Câu hỏi ôn tập môn Kinh tế xây dựng
CÂU 1 : Nêu các đặc điểm của xây dựng và ảnh hưởng của nó đến quá trình đầu tư và xây dựng ?
*) Những đặc điểm của sản phẩm xây dựng:
- Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cơ cấu và cả về phương diện chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủđầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng.
- Sản phẩm là những công trình được xây dựng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian xây dựng và thời gian sử dụng lâu dài.
- Sản phẩm thường có kích thước lớn và trọng lượng lớn.số lượng ,chửng loại vật tư, thiết bị ,máy móc,lao động là khác nhau và thay đổi theo tiến độ thi công nên giá thành khác nhau.
- Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tốđầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình.
- Sản phẩm xây dựng liên quan đến cảnh quan môi trường và môi trường tự nhiên, do đó liên quan nhiều đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình.
- Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ thuật và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt Có thể nói sản phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học - kỹ thuật và văn hoá trong từng giai đoạn phát triển của một đất nước.
nh chi phí xây dựng (GXD) * Chi phí xd công trình, HMCT, bộ phận công tác... bao gồm: chi phí trực tiếp, chi phí chung, thu nhập chịu thuế tính trước, thuế giá trị gia tăng đầu ra và chi phí nhà tạm tại hiện trường để ở và điều hành thi công. - Chi phí trực tiếp là các khoản chi phí trực tiếp liên quan đến việc thực hiện quá trình thi công, bao gồm: + Chi phí vật liệu gồm: giá trị vl chính, vl phụ, cấu kiện, các vl sử dụng luân chuyển, bán thành phẩm. + Chi phí nhân công gồm: các khoản chi về tiền lương, phụ cấp lương và 1 số chi phí khác có thể khoán trực tiếp cho người công nhân tham gia sx trực tiếp vào công tác xây lắp, kể cả công tác vận chuyển trong khu vực xây dựng như vận chuyển máy móc, vận chuyển vl, đóng, đặt rỡ đà giáo, ván khuôn...chi phí nhân công không bao gồm tiền lương của công nhân điều khiển máy thi công, công nhân bộ phận sx phụ, vận chuyển ngoài phạm vi khu vực xd và các nhân viên thu mua, bảo quản xếp dở vl. + Chi phí sử dụng máy thi công là các chi phí sử dụng các loại máy móc thiết bị chạy bằng động cơ điện, động cơ điêzen, hơi nước trực tiếp tham gia vào thi công xây lắp gồm: chi phí nhiên liệu, khấu hao, tiền lương của công nhân điều khiển và phục vụ máy, chi phí sửa chữa thường xuyên và chi phí khác của máy. + Chi phí trực tiếp khác gồm: chi phí vận chuyển vật liệu ngoài cự ly quy định, chi phí về điện nước dùng cho thi công, chi phí chuẩn bị, thu dọn mặt bằng công trình, chi phí vét bùn, tát nước,rò mìn, chuyển quân chuyển máy... - Chi phí chung là chi phí không liên quan trực tiếp đến quá trình thi công công trình, nhưng cần thiết để phục vụ cho công tác thi công, cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sx xd công trình, bao gồm: + Chi phí quản lý hành chính: chi phí này bao gồm các khoản chi cho việc tổ chức bộ máy quản lý và chỉ đạo sx, duy trì hoạt động hàng ngày của bộ máy đó như tiền lương, tiền công tác phí...của cán bộ từ ban lãnh đạo DN đến các phòng ban nghiệp vụ, cán bộ kỹ thuật giám sát ở hiện trường, cán bộ lãnh đạo sx và nhân viên nghiệp vụ ở các đội sx, nhân viên y tế, thủ kho, tạp vụ... ngoài ra còn các khoản chi về khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý, chi phí về đồ dùng, dụng cụ làm việc, tiền điện nước...) + Chi phí phục vụ nhân công: là những khoản chi phục vụ cho công nhân trực tiếp xây lắp mà không tính vào chi phí nhân công trong đơn giá, các khoản BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn, an toàn, bảo hộ lao động... + Chi phí phục vụ thi công: là những khoản chi cần thiết để phục vụ sx, cải tiến kỹ thuật, đẩy nhan tốc độ thi công, tăng cường chất lượng sản phẩm