Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh dân tộc thiểu số lứa tuổi 11-14 khu vực Tây Nguyên thời điểm 10/2018

Tóm tắt:

Nghiên cứu được thực hiện trên nhóm đối tượng gồm 160 học sinh các dân tộc thiểu số (HS

DTTS) có độ tuổi từ 11 đến 14 tuổi khu vực Tây Nguyên theo 3 nhóm chỉ tiêu, test. Kết quả nghiên

cứu cho thấy, phát triển thể chất của HS DTTS tuân thủ qui luật sinh học tự nhiên, hoàn thiện và

tăng trưởng cùng với sự gia tăng của tuổi, số liệu thu được ở mẫu nghiên cứu có độ tập trung.

Chiều cao đứng phát triển có sự khác biệt giữa nam và nữ,ở nữ tiếp tục tăng mạnh đến tuổi 11,

trong 3 năm (9,10,11tuổi) tăng gần 30cm, sau tuổi 11 mức tăng chậm (gần 2cm/năm); ở nam tăng

trưởng đều, trung bình đạt 5cm/năm. Kết quả đã cho thấy, sự thay đổi nội tiết khi trẻ nữ bước vào

giai đoạn phát dục trưởng thành sớm hơn và mạnh hơn nam giới là nhân tố chính thúc đẩy phát

triển thể chất ở giai đoạn này. So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy các chỉ số nhân trắc của

HS DTTS độ tuổi 11-14 thấp hơn kết quả nghiên cứu các năm gần đây và cao hơn so với giai đoạn

trước năm 2000. Cân nặng được đánh giá trong sự phát triển cân đối với chiều cao cơ thể thông

qua BMI (theo tiêu chuẩn của FAO) thì độ tuổi 11–12 cả nam và nữ đều nằm trong khoảng thiếu

cân độ I, sang tuổi 13,14 đạt mức trung bình. Về chức năng sinh lý được đánh giá theo 3 chỉ tiêu:

Dung tích sống, Phản xạ đơn, Phản xạ phức. Kết quả kiểm tra cũng cho thấy một qui luật tương tự

và đạt mức trung bình thấp.

Thể lực được đánh giá theo 7 test phản ánh toàn diện các tố chất: Nhanh, mạnh, mềm dẻo, sức

bền và khả năng phối hợp vận động. Nhìn chung, các tố chất thể lực phát triển theo tuổi với nhịp

độ tăng trưởng không đều giữa các độ tuổi, giữa trẻ nam và nữ có sự khác biệt. Ở nữ, ngoại trừ

sức mạnh tăng nhanh suốt giai đoạn này, thì các tố chất còn lại đều giảm hoặc tương đương độ

tuổi 10. Ở nam, sức mạnh tăng nhanh sau tuổi 12, các tố chất còn lại tăng mạnh ở lứa tuổi 11, sau

