Đặc điểm và ưu thế của một số phương pháp dạy học các môn lý thuyết

1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Phương pháp dạy học (PPDH) là là cách thức

sử dụng các phương tiện trong quá trình dạy học

nhằm hoàn thành các nhiệm vụ đã đề ra. Các kết

quả quan sát giáo viên giảng dạy các môn lý

thuyết của Trường Đại học TDTT Bắc Ninh cho

thấy: Còn nhiều giáo viên chưa lĩnh hội được

bản chất của các PPDH, chưa khai thác được

những ưu thế của từng PPDH . Nên vận dụng

các PPDH vào quá trình dạy học còn tồn tại

những bất cập và hiệu quả không cao. Vì vậy,

hy vọng bài viết này sẽ góp phần cung cấp

những thông tin cần thiết để giáo viên (GV) và

độc giả tham khảo trong quá trình dạy học

pdf5 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 392 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc điểm và ưu thế của một số phương pháp dạy học các môn lý thuyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
y học ở đại học.
+ Giúp SV nắm tri thức và hành động trí tuệ
một cách vững chắc, sâu sắc.
+ Tạo điều kiện cho SV phát huy tư duy sáng
tạo, phát huy trí thông minh. Trên cơ sở đó bồi
dưỡng cho họ phẩm chất và tác phong của nhà
nghiên cứu.
+ Phương pháp này có thể áp dụng trọn vẹn
cho hầu hết các bộ môn trong trường và cho các
hình thức bài tập nghiên cứu, khoá luận tốt nghiệp.
Tuy nhiên, nếu vận dụng không khéo thì sẽ
dẫn tới tình trạng lạm dụng nó một cách máy
móc không hợp lý, cũng như tình trạng không
đảm bảo cho mọi SV cùng trình độ mà không
có sự cá biệt hoá trong dạy học.
2.3. Phương pháp trực quan
Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày
trực quan) là PPDH sử dụng những phương tiện
trực quan, phương tiện kĩ thuật dạy học (hiện
nay giáo viên sử dụng nhiều là powerpoint)
trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn
tập, khi củng cố, hệ thống hóa và kiểm tra tri
thức, kĩ năng, kĩ xảo. 
2.3.1. Đặc điểm và ưu thế của phương pháp
PPDH trực quan được thể hiện dưới hình
thức là minh họa và trình bày:
Minh họa thường trưng bày những đồ dùng
trực quan có tính chất minh họa như bản mẫu,
bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên
bảng...Trình bày thường gắn liền với việc trình
bày thí nghiệm, một kỹ thuật bài tập TDTT hay
thi phạm...thông qua những thiết bị kĩ thuật,
chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng
video. Nó là cơ sở, là điểm xuất phát cho quá
trình nhận thức - học tập của SV, là cầu nối giữa
lí thuyết và thực tiễn. Thông qua sự trực quan
SV không chỉ lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn
giúp họ học tập được những thao tác mẫu của
GV từ đó hình thành kĩ năng, kĩ xảo...
Hoạt động nhận thức của con người đi từ trực
quan sinh động đến tư duy trừu tượng, và từ tư
duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận
thức đó được thực hiện qua các giai đoạn từ đơn
giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến
trừu tượng, từ hình thức bên ngoài đến bản chất
bên trong. Sử dụng PP trực quan trong quá trình
dạy học các môn lý thuyết ở Trường Đại học
TDTT Bắc Ninh chủ yếu là dùng powerpoint
khi dạy học. Sử dụng powerpoint được xem là
công cụ hỗ trợ thuyết trình có hiệu quả. Sử dụng
PP trực quan làm tăng tính thuyết phục cho phần
22
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
trình bay, chất lượng bài giảng, làm sinh động
thêm các dạng Xêmina, thu hút sự chú ý của SV
... Như vậy PP trực quan có ưu thế cao về tính
tương thích với các PP DH khác. Ngoài ra trực
quan nhằm tạo cho SV những biểu tượng là
phương tiện có hiệu lực để hình thành các khái
niệm, giúp SV nắm vững các quy luật của sự
vật, sự việc... và những lý thuyết đã được nhận
định từ thực tế trong hoạt động TDTT
Trực quan giúp SV nhớ kĩ, hiểu sâu, nhớ lâu
