Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) tại các quốc gia trên thế giới và lộ trình áp dụng đối với Việt Nam
TÓM TẮT
Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, việc lập báo cáo tài chính (BCTC) theo chuẩn mực báo
cáo tài chính quốc tế (IFRS) đang trở nên ngày càng phổ biến hơn xuất phát từ yêu cầu của các tập
đoàn công ty, các bên cho vay cũng như phát sinh từ sự tham gia của các tập đoàn kinh tế lớn vào
thị trường vốn quốc tế. BCTC hợp nhất phản ánh tình hình biến động tài sản và nguồn vốn tại một
thời điểm và tình hình kết quả hoạt động trong kỳ của một nhóm các công ty có quan hệ sở hữu vốn
lẫn nhau và BCTC trở thành một thực thể pháp lý duy nhất. Bài viết tập trung khái quát tình hình áp
dụng IFRS của các nước trên thế giới cùng lộ trình dự kiến và các giải pháp triển khai lộ trình đưa
IFRS vào Việt Nam.
p áp dụng thí điểm lập BCTC riêng theo IAS/IFRS 2. Giai đoạn 2 từ 2025 đến 2030: Mở rộng quy mô đối tượng áp dụng theo hướng cho phép các doanh nghiệp có đủ điều kiện được lựa chọn áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS 2.1. Các doanh nghiệp áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS lập BCTC hợp nhất 2.2. Các doanh nghiệp áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS lập BCTC riêng 3. Giai đoạn 3 từ sau 2030: Quy định cụ thể đối tượng bắt buộc và đối tượng tự nguyện điểm lập BCTC theo IAS/IFRS 3.1. Đối tượng bắt buộc lập BCTC riêng và BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS 3.2. Đối tượng tự nguyện lập BCTC riêng và BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS Nguồn: Cục Quản lý giám sát Kế toán kiểm toán, Bộ Tài chính Trong các giai đoạn của lộ trình trên, Bộ Tài chính đã dự kiến việc áp dụng hướng vào các đối tượng cụ thể như sau: • Giai đoạn 1.1 “Các doanh nghiệp áp dụng thí điểm BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS” sẽ được miễn lập BCTC hợp nhất theo VAS gồm: - Một số công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước quy mô lớn có các khoản vay từ Ngân hàng thế giới, quỹ tiền tệ quốc tế được Chính phủ bảo lãnh; - Một số công ty niêm yết là công ty mẹ quy mô lớn có hoạt động huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế hoặc có dự định niêm yết trên thị trường quốc tế; • Giai đoạn 1.2 “Các doanh nghiệp áp dụng thí điểm lập BCTC riêng theo IAS/IFRS” gồm một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia không thuộc đối tượng có rủi ro về thuế. • Giai đoạn 2.1 “Các doanh nghiệp áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS lập BCTC hợp nhất” sẽ được miễn lập BCTC hợp nhất theo VAS gồm: - Một số công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước đĕng ký lựa chọn áp dụng IAS/IFRS; - Các công ty niêm yết và các công ty đại chúng là công ty mẹ đĕng ký lựa chọn áp dụng IAS/IFRS; - Các doanh nghiệp khác có nhu cầu áp dụng IAS/IFRS; • Giai đoạn 2.2 “Các doanh nghiệp áp dụng VAS hoặc IAS/IFRS lập BCTC riêng” gồm các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của các tập đoàn đa quốc gia không thuộc đối tượng có rủi ro về thuế. • Giai đoạn 3.1 “Đối tượng bắt buộc lập BCTC riêng và BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS” gồm: - Tất cả các doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vốn điều lệ từ 5.000 tỉ đồng trở lên; - Tất cả các công ty niêm yết; doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ). Trong mỗi giai đoạn của lộ trình, Bộ Tài chính đóng vai trò lựa chọn doanh nghiệp, đánh giá kết quả của việc áp dụng thí điểm và cĕn cứ vào tình hình thực tế để mở rộng quy mô đối với các doanh nghiệp áp dụng IAS/IFRS. 66 Tạp chí Kinh tế - Kỹ thuật - Tất cả các công ty đại chúng thuộc lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; - Tất cả