đó mức tăng giảm và ổn định ở mức thấp

pdf6 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 502 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Đặc điểm phát triển thể chất của học sinh dân tộc thiểu số lứa tuổi 11-14 khu vực Tây Nguyên thời điểm 10/2018, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 458.10 12.79 10.72
Phản xạ phức (ms) 500.27 1.56 -49.66 617.67 19.57 -20.25
So sánh với các nghiên cứu khác ở Châu Á
và Châu Âu trước 2003 [3] cũng cho thấy các
chỉ số nhân trắc của HS DTTS lứa tuổi 11-14
khu vực Tây Nguyên hiện tại đều thấp hơn, ví
dụ: Trẻ 11 tuổi ở mẫu nghiên cứu có chiều cao
đứng của nam là 141.5cm, nữ là 146.3cm so với
142.6cm và 144.9cm của Nhật, 143.0cm và
143.2cm của Đức; Trẻ 14 tuổi ở mẫu nghiên cứu
có chiều cao đứng của nam là 158.6cm, nữ là
152.5cm so với 162.7cm: 155.3cm của Nhật,
160.4 cm và 159.5 của Đức [3].
Cân nặng khi xem xét chỉ tiêu này độc lập
cũng có những đặc điểm phát triển tương đồng
với chiều cao. Khi đánh giá trong sự phát triển
cân đối với chiều cao cơ thể thông qua BMI, nếu
căn cứ tiêu chuẩn đánh giá của FAO [5] thì độ
tuổi 11–12 cả nam và nữ đều nằm trong khoảng
thiếu cân độ I, sang tuổi 13,14 đạt mức trung
bình. Tuy nhiên, tiêu chuẩn của FAO thường chỉ
áp dụng cho tuổi trưởng thành. Căn cứ tiêu
chuẩn đánh giá BMI theo độ tuổi (iFitness.vn)
thì các nhóm trẻ đối tượng khảo sát đều nằm
trong mức phát triển bình thường, cân đối nhưng
tiệm cận với mức gầy (thiếu cân). Đây là vấn đề
cần được quan tâm, đặc biệt dưới góc độ dinh
dưỡng và chế độ sinh hoạt.
2. Đặc điểm chức năng sinh lý của HS
DTTS lứa tuổi 11 – 14 khu vực Tây Nguyên
Chức năng sinh lý được đánh giá theo 3 chỉ
tiêu: Dung tích sống, phản xạ đơn và phản xạ
phức. Kết quả kiểm tra trình bày tại bảng 2.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, sự phát triển
chức năng sinh lý của HS DTTS lứa tuổi 11-14
phát triển tuân thủ qui luật sinh học tự nhiên.
Quá trình hoàn thiện và tăng trưởng diễn ra cùng
với sự gia tăng của tuổi, mức tăng trưởng không
đồng đều giữa các độ tuổi, các số liệu thu được
ở mẫu nghiên cứu có độ tập trung. 
Sự gia tăng chỉ tiêu dung tích sống diễn ra
trong suốt giai đoạn, mạnh nhất ở nữ độ tuổi 11
và nam ở độ tuổi 13. Đây cũng chính là giai
đoạn nhạy cảm (mẫn cảm) phát triển sức bền lần
thứ nhất (sức bền yếm khí) [3]. Giá trị gia tăng
của các chỉ tiêu phản ánh tốc độ phản xạ không
lớn, tăng nhanh hơn ở độ tuổi 11 và có xu hướng
chậm lại và tăng giảm không rõ ràng khi bước
vào độ tuổi 12-14. Kết quả này phù hợp với qui
luật sinh học tự nhiên do đặc tính của thần kinh
có tính bảo thủ cao, phụ thuộc nhiều vào đặc
điểm cá thể (gene di truyền). Đây cũng chính là
giai đoạn nhạy cảm phát triển sức nhanh tần số
động tác (7-12 tuổi) [3].So sánh với các nghiên
cứu khác cho thấy các chỉ số phản ánh chức
năng thần kinh của HS DTTS lứa tuổi 11-14 khu
vực Tây Nguyên có giá trị tương đương.
3. Đặc điểm phát triển thể lực của HS
DTTS lứa tuổi 11-14 khu vực Tây Nguyên
Thể lực được đánh giá theo 7 test, phản ánh
toàn diện các tố chất: Nhanh, mạnh, mềm dẻo,
sức bền và khả năng phối hợp vận động. Kết quả
kiểm tra được xử lý dưới 2 hình thức: Đặc điểm
phát triển thể lực và Đánh giá tổng hợp thể lực
43
- Sè 1/2019
Bảng 3. Đặc điểm phát triển thể lực của HS DTTS lứa tuổi 11-14
khu vực Tây nguyên, thời điểm 10/2018
Bảng 4. Kết quả đánh giá tổng hợp thể lực theo tiêu chuẩn rèn luyện của HS DTTS
lứa tuổi 11 – 14 khu vực Tây Nguyên, thời điểm 10/2018 (nnhóm = 20)
Độ