những hình ảnh, những kiến thức. và phát triển
khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và
ngôn ngữ của SV. 
Tuy nhiên, nếu sử dụng trực quan không
khéo sẽ làm phân tán chú ý của SV, dẫn đến SV
không lĩnh hội được những nội dung chính của
bài học.
2.3.2. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp
trực quan.
Trước khi sử dụng chúng cần chuẩn bị thật
kĩ (nắm chắc nội dung, ý nghĩa của từng loại
phục vụ cho nội dung nào của giờ học). Trong
khi giảng cần xác định đúng thời điểm sử dụng
trực quan
Sử dụng trực quan cần theo một quy trình hợp
lý để có thể khai thác tối đa kiến thức qua trực
quan. Cần chuẩn bị câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi
dẫn dắt SV quan sát và tự khai thác kiến thức.
2.4. Xêmina
2.4.1. Đặc điểm xêmina
Xêmina ở đại học là một trong những hình
thức tổ chức dạy học, trong đó, dưới sự điều
khiển trực tiếp của giáo viên, sinh viên trình bày,
thảo luận, tranh luận về những vấn đề khoa học
nhất định.
Phân loại xêmina:
Theo mức độ và phạm vi sử dụng, có 4 kiểu
xêmina: Tiền xêmina (hình thức xêmina sơ khai,
có tính chất chuẩn bị, tập dượt); xêmina gắn với
giáo trình; xêmina gắn với một số phần hay
chương cơ bản của giáo trình; xêmina gắn với
chuyên đề. 
Theo tính chất, mức độ phát triển nhận thức
của sinh viên, có 3 kiểu xêmina: Xêmina thông
báo - tái hiện; xêmina tìm kiếm bộ phận; xêmina
nghiên cứu. 
Theo phương thức tiến hành, có 2 kiểu
xêmina: Xêmina thảo luận, tranh luận tự do;
xêmina báo cáo (theo chỉ định). 
Theo phạm vi tổ chức, có 2 kiểu xêmina:
Xêmina theo tổ (hay liên tổ), xêmina theo lớp. 
2.4.2. Cấu trúc.
Quá trình tiến hành buổi học theo hình thức
Xêmina được tiến hành như sau:
* Chuẩn bị: 
- Nêu đề tài thuyết trình, thảo luận: Đề tài là
những vấn đề cơ bản của chương trình môn học,
gây được hứng thú sáng tạo, nghiên cứu của
sinh viên; sinh viên chọn trong phạm vi đề tài
giaó viên khống chế, hoặc tự đề xuất.
- Phân công thuyết trình: SV xung phong kết
hợp với sự chỉ định của GV sao cho có đồng đều
ba loại SV trung bình, khá, giỏi.
- Nghiên cứu tài liệu (hoặc thực tiễn): Tất cả
SV đều thực hiện, GV có gợi ý, hướng dẫn và
nêu những điểm cần chú ý. 
-Viết bài thuyết trình: GV gợi ý cấu trúc, độ
dài và hình thức trình bày (dạng đề cương chứ
không phải báo cáo hoàn chỉnh). Bài thuyết
trình tránh sao chép lại nguyên văn giáo trình
mà phải có sự tổng hợp, khái quát, đối chiếu so
sánh nhất định giữa các tài liệu (quan điểm);
phải có ý kiến riêng của SV; GV không cần đọc
duyệt bài thuyết trình, để cho SV tập bảo vệ
quan điểm của mình; phô tô bài thuyết trình với
số lượng vừa đủ để nhiều SV trong lớp cùng
theo dõi. 
* Thực hiện: 
- Lớp học nên sắp xếp hợp lý sao cho vừa gần
gũi vừa dể dàng điều khiển, quán xuyến được
quá trình thuyết trình thảo luận. 
- Những việc GV cần làm trong xêmina: Giới
thiệu người thuyết trình; nhận xét việc thuyết
trình; tổ chức cho SV thảo luận, tranh luận; kết
luận, tổng kết. 
- Sinh viên có thể đứng tại chỗ để thuyết
trình, đặt câu hỏi hoặc trình bày ý kiến. Những
SV tự tin hơn có thể lên trước lớp. 
- Mỗi SV trình bày trong khoảng 10-15 phút;
dựa vào đề cương để trình bày, chỉ đọc trong
những trường hợp cần thiết; có thể sử dụng bảng
hoặc các phương tiện kỹ thuật để minh họa; tốc
độ trình bày vừa phải, có nhắc lại những điểm
quan trọng để người nghe dễ ghi chép.
- Sau khi SV thuyết trình xong, GV nhận xét
sơ lược về nội dung và cách trình bày, và chuyển
23
Sè 2/2018
qua phần thảo luận. 
- SV đặt câu hỏi liên quan về đề tài vừa được
thuyết trình cho người trình bày (hoặc cho GV).
Câu hỏi không nên chỉ tập trung vào câu hỏi
nhận diện, câu hỏi chất vấn - giải thích, mà chủ
yếu là câu hỏi phân tích lý giải, câu hỏi so sánh