các công ty đại chúng khác có vốn điều lệ từ 3.000 tỉ đồng trở lên. • Giai đoạn 3.2 “Đối tượng tự nguyện lập BCTC riêng và BCTC hợp nhất theo IAS/IFRS” gồm tất cả các doanh nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc áp dụng IAS/IFRS và không thuộc đối tượng rủi ro về thuế nếu có nhu cầu được áp dụng IAS/IFRS thay thế cho VAS để lập báo cáo tài chính riêng và báo cáo tài chính hợp nhất. 4. GIẢI PHÁP THỰC THI LỘ TRÌNH ÁP DỤNG IFRS VÀO VIỆT NAM Việc áp dụng IFRS vào Việt Nam theo đúng lộ trình dự kiến trên là một vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật, có phạm vi rộng. Do đó, việc triển khai lộ trình đã được phê duyệt trên cần có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, của các Bộ ngành, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo, hội nghề nghiệp, các chuyên gia về kế toán trong và ngoài nước trong đó Bộ Tài chính đóng vai trò đầu mối chịu trách nhiệm chính. Các giải pháp cụ thể để triển khai hữu hiệu lộ trình áp dụng IFRS được gợi ý như sau: Thứ nhất, xác nhận phương án áp dụng IFRS. Giải pháp đầu tiên và cơ bản nhất là Việt Nam phải xác định được phương án áp dụng IFRS. Các phương án có thể liệt kê khi áp dụng IFRS vào một quốc gia là nguyên mẫu, sửa đổi. Điều quan trọng tiếp theo là áp dụng tự nguyện hay bắt buộc khi triển khai IFRS tại Việt Nam sẽ gây tác động khác nhau đến các bên liên quan. Bộ Tài chính cần xây dựng các phương án áp dụng và cân nhắc các tác động của từng phương án đến các đối tượng lập báo cáo tài chính, đối tượng sử dụng báo cáo tài chính, các kiểm toán viên, các cơ quan quản lý tài chính, các cơ quan thuế, các sở giao dịch chứng khoán để có bước đi phù hợp trong lộ trình. Thứ hai, xây dựng và hoàn thiện hệ thống vĕn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính, kế toán. Chính phủ cần ban hành Nghị đinh về việc áp dụng IFRS tại Việt Nam làm cơ sở pháp lý cho việc hướng dẫn áp dụng cụ thể, về đối tượng, phạm vi, nội dung, lộ trình và phương thức áp dụng IFRS và cơ chế tài chính áp dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo nhất quán giữa cơ chế tài chính và chuẩn mực kế toán. Từ đó, Bộ tài chính công bố hệ thống chuẩn mực BCTC của Việt Nam trên cơ sở IFRS đồng thời ban hành các thông tư, vĕn bản hướng dẫn cụ thể về lộ trình. Bộ Tài chính cùng các Bộ ngành liên quan rà soát, ban hành lại các vĕn bản quy phạm pháp luật giảm thiểu sự khác biệt giữa các vĕn bản, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng pháp luật của doanh nghiệp cũng như nâng cao chất lượng của các thông tin trên BCTC để cung cấp ra công chúng. Thứ ba, đào tạo nguồn nhân lực. Bộ Tài chính, các trường đại học, các cơ sở đào tạo, các hội nghề nghiệp, các công ty kiểm toán, các doanh nghiệp cần phối hợp tích cực để đào tạo IFRS cho các nhân sự có liên quan khâu soạn thảo, biên tập, thẩm định, áp dụng IFRS vào Việt Nam. Bộ Tài chính cần chủ trì và giao trách nhiệm về việc đào tạo IFRS như các tổ chức nghề nghiệp về kế toán tổ chức đào tạo cho các chuyên gia kế toán, các công ty kế toán tổ chức hội thảo cho các nhà quản lý công ty và quản lý kế toán, các trường đại học có cái bài giảng về IFRS. Bên cạnh đó, các kiến thức về IFRS nên tích hợp trong bài thi của các kỳ thi CPA của Việt Nam. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ kế toán viên cần được quan tâm đào tạo để tĕng cường khả nĕng tiếp cận và nghiên cứu IFRS. Thứ tư, tuyên truyền về lộ trình áp dụng IFRS tại Việt Nam. Bộ Tài chính cần tĕng cường công tác thông tin, tuyên truyền về lộ trình áp dụng IFRS để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cơ sở đào tạo, cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan nắm được lộ trình triển khai áp dụng IFRS một cách chủ động. Tuyên truyền, giải thích đến các nhà đầu tư, các nhà tài 67 Tác động của các yếu tố Văn hóa... trợ nước ngoài, tổ chức định chế tài chính quốc tế về lộ trình và chủ chương áp dụng IFRS tại Việt Nam. Tuyên truyền đến các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các đối tượng có liên quan để nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc áp dụng IFRS tại Việt Nam. Thứ nĕm, tĕng cường nguồn kinh phí để triển khai lộ trình. Bộ Tài chính cần bố trí nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên để chi cho các khoản chi phí phát sinh trong suốt thời gian thực thi lộ trình và khâu đánh giá lộ trình như chi thù lao, chi đào tạo, chi mua bản quyền, chi dịch thuật, chi trao đổi kinh nghiệm Ngoài ra, Bộ Tài chính cần quan tâm tranh thủ các nguồn tài trợ trong nước và quốc tế để sử dụng cho các hoạt động có liên quan triển khai khả thi lộ trình áp dụng IFRS. Thứ sáu, quan tâm đến lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực đặc thù để tránh mâu thuẫn trong các hướng dẫn của Bộ Tài chính. Bộ Tài chính cần phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng lộ trình áp dụng IFRS. Ngân hàng Nhà nước cần tham gia tích cực trong các ủy ban liên quan đến IFRS của Bộ Tài chính vì Ngân hàng chịu trách nhiệm quản lý chế độ kế toán dành cho các tổ chức tín dụng. Thứ bảy, nhanh chóng ban hành bản dịch IFRS. Việt Nam cần có thỏa thuận với Hội đồng IFRS trước khi biên dịch IFRS. Do đó, Việt Nam phải liên hệ với hội đồng IFRS trong thời gian sớm nhất để thảo luận các điều khoản và các điều kiện của hợp đồng. Để đảm bảo bản dịch tốt, Việt Nam cần đặt ra nguyên tắc biên dịch; xây dựng một hệ thống dịch thuật phù hợp với nguồn nhân lực và kinh phí, bao gồm thành lập cae ủy ban hiệu đính. Việc dịch thuật nên sử dụng từ ngữ phù hợp tránh người đọc hiểu sai, hiểu nhầm. Thứ tám, tổng kết và đánh giá kết quả thực hiện lộ trình theo từng giai đoạn. Trong quá trình thực thi lộ trình, Bộ Tài chính cần phát huy vai trò đầu mối triển khai lộ trình áp dụng IFRS vào Việt Nam. Việc tổng kết và đánh giá nghiêm túc, khách quan, kịp thời các ưu điểm và hạn chế trong việc thực hiện lộ trình áp dụng IFRS vào Việt Nam cần được thực hiện thường xuyên liên tục đặc biệt báo cáo kết quả thực hiện lộ trình theo từng giai đoạn. Việc tổng kết và đánh giá trong việc thực hiện lộ trình áp dụng IFRS để giúp Việt Nam có hướng điều chỉnh đúng hướng, đúng kế hoạch đã công bố. 5. KẾT LUẬN Cùng với xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, việc áp dụng IFRS vào Việt Nam để đảm bảo các doanh nghiệp Việt Nam dần có tiếng nói chung phục vụ thông tin tài chính kế toán đến các nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu là một xu hướng tất yếu. Việc áp dụng IFRS là một công việc tương đối phức tạp và phương thức áp dụng rất đa dạng. Do đó, Việt Nam cần nghiên cứu, khảo sát tình hình áp dụng IFRS của các quốc gia trên thế giới để triển khai hiệu quả lộ trình áp dụng IFRS. Lộ trình áp dụng IFRS cần được công bố cho doanh nghiệp và các bên có liên quan biết để có đủ thời gian chuẩn bị cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin, nhân lực khi triển khai áp dụng. Thời gian đầu, Việt Nam có lộ trình áp dụng thí điểm IFRS trước khi áp dụng chính thức. Sau một thời gian thực hiện thí điểm, Bộ Tài chính sẽ tổng kết, đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm rồi mới triển khai trên phạm vi toàn lãnh thổ. TÀI LIỆU THAM KHẢO: [1]. Bộ Tài chính (2019), Đề án áp dụng Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế vào Việt Nam; [2]. Cơ quan dịch vụ tài chính Nhật Bản – FSA (2019), Áp dụng IFRS tại Nhật Bản [3]. The IFRS® Foundation: https://www.ifrs.org
File đính kèm:
- chuan_muc_bao_cao_tai_chinh_quoc_te_ifrs_tai_cac_quoc_gia_tr.pdf