tuổi Test
Nam (n=20) Độ tăng
/năm
nữ (n=20) Độ tăng
/nămx SD x SD
11
Lực bóp tay thuận (kG) 18.72 1.70 1.7 22.67 1.93 3.22
Nằm ngửa co gối gập thân (lần) 17.70 1.64 1.35 15.30 1.42 -1.93
Chạy xuất phát cao 30m (giây) 5.46 0.37 -0.69 5.76 0.50 -0.39
Dẻo gập thân (cm) 4.50 1.69 -1.09 6.60 3.27 -1.18
Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.21 0.96 -0.96 10.76 1.03 -1.54
Bật xa tại chỗ (cm) 168.00 12.39 5.82 158.30 11.81 4.3
Chạy tùy sức 5 phút (m) 877.70 88.93 40.05 766.60 65.91 -111.4
12
Lực bóp tay thuận (kG) 25.71 2.37 6.99 28.13 2.77 5.46
Nằm ngửa co gối gập thân (lần) 19.90 1.79 2.2 12.33 0.87 -2.97
Chạy xuất phát cao 30m (giây) 5.23 0.28 -0.23 6.05 0.58 0.29
Dẻo gập thân (cm) 4.10 2.02 -0.4 7.33 4.27 0.73
Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.01 0.98 0.8 11.10 1.04 0.34
Bật xa tại chỗ (cm) 178.70 16.30 10.7 159.30 5.85 1
Chạy tùy sức 5 phút (m) 868.30 72.99 -9.4 744.80 57.47 -21.8
13
Lực bóp tay thuận (kG) 28.22 2.65 2.51 29.60 2.65 1.47
Nằm ngửa co gối gập thân (lần) 20.00 1.41 0.1 13.20 1.32 0.87
Chạy xuất phát cao 30m (giây) 5.05 0.48 -0.18 5.64 0.27 -0.41
Dẻo gập thân (cm) 8.00 3.39 3.9 6.50 4.09 -0.83
Chạy con thoi 4x10m (giây) 11.23 1.12 0.22 12.10 1.00 1
Bật xa tại chỗ (cm) 195.45 18.50 16.75 160.20 18.15 0.9
Chạy tùy sức 5 phút (m) 874.64 82.86 6.34 738.00 102.77 -6.8
14
Lực bóp tay thuận (kG) 38.23 3.30 10.01 27.09 4.16 -2.51
Nằm ngửa co gối gập thân (lần) 19.80 1.81 -0.2 17.80 1.75 4.6
Chạy xuất phát cao 30m (giây) 4.86 0.14 -0.19 5.70 0.49 0.06
Dẻo gập thân (cm) 8.90 2.96 0.9 10.00 5.25 3.5
Chạy con thoi 4x10m (giây) 10.63 0.66 -0.6 11.92 0.57 -0.18
Bật xa tại chỗ (cm) 196.40 16.94 0.95 162.50 15.29 2.3
Chạy tùy sức 5 phút (m) 869.90 46.59 -4.74 734.40 65.97 -3.6
Tuổi Phânloại
11 tuổi 12 tuổi 13 tuổi 14 tuổi
Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%) Nam (%) Nữ (%)
11
Tốt 10 20 40 10 15 90 30 0
Đạt 90 80 60 90 85 10 70 100
K.đạt 0 0 0 0 0 0 0 0
theo tiêu chuẩn rèn luyện (căn cứ QĐ 53/QĐ-
BGDĐT) trên cơ sở 4 test (Bật xa tại chỗ, Chạy
tùy sức 5 phút, Lực bóp tay thuận và Chạy 30m
XPC), được trình bày tại các bảng 3 và 4.
Kết quả trên bảng 3 cho thấy các tố chất thể
lực phát triển theo tuổi với nhịp độ tăng trưởng
không đồng đều giữa các độ tuổi, giữa trẻ nam
và nữ có sự khác biệt với biểu hiện nam tốt hơn
ở nữ ở hầu hết các tố chất, ngoại trừ sức mạnh
tay lứa tuổi 11-12 nữ cao hơn nam. Qui luật này
44
BµI B¸O KHOA HäC
một lần nữa lặp lại trong quá trình phát triển thể
lực đã chứng tỏ hiệu quả tác động dương tính của
các hormone sinh dục lên toàn bộ quá trình phát
triển thể chất của trẻ, đặc biệt là hệ cơ xương.
Nam bước vào thời kỳ phát dục muộn hơn (sau
tuổi 12 so với nữ là tuổi 10) đã thúc đẩy nhanh
quá trình phát triển thể lực, biểu hiện rõ ở sức
mạnh (bật xa tại chỗ nam độ tuổi 12 gia tăng
10.70cm, tuổi 13 tăng 16.75cm), sức nhanh và
khả năng phối hợp vận động cũng tăng nhanh sau
tuổi 11, trong khi các tố chất thể lực này ở nữ có
mức gia tăng thấp và tương đối ổn định trong độ
tuổi 11-14. Sức bền (yếm khí) ở nam lứa tuổi 14
và ở nữ các độ tuổi giai đoạn này giảm nhẹ liên
tục. Kết quả này phù hợp với qui luật phát triển
không đồng bộ, bởi tuy hình thái tăng nhanh
nhưng năng lực chức phận của hệ hô hấp và đặc
biệt là hệ tim mạch phát triển không theo kịp đã
làm giảm sút năng lực sức bền của trẻ.
So sánh với các nghiên cứu khác cho thấy
các tố chất thể lực của HS DTTS lứa tuổi 11–14
khu vực Tây Nguyên hiện tại đạt được tương