– đối chiếu, câu hỏi liên hệ - phát triển đề tài.
- Người trả lời được phép chuẩn bị một thời
gian cần thiết và có thể tham khảo các ý kiến
của các SV khác trong nhóm. 
- Giáo viên khẳng định lại ý kiến đã trả lời,
và bổ sung mở rộng nâng cao ở những chỗ cần
thiết. Trong trường hợp có sự bất đồng giữa các
SV, GV cần thống nhất và đưa ra phương án trả
lời hợp lý nhất để thuyết phục sinh viên.
2.4.3. Ưu thế của phương pháp.
Xêmina được tiến hành cùng với nội dung
chương trình giảng dạy hay mở rộng kiến thức
là một hình thức quan trọng. Đặc biệt có sự ưu
thế lớn giúp quá trình lĩnh hội tri thức cho SV
về sự gắn kết, mở rộng và nâng cao kiến thức
giữa lý tuyết và thực tiễn trong hoạt động TDTT.
Xêmina chính là quá trình SV tiếp xúc với
nghiên cứu khoa học một cách chủ động, với
một tâm lý thoải mái và hứng thú; Củng cố và
khắc sâu những kiến thức và khoa học cho SV;
Phát triển tư duy khoa học và năng lực trình bày;
Tập duyệt nghiên cứu khoa học đồng thời cũng
là quá trình rèn luyện nghiệp vụ sư phạm phục
vụ nhiệm vụ giảng dạy và huấn luyện sau này.
Không khí trong buổi xêmina thân thiện,
thoải mái trên tinh thần khoa học khi thảo luận.
Phát huy tính chủ động sáng tạo cho SV. Thông
qua xêmina GV GV có thể đánh giá một cách
khá chính xác khả năng tiếp thu của SV và trình
độ tư duy của họ tạo điều kiện cho phân loại SV
chính xác và trực tiếp uốn nắn những tri thức sai
lệch, không chuẩn xác, định hướng kiến thức
cần thiết cho SV.
Tuy nhiên, khi tổ chức xêmina vai trò của
GV là hỗ trợ SV tìm được các chủ đề phù hợp
nội dung của bài giảng, có nguồn tư liệu đầy đủ;
cung cấp tài liệu hoặc hướng dẫn tìm tài liệu;
giải đáp thắc mắc của SV trong khâu chuẩn bị;
lắng nghe và bổ sung hoặc sửa chữa các chỗ
thiếu sót của người học; tổng kết vấn đề; nếu
sinh viên chưa quen thì trong những lần đầu tiên
có thể điều hành việc trao đổi thảo luận. Thời
gian cho mỗi buổi xêmina không nên dài quá
1,5 giờ.
3. KẾT LUẬN
Trên đây là những PPDH mà GV Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh sử dụng nhiều trong quá
trình giảng dạy các môn lý thuyết. PPDH là một
phạm trù cơ bản của lý luận dạy học, một thành
tố có cấu trúc năng động nhất, linh hoạt nhất của
quá trình dạy học có vai trò quan trọng và có ý
nghĩa quyết định đối với chất lượng và hiệu quả
đào tạo. Việc vận dụng nó phụ thuộc vào nhiều
yếu tố về trình độ kiến thức, kinh nghiệm giảng
dạy, điều kiện phục vụ giảng dạy... ngoài ra còn
phụ thuộc vào nội dung chính của bài giảng (bài
nhập môn, loại kiến thức của từng bài trong
chương trình, bài tổng kết, bài hướng dẫn ôn
tập...).
Trong thực tế không nên thường sử dụng
PPDH đơn lẻ để khẳng định giá trị tuyệt đối của
nó, mà thường kết hợp các PP DH với nhau để
bổ sung cho nhau sẽ đem lại hiệu quả cao trong
quá trình dạy học.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meirer (2007),
Lý luận dạy học hiện đại, Nxb Đại học sư phạm.
2. Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức (1995), Lý
luận dạy học đại học, Nxb Đại học sư phạm.
3. Đặng Thành Hưng (2001), Dạy học hiện
đại - Lý luận, biện pháp, kỹ thuật, Nxb ĐHQG,
Hà Nội.
4. Trần Bá Hoành (2002), Những đặc trưng
của phương pháp dạy học tích cực, Bài báo, tạp
chí Giáo dục, số 6.
5. I.Ia.Lerner (1977), Dạy học nêu vấn đề,
Nxb Giáo dục.
6. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và
phương pháp dạy học trong nhà trường, Nxb
Đại học Sư phạm, Hà Nội.
7. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy
học truyền thống và hiện đại, Nxb Giáo dục. 
8. Đồng Văn Triệu (2008) Phương pháp
giảng dạy và hướng dẫn học tập môn Lý luận
và phương pháp TDTT, Nxb TDTT, Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_va_uu_the_cua_mot_so_phuong_phap_day_hoc_cac_mon_ly.pdf
Tài liệu liên quan