Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ

Tóm tắt: Từ lâu, lễ hội cúng trăng (Ok Om Bok) của người Khmer

Nam Bộ là đề tài hấp dẫn được nhiều tác giả nghiên cứu theo

nhiều hướng tiếp cận khác nhau (lễ hội nông nghiệp, lễ hội truyền

thống, lễ hội Phật giáo Nam tông Khmer ). Trên cơ sở lý thuyết

về biểu tượng luận (symbolism) và văn hóa so sánh (comparative

culture theory), bài viết này tập trung phân tích nét tương đồng và

khác biệt giữa lễ hội Ok Om Bok với các lễ hội của Ấn Độ. Từ đó,

nhận diện dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong lễ hội cúng trăng của người

Khmer với lớp văn hóa chịu ảnh hưởng Hindu giáo và Phật giáo từ

Ấn Độ.

pdf15 trang | Chuyên mục: Văn Hóa Dân Gian Việt Nam | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 335 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Dấu ấn văn hóa Ấn Độ trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
i cúng 
Trăng đặc biệt hơn những lễ hội khác của người Khmer Nam Bộ khi vừa 
là lễ hội mang đậm chất nông nghiệp, gắn liền với nhiều điển tích Phật 
giáo nhưng lại có dấu tích của tôn giáo dân gian và Hindu giáo. Cụ thể, 
nghi lễ thả đèn nước (người Khmer gọi là Bund Lôi Pres típ) trong lễ hội 
Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ có nét tương đồng với lễ hội 
Kartik Poornima cầu Thần Mặt Trăng của người Ấn Độ là thể hiện lòng 
tôn kính, tạ ơn đến thần nước đã đem lại sự sinh sôi nảy nở cho con 
người. Đồng thời cũng thể hiện sự ăn năn hối lỗi vì đã sử dụng nước để 
sinh hoạt đã làm tổn hại đến thần. Ngoài ra, nghi lễ này còn gợi nhắc lại 
truyền thuyết thả hoa đăng trôi sông để dâng cúng đến dấu chân của Phật 
còn lưu giữ ở bến sông Nam ma Tea (Ấn Độ)24. Các nghi lễ liên quan đến 
nước trong lễ hội Ok Om Bok của người Khmer Nam Bộ còn phải kể đến 
hội đua ghe Ngo. Nó diễn lại tích xưa rắn thần Naga nổi lên đưa Phật và 
các vị sư qua sông. Nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Trần Dũng cho 
rằng, “đây cũng được cho là nghi thức người Khmer thực hiện để tiễn 
đưa mẹ nước về với biển cả sau một mùa nước nổi giúp con người gieo 
trồng, cũng như thể hiện ước nguyện đến mùa vụ năm sau, mẹ nước lại 
trở về cùng người dân gieo trồng. Điều này lý giải vì sao trong chu kỳ 
một năm, người Khmer với nhiều lễ hội nhưng chỉ có lễ hội cúng Trăng 
Ok Om Bok mới diễn ra đua ghe Ngo”. 
Không khí sôi nổi của phần hội, thả đèn gió trong lễ hội Ok Om Bok 
còn ý nghĩa sâu xa là tạ ơn thần gió - một trong những vị thần quan trọng 
cùng Thần Mặt Trăng cai quản mùa màng, đem lại mưa thuận gió hòa 
cho mùa màng tốt tươi. Mặt khác, nghi lễ thả đèn gió còn có ý nghĩa tống 
tiễn sự xui rủi, không may mắn đi nơi khác25. Tuy nhiên, vì an toàn cho 
cộng đồng phum sóc, ngày nay nghi lễ này được khuyến khích hạn chế. 
Điều này đã phần nào làm giảm đi nét đặc sắc vốn có của lễ hội Ok Om 
Bok26. Thần Lửa tuy không hiện hữu rõ vai trò vị thần trong lễ hội nhưng 
được nhắc đến như là “phương tiện” tiếp cận nhanh nhất và hiển linh nhất 
của người dân đến các vị thần. Hay phải chăng đã có “tàn tích” lớp văn 
hóa Hindu trong lễ hội Ok Om Bok trước khi Phật giáo Nam tông lan tỏa 
sâu rộng và hòa quyện vào văn hóa bản địa của người Khmer Nam bộ tạo 
64 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 
nên những nét đặc sắc riêng như hiện nay và lớp tàn tích Hindu giáo 
dường như đã bị lãng quên? 
4. Kết luận 
Ngày nay, nhiều người biết đến lễ hội Ok Om Bok của người Khmer 
Nam Bộ là lễ hội Phật giáo Nam tông vì gắn liền với câu chuyện Đức 
Phật và con thỏ. Tuy nhiên, xét về ngữ nghĩa, cụm từ Ok Om Bok (có 
nghĩa là đút cốm dẹp) và các lễ vật nông sản dâng cúng trong lễ hội cho 
thấy lễ hội này cũng mang đậm sắc thái dân gian. Bên cạnh đó tục thờ 
Thần Mặt Trăng trong lễ hội không chỉ biểu trưng cho sự thanh khiết, 
