1. QUY TRÌNH ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ VẬN HÀNH (TÓM LƯỢC) 11

2.1.1. Chữ số đặc trưng cho cấp điện áp 11

2.1.2. Tên thanh cái 11

2.1.3. Tên máy biến áp 11

2.1.4. Tên máy cắt 11

2.1.5. Tên dao cách ly 12

2.1.6. Tên dao tiếp địa 12

2.1.7. Tên tụ điện 12

2.2. THAO TÁC VẬN HÀNH CÁC SƠ ĐỒ CƠ BẢN 13

2.2.1. MC vòng thay thế cho một MC khác trong sơ đồ. 13

2.2.2. Cô lập thanh góp 14

2.2.3. Khôi phục thanh góp 14

2.2.4. MC vòng thay thế cho một MC khác và cô lập thanh góp 15

2.3. NGHIÊN CỨU DAO CÁCH LY 17

2.3.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển - logic thao tác 17

2.3.2. Thông số kĩ thuật một số DCL thực tế tại trạm 20

2.4. NGHIÊN CỨU MÁY CẮT 21

2.4.1. Sơ đồ nguyên lý mạch điều khiển - logic thao tác 21

2.4.2. Sơ đồ nguyên lý mạch hòa đồng bộ 23

2.4.3. Thông số kỹ thuật một số MC thực tế tại trạm 26

2.5. NGHIÊN CỨU MÁY BIẾN ÁP 26

2.5.1. Thông số kỹ thuật MBA AT2 225/115/23kV – 250MVA 26

2.5.2. Sơ đồ nguyên lý mạch điều chỉnh đầu phân áp (OLTC) 29

2.5.3. Sơ đồ mạch điều khiển quạt mát và bơm dầu thực tế 32

CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ NHỊ THỨ 33

3.1. SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI AC – DC 33

3.1.1. Sơ đồ phân phối AC 33

3.1.2. Sơ đồ phân phối DC 33

3.2. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ CỦA NGĂN ĐƯỜNG DÂY (271) 34

3.2.1. Sơ đồ nguyên lý 34

3.2.2. Phương thức bảo vệ 35

3.3. PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ CỦA NGĂN VÒNG (200) 37

3.3.1. Sơ đồ nguyên lý 37

3.3.2. Phương thức bảo vệ 38

CÁC BẢN VẼ 40

NHẬN XÉT VÀ CHẤM ĐIỂM CỦA NƠI THỰC TẬP 57

 

