Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hoàng Xuân Thảo

“Cách mạng công nghiệp 4.0” (đôi khi gọi tắt là cách mạng 4.0 hoặc công nghiệp 4.0)

đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, mang đến cơ hội thay đổi bản chất các nền kinh tế,

nhưng cũng chứa đựng những thách thức to lớn. Khái niệm “cách mạng công nghiệp

4.0” được nhắc đến nhiều trên truyền thông, cùng với nó là những hy vọng về cuộc “lột

xác” của các doanh nghiệp tại Việt Nam khi nắm bắt được làn sóng này. Vậy cuộc cách

mạng công nghiệp 4.0 có những đặc trưng cơ bản nào?

pdf7 trang | Chuyên mục: Xã Hội Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Cách mạng công nghiệp 4.0 - Hoàng Xuân Thảo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
không dây như 3G, 4G và 5G). Như 
đã biết, để tổ chức tính toán tai một cơ sở nào đó, ta phải trang bị ba thứ: một là, máy tính; hai là, 
hệ điều hành và, ba là, phần mềm (mua hoặc tự thiết kế). Một ví dụ đơn giản: muốn tính lương 
cho cơ quan, phải có máy tính, hệ điều hành Windows và phần mềm Excel. Nếu không trang bị 
ba thứ đó, ta có thể tổ chức tính toán được không? Trong thời đại Internet, tất nhiên là được: 
dùng “điện toán đám mây”. 
Vậy điện toán đám mây là gì? 
Đó là một dịch vụ tin học (điện toán) trên mạng Internet (mây) cho thuê bốn thứ: máy chủ trên 
mạng – Infrastructure as a service (IaaS), hệ điều hành và cơ sở dữ liệu – Platform as a Service 
(PaaS), phần mềm – Software as a Service (SaaS) và không gian lưu trữ – Memory as a Service 
(MaaS). Việc thuê dịch vụ trên có bốn điều lợi: rẻ hơn mua sắm, không cần lực lượng quản trị 
máy chủ và hệ thống mạng, không lo kỳ hạn (khoảng ba năm) phải thanh lý phần cứng và nâng 
cấp phần mềm, và ra đời một công nghệ mới là “điện toán di động” – nghĩa là ta có thể tính toán 
bất cứ ở đâu, miễn là có laptop, máy tính bảng hoặc smartphone. GS. H. Richter nói: “Điện toán 
đám mây là thành tố rất nặng ký trong thời đại 4.0”. 
d) Blockchain 
Trong làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0, blockchain (chuỗi khối) được xem là một công nghệ 
“chìa khóa” cho chuyển đổi số và xây dựng nền tảng công nghệ thông tin tương lai.
7TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Vậy blockchain là gì? 
Xưa nay một cơ sở dữ liệu (CSDL) thường để trong một máy chủ cụ thể trên mạng internet và 
chỉ có thành viên quản trị máy chủ đó mới truy xuất được CSDL ấy. Nếu CSDL đó bị đánh sập 
thì toàn bộ CSDL đó bị mất và hậu quả thật khôn lường. Nếu CSDL đó để trên nhiều máy chủ 
và mỗi khi cập nhật CSDL tại một máy chủ thì CSDL ấy ở các máy chủ khác được “đánh động” 
và có thể cập nhật theo (nếu “cùng chấp thuận”). Mỗi khi CSDL của một máy nào đó đị đánh 
sập thì những máy khác vẫn còn và vì vậy sẽ không bao giờ xẩy ra hiểm họa, trừ khi “trái đất nổ 
tung” và toàn bộ internet bị tiêu hủy. Blockchain được hiểu na ná như là “một CSDL không để 
tập trung mà phân tán ở mọi máy chủ tham gia mạng”. Người ta còn dùng cụm từ “sổ cái số”. 
Sổ cái số được ghi thành khối giao dịch như là các mắt xích của một sợi xích. Chẳng hạn, nhờ 
blockchain mà đồng tiền điện tử và các hoạt động khác được tiến hành một cách dễ dàng và 
xác thực. Blockchain hỗ trợ giao dịch thanh toán trực tiếp giữa bên bán và bên mua, không cần 
sự can thiệp và xác thực của ngân hàng, mà chỉ cần xác thực của các máy tính tham gia trên hệ 
thống. Hiểu nôm na là tiền điện tử, như bitcoin chẳng hạn, là cá, còn blockchain là nước: cá bơi 
trong nước và nước biết được cá “đi đâu về đâu”, “to nhỏ” ra sao, Công nghệ blockchain còn 
là nền tảng của nhiều ứng dụng khác trong công nghiệp 4.0. 
3. Trí tuệ nhân tạo
Ngày nay người máy (robot) đã trở nên rất thông dụng trong sản xuất, dịch vụ và nhiều hoạt 
động khác. Hạt nhân cơ bản nhất của người máy là phần mềm trí tuệ nhân tạo, hay trí thông 
minh nhân tạo, (tiếng Anh: artificial intelligence, hay machine intelligence, viết tắt là AI) được cài 
trong người máy và người máy sẽ hoạt động theo logic của sản phẩm AI đó. Người lái xe ô tô 
trên đường phải làm chủ được tay lái, không để xẩy ra tai nạn giao thông, đi đúng luật,... và thế 
là ô tô không người lái ra đời, bởi nó “học được” trí tuệ của người lái xe đó.