như chi phí kiểm tra chất lượng, tổ chức thí điểm, chế tạo các công cụ cải tiến, thí nghiệm vật liệu... + Chi phí chung khác: là những khoản chi phí phát sinh có tính chất chung cho toàn DN như bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn, bảo vệ công trường, phòng chống bão lụt, hoả hoạn, sơ kết, tổng kết công tác... - Thu nhập chịu thuế tính trước là khoản lợi nhuận mà nếu như DN xây dựng theo đúng dự toán chi phí đưa ra thì vẫn có được 1 khoản lợi nhuận như vậy. Đây là căn cứ để DN thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập DN cho ngân sách Nhà nước và lập các quỹ của DN. - Thuế GTGT là thuế tính trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông và tiêu dùng. * Trường hợp chi phí xd lập cho bộ phận, phần việc, công tác thì chi phí xd trong dự toán công trình, HMCT được tính theo công thức sau: (5.13) Trong đó: gi: chi phí xd sau thuế của bộ phận, phần việc, công tác thứ i của công trình, HMCT (i = 1 - n). * Đối với các công trình phụ trợ, các công trình tạm phục vụ thi công hoặc các công trình đơn giản, thông dụng thì dự toán chi phí xây dựng có thể được xác định bằng suất chi phí xd trong suất vốn đầu tư xd công trình hoặc bằng định mức tỷ lệ. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CHI PHÍ XÂY DỰNG STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CÁCH TÍNH KÝ HIỆU I CHI PHÍ TRỰC TIẾP 1 Chi phí vật liệu VL 2 Chi phí nhân công NC 3 Chi phí máy thi công M 4 Chi phí trực tiếp khác (VL + NC + M) x tỷ lệ TT Chi phí trực tiếp VL + NC + M + TT T II CHI PHÍ CHUNG T x tỷ lệ C III THU NHẬP CHỊU THUẾ TÍNH TRƯỚC (T + C) x tỷ lệ TL Chi phí xây dựng trước thuế (T + C + TL) G IV THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG G x TXDGTGT GTGT Chi phí xây dựng sau thuế G + GTGT GXD V CHI PHÍ XÂY DỰNG NHÀ TẠM TẠI HIỆN TRƯỜNG ĐỂ Ở VÀ ĐIỀU HÀNH THI CÔNG G x tỷ lệ x (1 + TXDGTGT) GXDNT TỔNG CỘNG GXD + GXDNT GXD b) Xác định chi phí thiết bị (GTB) - Chi phí thiết bị bao gồm: Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ (kể cả thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sản xuất, gia công); chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ; chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được xác định theo công thức sau: GTB = GMS + GĐT + GLĐ (5.14) Trong đó: GMS: chi phí mua sắm thiết bị công nghệ. GĐT: chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ. GLĐ: chi phí lắp đặt và thí nghiệm, hiệu chỉnh. + Chi phí mua sắm thiết bị công nghệ được tính theo công thức sau: (5.15) Với: Qi: trọng lượng (tấn) hoặc số lượng (cái) thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i-n) Mi: giá tính cho 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i, được xác định theo công thức: M = Gg + Cvc + Clk + Cbq + T (5.16) Trong đó: Gg: giá thiết bị ở nơi mua (nơi sx, chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết bị tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng VN (đối với thiết bị nhập khẩu) đã gồm cả chi phí thiết kế và giám sát chế tạo. Cvc: chi phí vận chuyển 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị) từ nơi mua hay từ cảng VN đến công trình. Clk: chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại cảng VN đối với thiết bị nhập khẩu. Cbq: chi phí bảo quản, bảo dưỡng 1 tấn hoặc 1 cái thiết bị (nhóm thiết bị) tại hiện trường. T: thuế và phí bảo hiểm thiết bị (nhóm thiết bị). TTbiGTGT: mức thuế suất thuế GTGT quy định đối với loại thiết bị (nhóm thiết bị) thứ i (i=1-n). Đối với những thiết bị chưa xác định được giá có thể tạm tính theo báo giá của nhà cung cấp, nhà sx hoặc giá những thiết bị tương tự trên thị trường tại thời điểm tính toán hoặc của công trình có thiết bị tương tự đã thực hiện. Đối với các loại thiết bị công nghệ phi tiêu chuẩn cần sx, gia công thì chi phí này được xác định trên cơ sở khối lượng thiết bị cần sx, gia công và giá sx, gia