docx41 trang | Chuyên mục: Cung Cấp Điện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 843 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đề tài Trạm biến áp 220kV Nha Trang - Nguyễn Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ân áp. Vì vậy 2 nấc 9A và 9C thực tế là nấc để đảo chiều dòng điện trong cuộn dây.
Thao tác tại chỗ 
- Khóa local/remote S32 để chế độ L
- Tăng tap:
 + Nhấn nút tăng tap S1, cấp điện cho cuộn tăng tap K1. Tiếp điểm phụ K1 trong mạch K3 đóng cấp điện cho cuộn K3. Tiếp điểm chính K1 và K3 đóng điện cho động cơ M1 quay theo chiều tăng tap. 
 + Nếu động cơ quay đúng chiều, sau 2 vòng quay, tiếp điểm S14 đóng lại duy trì điện cho cuộn K1. Nếu động cơ quay ngược chiều, sau 2 vòng quay ngược (theo chiều giảm tap), tiếp điểm S12 sẽ đóng lại cấp điện cho cuộn Q1 để cắt điện mạch điều khiển. Sau đó ta phải đấu dây lại động cơ M1 để quay đúng chiều.
 + Nếu động cơ đã quay đúng chiều, sau 5 vòng quay, tiếp điểm S13 NO sẽ đóng lại cấp điện cho cuộn K20 để chống việc tăng giảm tap khi động cơ đang hoạt động.
 + Khi động cơ quay đủ hành trình 33 vòng, tiếp điểm S6 mở ra để ngắt điện K1 và K3, từ đó ngắt điện động cơ, kết thúc việc tăng tap. Tiếp điểm chính NO của K3 có tác dụng hãm động cơ khi mất điện.
- Giảm tap:
 + Nhấn nút giảm tap S2, cấp điện cho cuộn tăng tap K2. Tiếp điểm phụ K2 trong mạch K3 đóng cấp điện cho cuộn K3. Tiếp điểm chính K2 và K3 đóng điện cho động cơ M1 quay theo chiều giảm tap. 
 + Nếu động cơ quay đúng chiều, sau 2 vòng quay, tiếp điểm S12 đóng lại duy trì điện cho cuộn K2. Nếu động cơ quay ngược chiều, sau 2 vòng quay ngược (theo chiều tăng tap), tiếp điểm S14 sẽ đóng lại cấp điện cho cuộn Q1 để cắt điện mạch điều khiển. Sau đó ta phải đấu dây lại động cơ M1 để quay đúng chiều.
 + Nếu động cơ đã quay đúng chiều, sau 5 vòng quay, tiếp điểm S13 NO sẽ đóng lại cấp điện cho cuộn K20 để chống việc tăng giảm tap khi động cơ đang hoạt động.
 + Khi động cơ quay đủ hành trình 33 vòng, tiếp điểm S7 mở ra để ngắt điện K2 và K3, từ đó ngắt điện động cơ, kết thúc việc tăng tap. 
- Khi bắt đầu tăng, giảm tap, relay thời gian K29 sẽ bắt đầu đếm, nếu quá thời gian quy định mà vẫn chưa tăng, giảm tap xong (do động cơ bị kẹt) thì tiếp điểm thời gian K29 sẽ tác động để cấp điện cho cuộn Q1, ngắt mạch điều khiển động cơ.
- Nếu đang vận hành ở tap 9 mà muốn tăng (hoặc giảm) tap thì phải thao tác đổi chiều cuộn dây qua tap 9A (hoặc 9B). Khi đó tiếp điểm S37 sẽ đóng lại để cấp điện cho động cơ quay thêm 1 hành trình nữa sang tap 10 (hoặc 8).
Thao tác từ xa 
- Khóa local/remote S32 ở chế độ R, điện sẽ cấp vào bảng điều khiển trong phòng qua đường L6.
- Nếu trong phòng thao tác tăng tap, sẽ cấp điện vào đường L3 và thực hiện trình tự như khi thao tác tại chỗ.
- Nếu trong phòng thao tác giảm tap, sẽ cấp điện vào đường L4 và thực hiện trình tự như khi thao tác tại chỗ.
Thao tác bằng tay quay 
- Ấn nút để cấp điện cho cuộn S8 (không được trình bày trong sơ đồ), tiếp điểm S8 mở ra cách ly phần mạch điều khiển và mạch động lực. Từ đó tiến hành quay tay để điều chỉnh tap.
Sơ đồ mạch điều khiển quạt mát và bơm dầu thực tế
(Bản vẽ số 9, 10, 11, 12, 13, 14/ trang 49-54)
Mạch điều khiển quạt mát 
- MBA được làm mát cưỡng bức bằng hệ thống 12 động cơ quạt làm mát 380V – 0.4 kW và được chia thành 2 nhóm, mỗi nhóm 6 động cơ.
- Hệ thống điều khiển gồm 2 chế độ điều khiển: tại chỗ (local) và từ xa (remote); trong mỗi chế độ điều khiển có 2 phương thức điều khiển: tự động (auto) và bằng tay (manual).