đương và cao hơn kết quả thu được ở các nghiên
cứu thời điểm 2001[1] và 2008 – 2011[2]. Kết
quả này cũng cho thấy, khi điều kiện về kinh tế,
xã hội có nhiều thay đổi, đời sống của con người
được nâng lên, kéo theo sự gia tăng về năng lực
thể chất của nhân dân đã phản ánh hiệu quả tích
cực của công cuộc cách mạng vì dân của Đảng
và Nhà nước. Sau khoảng trên 10 năm, thể lực
của HS DTTS lứa tuổi 11 – 14 khu vực Tây
Nguyên đã bắt kịp mức phát triển của học sinh
toàn quốc thời kỳ 2001-2011.
Để làm rõ hơn đặc điểm phát triển thể chất
của HS DTTS lứa tuổi 11 – 14 khu vực Tây
Nguyên, chúng tôi tiến hành phân tích kết quả
nghiên cứu theo tiêu chuẩn rèn luyện thể lực
(QĐ 53/QĐ-BGDĐT). Kết quả cho thấy, số
lượng học sinh không đạt tiêu chuẩn chỉ bắt gặp
ở một số tố chất thể lực với tỷ lệ thấp ở cả nam
và nữ (khoảng 12-15%). Tố chất thể lực kém
nhất là sức nhanh phản ánh qua test chạy 30m
xuất phát cao có tỷ lệ không đạt còn cao và tỷ lệ
tốt rất thấp, đặc biệt ở nam. Kết quả này phản
ánh đặc điểm độ linh thần kinh và thần kinh -
cơ của HS DTTS lứa tuổi 11-14 Tây Nguyên
kém phát triển, cần được chú ý trong công tác
giáo dục thể chất học đường. Tuy vậy, khi đánh
giá tổng hợp (bảng 4) thì thể lực của 100% học
sinh đều ở mức đạt và tốt do thang đánh giá có
sử dụng qui luật bù trừ giữa các tố chất thể lực.
KEÁT LUAÄN
1. Kết quả nghiên cứu đặc điểm phát triển thể
chất của HS DTTS lứa tuổi 11-14 khu vực Tây
Nguyên cho thấy: Quá trình phát triển thể chất
tuân thủ các qui luật tự nhiên sinh học, hoàn thiện,
tăng trưởng cùng với sự gia tăng của tuổi, số liệu
thu được ở mẫu nghiên cứu có độ tập trung. 
2. Mức độ phát triển thể chất của HS DTTS
lứa tuổi 11–14 khu vực Tây Nguyên diễn ra
không đồng đều giữa các độ tuổi (tăng cao nhất
ở nữ độ tuổi 11 và nam ở độ tuổi 13), giữa trẻ
nam và nữ có sự khác biệt với biểu hiện nam tốt
hơn ở nữ ở hầu hết các chỉ tiêu, test, ngoại trừ
chiều cao đứng, cân nặng và sức mạnh tay lứa
tuổi 11–12 ở nữ cao hơn nam. Sau khoảng trên
10 năm, thể chất của HS DTTS lứa tuổi 11–14
mới bắt kịp mức phát triển của học sinh toàn
quốc thời điểm 2001 và chiều cao đứng vẫn còn
thấp hơn trẻ khu vực đồng bằng thời điểm 2014. 
TAØI LIEÄU THAM KHAÛO
1. Dương Nghiệp Chí, Nguyễn Danh Thái
(2003), Thực trạng thể chất người Việt Nam từ
6-20 tuổi, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.36-39.
2. Nguyễn Đại Dương & CS (2016), Diễn biến
phát triển thể chất của học sinh phổ thông từ lớp
1 đến lớp 12, Nxb TDTT, Hà Nội, tr.138–165.
3. Bùi Quang Hải, Vũ Chung Thủy, Nguyễn
Kim Xuân (2015), Tuyển chọn vận động viên thể
thao, Nxb TDTT, tr.125.
4. Lưu Quang Hiệp, Vũ Chung Thủy, Lê Đức
Chương, Lê Hữu Hưng (2000), Y học TDTT,
Nxb TDTT, Hà Nội.
5. Mai Văn Hưng, Trần Long Giang (2033),
“Nghiên cứu một số đặc điểm nhân trắc cơ bản
của học sinh trung học phổ thông tại Hà Nội”,
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Nghiên cứu Giáo
dục, Tập 29, Số 1.
6. Nguyễn Tấn Ghi Trọng & CS (1975), Hằng
số sinh học Người Việt Nam, Nxb Bộ Y Tế.
Bài viết trích từ kết quả nghiên cứu đề tài
KH&CN cấp Quốc gia: “Nghiên cứu giải pháp,
chính sách phát triển thể lực, góp phần nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực các dân tộc thiểu số
đến năm 2030” Mã số: CTDT.23.17/16-20.
(Bài nộp ngày 28/1/2019, Phản biện ngày 14/2/2019, duyệt in ngày 22/2/2019
Chịu trách nhiệm chính: Vũ Chung Thủy, Email: vuchungthuytdtt@gmail.com)

File đính kèm:

  • pdfdac_diem_phat_trien_the_chat_cua_hoc_sinh_dan_toc_thieu_so_l.pdf