hướng thiện gắn liền với tiền kiếp là con thỏ của Đức Phật mà còn là một 
tín ngưỡng dân gian mang đậm dấu ấn Hindu giáo. 
Bài viết từ góc độ tiếp cận biểu tượng học, tham chiếu qua lễ hội Ok 
Om Bok của người Khmer Nam Bộ với các lễ hội ở Ấn Độ đã tìm ra một 
số dấu ấn văn hóa Hindu giáo và Phật thoại Nam tông gắn với lễ hội cúng 
Trăng của người Khmer Nam Bộ. Việc tham chiếu lễ hội Ok Om Bok 
trong mối quan hệ văn hóa với các lễ hội Ấn Độ như: Diwali, Chhat Puja 
cầu Thần Mặt Trời, Kartika Poornima cầu Thần Mặt Trăng không chỉ 
giúp cho việc hiểu biết cội nguồn của những giá trị văn hóa, mà còn có 
thể có những định hướng phù hợp hơn cho công tác bảo tồn và phát huy 
các giá trị văn hóa Khmer Nam Bộ, nhất là khi lễ hội Ok Om Bok (Trà 
Vinh) đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và 
hội đua ghe Ngo (Sóc Trăng) đã nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia./. 
CHÚ THÍCH: 
1 Phương pháp thực chứng (Postivistic method) trong văn hóa so sánh 
(Comparative culture theory). 
2 Đỗ Thu Hà (2013), “Bước đầu tìm hiểu biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ”, 
Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn - Chuyên đề Văn hóa học, Đại học 
Quốc gia. 
3 Sơn Phước Hoan (1998), Các lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ, 
Nxb. Giáo dục, Hà Nội: 47. 
4 Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyền thống của người Khmer 
Nam bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 138-139. 
5 Trích Nhật ký điền dã Trà Vinh (11/2015), Trương Thị Kim Thủy. 
6 Trích Nhật ký điền dã Trà Vinh (11/2015), Trương Thị Kim Thủy. 
7 Trích Nhật ký điền dã Trà Vinh (11/2015), Trương Thị Kim Thủy. 
8 Theo Wikipedia, Ganga là tên sông Hằng ở Ấn Độ được miêu tả trong các văn 
bản Hindu và Ấn Độ là dòng sông thần thánh. Dòng sông được nhân cách hóa 
như một nữ thần, được người theo Hindu giáo thờ phụng. 
Trương Thị Kim Thủy. Dấu ấn văn hóa Ấn Độ... 65 
9 Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà 
Nội: 33. Thần Đất Prithivi mang tên theo tên chồng (Prithivi từ Prithu mà ra). 
Càng ngày nông nghiệp phát triển, người Ấn Độ gọi Thần Đất là Bhumideva, 
nghĩa là đất trồng trọt. 
10 Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà 
Nội: 65, Sôma (tên Latin là Asclepias aciđa) là một thứ cây leo có chất ngọt, mọc 
ở các sườn đồi vùng tây bắc Ấn Độ, gần núi Hymalaya. 
11 Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
12 Cao Huy Đỉnh (2003), Sđd: 69. 
13 Tiền Văn Triệu (2010), “Góp phần tìm hiểu biểu tượng con thỏ trong văn hóa 
Khmer Nam Bộ qua truyện cổ”, Nguồn sáng dân gian, số 04. 
14 Cao Huy Đỉnh (2003), Sđd: 67. 
15 Theo tác giả Cao Huy Đỉnh: Trăng nhận chất Amarita từ Thần Mặt Trời rồi phân 
phát cho thần, người, vật, cỏ cây. Mặt Trời nuôi dưỡng Mặt Trăng nên Mặt 
Trăng cũng được gọi là con trai của Mặt Trời. Mặt Trăng có 16 ngón tay (kala 
hay còn gọi là tia sáng) đầy mật. Mỗi ngày qua, các thần sẽ nuốt mất của Trăng 
một ngón. Dần dần Trăng khuyết đi chỉ còn một ngón (lúc này gọi là tiết Trăng 
non). Sau đó, Mặt Trời lại bồi dưỡng thêm mật cho Mặt Trăng đủ dần 16 ngón 
(lúc này trăng đầy đặn gọi trăng tròn ngày rằm). 
16 https://en.wikipedia.org/wiki/Chhath 
17 Satguru Subramuniyaswami (1997), Vedic calendar, Hymalayan Academy 
18 Simoons, Frederick J. (1998). Plants of life, plants of death, Univ of Wisconsin 
Press: 7-40. 
19 Littleton, C. Scott; Marshal Cavendish Corporation (2005), Gods, Goddesses, 
And Mythology, Volume 11, Marshall Cavendish: 1124-26. 
20 Trần Dũng, Đặng Tấn Phúc (2012), Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân 
gian Trà Vinh, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội: 152. 
21 Huỳnh Ngọc Trảng (2009), Ý nghĩa văn hóa tâm linh của lễ hội Oóc Om Bóc, 
Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Sóc Trăng: 113. 
22 Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ-me Nam Bộ, Nxb. Văn hóa, Hà Nội: 24. 
23 Thích Đồng Thành, “Sông Hằng và Phật giáo Ấn Độ”, Thế giới Phật giáo, số 01. 
24 Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyền thống của người Khmer 
Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 132. 
25 Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyền thống của người Khmer 
Nam Bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội: 131. 
26 Quyết định số 95/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (15/09/2009) về việc 
cấm sản xuất, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán, đốt và thả đèn trời 
trong phạm vi cả nước. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Phan An (2009), Dân tộc Khmer Nam Bộ, Nxb. Chính Trị Quốc gia, Hà Nội. 
2. Nguyễn Mạnh Cường (2002), Vài nét về người Khmer Nam Bộ, Nxb. Khoa học 
xã hội, Hà Nội. 
3. Jean Chevalier và Alain Gheerbrat (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, 
Nxb. Đà Nẵng và Trường viết văn Nguyễn Du, Dịch từ nguyên bản tiếng Pháp 
Dictionnaire des symboles (Édition revue et augmentée, Robert Laffont, Paris, 1992). 
4. Nguyễn Văn Dân (1998), Lý luận văn học so sánh, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
66 Nghiên cứu Tôn giáo. Số 6 - 2016 
5. Trần Dũng, Đặng Tấn Đức (2012), Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội dân 
gian Trà Vinh, Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội. 
6. Đỗ Thu Hà (2013), “Bước đầu tìm hiểu biểu tượng lửa trong văn hóa Ấn Độ”, 
Những vấn đề Khoa học Xã hội & Nhân văn - Chuyên đề Văn hóa học, Đại học 
Quốc gia. 
7. Cao Xuân Huy (2003), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu, 
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
8. Cao Xuân Huy (2003), Tác phẩm được giải thưởng Hồ Chí Minh, Nxb. Khoa 
học xã hội, Hà Nội. 
9. Lê Hương (1969), Người Việt gốc Miên. 
10. Nhiều tác giả (2013), Kỷ yếu hội thảo: Dấu ấn Ấn Độ trong tiếp biến văn hóa ở 
Việt Nam và Đông Nam Á, Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 
11. Tiền Văn Triệu, Lâm Quang Vinh (2015), Lễ hội truyền thống của người Khmer 
Nam bộ, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 
12. Huỳnh Ngọc Trảng (1983), Truyện cổ Khơ-me Nam Bộ, Nxb. Văn hóa, Hà Nội. 
13. Huỳnh Ngọc Trảng (2009), Ý nghĩa văn hóa tâm linh của lễ hội Oóc Om Bóc, 
Kỷ yếu hội thảo Khoa học, Sóc Trăng. 
14. Tiền Văn Triệu (2011), Tích xưa về người Khmer Sóc Trăng, Phương Đông. 
15. Donald K.Swearer (2010), The Buddhist world of Southest Asia, SUNY press. 
16. Satguru Subramuniyaswami (1997), Vedic calendar, Hymalayan Academy. 
17. Simoons, Frederick J. (1998), Plants of life, plants of death, Univ of Wisconsin 
Press 
18. Littleton, C. Scott; Marshal Cavendish Corporation (2005), Gods, Goddesses, 
and Mythology, Volume 11, Marshall Cavendish. 
Abstract 
INDIAN CULTURAL TRACES IN THE OK OM BOK 
FESTIVAL OF KHMER PEOPLE IN THE SOUTH VIETNAM 
It is generally believed that Ok Om Bok festival of Khmer people in 
the South Vietnam is an attractive subject which many research in a 
variety of different approaches (agricultural festivals, traditional festivals, 
the Theravada Buddhist festival...). Based on symbolism theory and 
comparative culture theory, this paper focuses on analyzing distinctive 
and similar features between Ok Om Bok festival and India festival. 
Since then, it shows the significant Indian culture mark in Ok Om Bok 
festival with multiple layers of Hinduism and Buddhism from India. 
Keyword: Festival, Khmer in Southern, cultural India, Hinduism, 
Buddhism. 

File đính kèm:

  • pdfdau_an_van_hoa_an_do_trong_le_hoi_ok_om_bok_cua_nguoi_khmer.pdf
Tài liệu liên quan