- Chế độ tự động: hệ thống bơm sẽ khởi động khi nhiệt độ MBA lớn hơn nhiệt độ t1 và sẽ ngừng hoạt động khi nhiệt độ MBA bé hơn nhiệt độ t2 (t2<t1).
- Chế độ bằng tay: hệ thống bơm sẽ hoạt động tùy vào người vận hành.
Mạch điều khiển bơm dầu
- Ngoài quạt mát, MBA còn được làm mát cưỡng bức 2 bằng bơm dầu tuần hoàn. 
- Tương tự quạt mát, hệ thống bơm dầu cũng được điều khiển tại chỗ hoặc từ xa, mỗi chế độ cũng có 2 phương thức điều khiển tự động hoặc bằng tay.
- Ngoài ra, hệ thống bơm dầu còn có mạch bảo vệ bằng relay dòng chảy dầu. Nếu sau một thời gian hoạt động không phát hiện có dòng chảy dầu lưu thông trong MBA, hệ thống sẽ ngắt động cơ bơm dầu và báo lỗi.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU THIẾT BỊ NHỊ THỨ
SƠ ĐỒ PHÂN PHỐI AC – DC
Sơ đồ phân phối AC 
(Bảng vẽ số 15/ trang 55)
- Hệ thống phân phối AC được cung cấp bởi 2 MBA tự dùng 22/0.4kV - 2x180MVA.
- Phụ tải AC:
	+ Hệ thống chiếu sáng
	+ Hệ thống điều hòa không khí
	+ Hệ thống làm mát và bơm dầu MBA
	+ Hệ thống bơm chữa cháy
	+ Hệ thống điều khiển: tới các tủ MK, tủ vận hành, tủ hợp bộ 
	+ Hệ thống thông tin: SCADA, internet, tủ truyền thông tin 
	+ Hệ thống sạc acquy
	+ Các phụ tải khác.
Sơ đồ phân phối DC 
(Bảng vẽ số 16/ trang 56)
- Hệ thống phân phối DC được cung cấp bởi 2 hệ thống acquy 220V DC, mỗi hệ thống gồm 108 bình acquy ghép nối tiếp, mỗi bình acquy: 1.9 ÷ 2.2 V – 200Ah.
- Bình thường chỉ sử dụng 1 hệ thống acquy, hệ thống còn lại để dự phòng. Mỗi hệ thống acquy được nối với hệ thống phân phối AC thông qua mạch sạc chỉnh lưu.
- Phụ tải DC:
	+ Hệ thống chiếu sáng DC (khẩn cấp)
	+ Hệ thống mạch động lực và điều khiển của MC, DCL (đảm bảo trạm vẫn vận hành được khi có sự cố mất điện)
	+ Hệ thống bảo vệ relay, các tủ CP, RP 
	+ Các phụ tải khác.
PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ CỦA NGĂN ĐƯỜNG DÂY (271)
Sơ đồ nguyên lý
Phương thức bảo vệ 
- F21P: bảo vệ khoảng cách chính dùng relay 7SA513 của hãng Siemens.
- F21B: bảo vệ khoảng cách phụ dùng relay 7SA511 của hãng Siemens.
- F67/67N: bảo vệ quá dòng và quá dòng chạm đất có hướng dùng relay 7SJ512 của hãng Siemens.
- F86/1, F86/2: relay trung gian lockout MVAJ của hãng Alstom.
- F87B: relay bảo vệ so lệch thanh cái, dùng relay P742 của hãng Micom.
F21P – 7SA513
- Tín hiệu vào:
	+ Điện áp đường dây 271
	+ Dòng điện đường dây 271
	+ Điện áp thanh cái C21 hoặc C22 (dùng khi đóng lặp lại)
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu cắt gửi đến relay để cắt MC 273 của trạm 220kV Kronbuk (E47)
+ Tín hiệu đến F86/1 để cắt cuộn 1
	+ Tín hiệu cắt trực tiếp cuộn 1 không qua F86/1
	+ Tín hiệu đến F87B
	+ Tín hiệu tới cuộn đóng để đóng lặp lại
F21B – 7SA511
- Tín hiệu vào:
	+ Điện áp đường dây 271
	+ Dòng điện đường dây 271
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu đến F86/2 để cắt cuộn 2
	+ Tín hiệu cắt trực tiếp cuộn 2 không qua F86/2
	+ Tín hiệu đến F87B
F67/67N – 7SJ512
- Tín hiệu vào:
	+ Điện áp đường dây 271
	+ Dòng điện đường dây 271
- Tín hiệu ra: 
	+ Tín hiệu đến F86/2 để cắt cuộn 2
	+ Tín hiệu cắt trực tiếp cuộn 2 
	+ Tín hiệu đến F87B
F86/1 -MVAJ
- Tín hiệu vào:
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F21P
	+ Tín hiệu cắt gửi từ relay trạm 220kV Kronbuk (đầu kia của đường dây)
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu gửi cắt cuộn 1
	+ Tín hiệu gửi đến F86/2 đê cắt cuộn 2 nếu cuộn 1 cắt không thành công
	+ Tín hiệu gửi đến F87B
F86/2 –MVAJ
- Tín hiệu vào:
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F21B
	+ Tín hiệu cắt gửi từ relay trạm 220kV Kronbuk 
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F86/1 (nếu cuộn 1 cắt không thành công)