công 1 tấn (hoặc 1 đơn vị tính) phù hợp tính chất, chủng loại thiết bị theo hợp đồng sx, gia công đã được ký kết hoặc căn cứ vào báo giá gia công sản phẩm của nhà sx được chủ đầu tư lựa chọn hoặc giá sx, gia công thiết bị tương tự của công trình đã thực hiện. + Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ được tính bằng cách lập dự toán tuỳ theo đặc điểm cụ thể của từng dự án. + Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh được lập dự toán như đối với chi phí xd. BẢNG TỔNG HỢP CHI PHÍ THIẾT BỊ STT TÊN THIẾT BỊ HAY NHÓM THIẾT BỊ CHI PHÍ TRƯỚC THUẾ THUẾ GTGT CHI PHÍ SAU THUẾ [1] [2] [3] [4] [5] 1 Chi phí mua sắm thiết bị 1.1 ... 1.2 ... .... ... 2 Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ 3 Chi phí lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu chỉnh TỔNG CỘNG c) Xác định chi phí quản lý dự án (GQLDA) - Chi phí quản lý dự án được tính theo công thức sau: GQLDA = T x (G + GTBtt) (5.17) Trong đó: T: định mức tỷ lệ (%) đối với chi phí quản lý dự án. G: chi phí xd trước thuế. GTBtt: chi phí thiết bị trước thuế. d) Xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng (GTV) - Chi phí tư vấn đầu tư xd được tính theo công thức: (5.18) Trong đó: Ci: chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1ữn). Dj: chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính bằng lập dự toán (j = 1ữn). TTviGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xd thứ i tính theo định mức tỷ lệ. TTVjGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí tư vấn đầu tư xd thứ j tính bằng cách lập dự toán. e) Xác định chi phí khác (GK) - Chi phí khác được tính theo công thức sau: (5.19) Trong đó: Ci: chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ (i = 1-n). Dj: chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán (j = 1-m). TKiGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ i tính theo định mức tỷ lệ. TKjGTGT: mức thuế suất thuế GTGT theo quy định hiện hành đối với khoản mục chi phí khác thứ j tính bằng lập dự toán. g) Xác định chi phí dự phòng (GDP) - Đối với các công trình có thời gian thực hiện ≤ 2 năm thì chi phí dự phòng được tính bằng 10% trên tổng chi phí xd, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xd và chi phí khác được tính theo công thức: GDP = 10% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (5.20) - Đối với các công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm, chi phí dự phòng được xác định bằng 2 yếu tố: dự phòng chi phí cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh và dự phòng chi phí cho yếu tố trượt giá. - Chi phí dự phòng đối với công trình có thời gian thực hiện trên 2 năm được tính theo công thức sau: GDP = GDP1 + GDP2 (5.21) Trong đó: GDP1: chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng công việc phát sinh được tính theo công thức: GDP1 = 5% x (GXD + GTB + GQLDA + GTV + GK) (5.22) GDP2: chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá được tính theo chỉ số giá xd của từng loại công trình xd, khu vực và độ dài thời gian xd. BẢNG TỔNG HỢP DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH STT KHOẢN MỤC CHI PHÍ CHI PHÍ TRƯỚC THUẾ THUẾ GTGT CHI PHÍ SAU THUẾ [1] [2] [3] [4] [5] 1 Chi phí xây dựng GXD 2 Chi phí thiết bị GTB 3 Chi phí quản lý dự án GQLDA 4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng GTV 4.1 Chi phí thi tuyển thiết kế kiến trúc 4.2 Chi phí thiết kế xây dựng công trình ..... ....................................................... 5 Chi phí khác GK 5.1 Chi phí rà phá bom mìn, vật nổ 5.2 Chi phí bảo hiểm công trình ..... ........................................................ 6 Chi phí dự phòng (GDP1 + GDP2) GDP 6.1 Chi phí dự phòng cho yếu tố khối lượng phát sinh GDP1 6.2 Chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá GDP2 TỔNG CỘNG (1+2+3+4+5+6) GXDCT
File đính kèm:
- cau_hoi_on_tap_mon_kinh_te_xay_dung.doc