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F87B
- Tín hiệu ra:
 	+ Tín hiệu gửi cắt cuộn 2
	+ Tín hiệu gửi đến F87B
F87B – P742
- Tín hiệu vào: F21P, F21B, F67/67N, F86/1, F86/2
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu gửi cắt cuộn 1
	+ Tín hiệu gửi F86/2 để cắt cuộn 2
	+ Tín hiệu khởi tạo 50BF để bảo vệ MC. Nếu MC cắt không thành công, F87B sẽ khởi tạo tín hiệu 50BF để cắt tất cả các MC nối vào thanh cái.
PHƯƠNG THỨC BẢO VỆ CỦA NGĂN VÒNG (200)
Sơ đồ nguyên lý
Phương thức bảo vệ 
- Ngăn vòng 200 có thể thay thế cho tất cả các ngăn khác nên chức năng bảo vệ của ngăn 200 phải thỏa mãn các yêu cầu bảo vệ như các ngăn khác.
- Vì vậy tín hiệu vào ngăn 200 được lấy linh hoạt từ 3 thanh cái C21, C22, C29 và 3 đường dây 271, 273, 274 tùy vào từng sơ đồ vận hành.
- F21-1, F21-2, F79: bảo vệ khoảng cách và tự đóng lại dùng relay P443-1 và P443-2 của hãng Micom
- F86/1, F86/2: relay trung gian lockout 7PA2241 của hãng Arteche
- F87B: bảo vệ so lệch thanh cái dùng relay P742 của hãng Micom
F21-1 – P443
- Tín hiệu vào:
	+ Điện áp thanh cái C21 hoặc C22
	+ Điện áp thanh cái C29
	+ Dòng điện qua MC 200
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu gửi đến relay tại các ngăn 271, 273, 274 (trong trường hợp MC 200 thay thế cho các MC 271, 273, 274)
	+ Tín hiệu gửi đến F86/1 để gửi cắt 2 cuộn cắt
	+ Tín hiệu cắt gửi trực tiếp cuộn 1
	+ Tín hiệu gửi F79-1 để thực hiện chức năng tự đóng lại
	+ Tín hiệu gửi F87B
F21-2 – P443
- Tín hiệu vào:
+ Điện áp từ đường dây 271, 273 hoặc 274 (trong trường hợp MC 200 thay thế các MC 271, 273 hoặc 274)
+ Điện áp thanh cái C21 hoặc C22
	+ Điện áp thanh cái C29
	+ Dòng điện qua MC 200
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu gửi đến relay tại các ngăn 271, 273, 274 (trong trường hợp MC 200 thay thế cho các MC 271, 273, 274)
	+ Tín hiệu gửi đến F86/2 để gửi cắt 2 cuộn cắt
	+ Tín hiệu cắt gửi trực tiếp cuộn 2
	+ Tín hiệu gửi F79-1 để thực hiện chức năng tự đóng lại
	+ Tín hiệu gửi F79-2 để thực hiện chức năng tự đóng lại nếu F79-1 không hoạt động
	+ Tín hiệu gửi F87B
F86/1, F86/2 – 7PA2241
- Tín hiệu vào:
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F21-1 VÀ1 F21-2
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F86T/AT1 trong trường hợp MC 200 thay thế MC 231
	+ Tín hiệu cắt gửi từ F86T/AT2 trong trường hợp MC 200 thay thế MC 232
	+ Riêng F86/2 có thêm tín hiệu cắt gửi từ F87B
- Tín hiệu ra:
	+ Tín hiệu cắt gửi tới 2 cuộn cắt
	+ Tín hiệu gửi F87B
F87B – P742
- Tín hiệu vào: F21-1, F21-2, F86/1, F86/2
- Tín hiệu ra:
	+ Gửi cắt cuộn 1
	+ Gửi F86/2 để cắt 2 cuộn
	+ Tín hiệu 50BF để bảo vệ MC trong trường hợp MC cắt không thành công
CÁC BẢN VẼ
	Trang
Sơ đồ vận hành TBA giai đoạn I: tháng 9/1999 – tháng 10/2003	41
Sơ đồ vận hành TBA giai đoạn II: tháng 10/1999 – tháng 12/2004	42
Sơ đồ vận hành TBA giai đoạn III: tháng 12/2004 – tháng 6/2005	43
Sơ đồ vận hành TBA giai đoạn IV: tháng 6/2005 – tháng 12/2010	44
Sơ đồ vận hành TBA giai đoạn V: tháng 12/2010 – nay	45
Sơ đồ mặt cắt ngăn lộ tổng 220kV	46
Sơ đồ mặt cắt ngăn đường dây 220kV	47
Sơ đồ mặt cắt ngăn vòng – nối 220kV	48
Sơ đồ điều khiển quạt làm mát MBA	49
Sơ đồ chỉ thị trạng thái quạt làm mát MBA	50
Sơ đồ điều khiển bơm dầu MBA	51
Sơ đồ chỉ thị trạng thái bơm dầu MBA	52
Sơ đồ mạch động lực quạt làm mát MBA	53
Sơ đồ mạch động lực bơm dầu MBA	54
Sơ đồ phân phối AC trong TBA	55
Sơ đồ phân phối DC trong TBA	56

File đính kèm:

  • docxde_tai_tram_bien_ap_220kv_nha_trang_nguyen_khanh_hoa.docx
Tài liệu liên quan