GS. H. Richter khẳng định: “Trí tuệ nhân tạo đang giúp định dạng lại thế giới theo một logic 
khác”, còn GS. Stephen Hawking thì tỏ ra lo sợ AI sẽ là hiểm hoạ cho loài người, tức là có thể 
8 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
một ngày nào đó máy móc sẽ kiểm soát con người. Elon Musk lại nghĩ đến nguy cơ AI không 
được kiểm soát. 
Thấy được ý nghĩa to lớn của trí tuệ nhân tạo, các hãng lớn, như Google, Facebook, Amazon, 
IBM, Microsoft, đang đầu tư rất mạnh trong lĩnh vực này. Họ tạo ra một diễn đàn mở về trí tuệ 
nhân tạo, nơi những người quan tâm có thể trao đổi, thảo luận, đồng thời tăng cường sự hiểu 
biết của cộng đồng về nó. Các sản phẩm trí tuệ nhân tạo ra đời tạo ra bộ mặt mới cho hàng loạt 
các hoạt động đa dạng của nền kinh tế. Google đã xây dựng dự án trí tuệ nhân tạo cho hệ thống 
tàu điện ngầm London, truy vấn các thông tin nhằm giải quyết các sự cố phát sinh và cũng đã 
hoàn thiện hệ thống học máy TensorFlow. Cơ chế này ứng dụng trong nhận dạng thoại, hình ảnh 
và dịch thuật; có cơ chế như hoạt động của não người. Facebook dùng AI
giúp người khiếm thị có thể “nhìn thấy” ảnh qua một ứng dụng trên iOS. Công nghệ này dùng để 
tạo các bản đồ dân số và khách hàng lướt web trên toàn thế giới. Ngoài ra Facebook còn dùng 
AI để nghiên cứu hành vi người dùng, nhận dạng khuôn mặt, giúp xác định danh tính của người 
trong ảnh đăng trên mạng xã hội. Apple tập trung vào công nghệ nhận diện khuôn mặt và phản 
ứng của khách hàng và nhân dạng giọng nói của họ, cho phép người lái xe có thể bật hoặc tắt 
những chức năng nhất định trên xe bằng tiếng nói. Microsoft có dự án phân tích hành vi người 
dùng thông qua giọng nói, biểu cảm và khuôn mặt. AI của Microsoft cung cấp khả năng dịch 
thuật theo thời gian thực các ngôn ngữ chính và đang hỗ trợ thêm nhiều ngôn ngữ khác trong 
thời gian tới. Khả năng dịch thuật mạnh mẽ của các phần mềm là nhờ AI. Ngoài ra, hệ thống dịch 
thuật này có khả năng nhận dạng giọng nói người dùng và chuyển sang chữ viết (text) khi người 
9TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
Bản chất của mọi sự hoạt động xã hội cũng như sản xuất, suy cho cùng, là “nắm bắt thông tin”, 
“xử lý thông tin” để “điều khiển” chúng. Một máy chủ cách xa hàng vạn dặm, nếu không kết nối 
Internet thì làm sao ta thuê và điều khiển được nó trong “điện toán đám mây”? Nói một cách tổng 
quát, một vật A có kết nối Internet thì dù có cách xa bao nhiêu đi nữa, ta vẫn có thể làm được 
các điều sau: một là, tuyền thông tin cho nó; hai là, nắm bắt thông tin từ nó để xử lý và, ba là, 
điều khiển nó theo ý muốn của ta. Một ví dụ cho thấy người dùng đã nhanh chóng thích nghi 
với IoT chính là các thiết bị đeo, các thiết bị này giúp con người theo dõi mọi thứ như ngủ nghỉ, 
tình trạng bệnh tât, điều khiển bệnh nhân từ xa, khám bệnh từ xa, Các doanh nghiệp bắt đầu 
áp dụng công nghệ IoT vào các cảm biến thu thập dữ liệu, kết nối giữa máy móc với con người, 
cũng như giữa máy móc với nhau, tạo nên một hệ thống truyền thông khép kín. Ngoài ra, thông 
dùng nói. IBM sử dụng AI để phân tích ý nghĩa ẩn sau các bức ảnh, video, tin nhắn và lời thoại. 
IBM đang phát triển một ứng dụng trợ giảng giúp soạn ra bài học dựa trên tài liệu được cung cấp.
4. Internet kết nối vạn vật
Internet kết nối vạn vật, hay Internet vạn vật, hay cụ thể hơn là Mạng lưới vạn vật kết nối Internet, 
hoặc Mạng lưới thiết bị kết nối Internet (tiếng Anh: Internet of Things, viết tắt là IoT) là gì và tại 
sao lại là một trong các yếu tố đặc trưng cơ bản của nền công nghiệp 4.0? 
Như đã biết, máy tính kết nối được với Internet, sau đó là Smartphone và hiện tại là một số dòng 
tivi cũng đã kết nối với Internet. Thế còn ô tô, máy bay, tàu hỏa, du thuyền, nhà máy, ngôi nhà, 
con người thực, người máy, gia súc, cây cối, tủ lạnh, bàn ghế,... thì sao? Nhân loại đang hướng 
tới kết nối “tất tần tật” những thứ cần phải kết nối. Làm như thế có lợi gì?. 
10 TẠP CHÍ KHOA HỌC
QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ
tin phải truyền ngay tức khắc đến với từng người, do đó, các trang mạng xã hội đã thực sự làm 
cho Internet có bộ mặt mới. Facebook được xem là mạng xã hội phổ biến nhất trên thế giới ảo 
với trên hai tỷ người dùng. Nó là loại hình mạng xã hội chia sẻ hình ảnh, video, tin nhắn, v.v., tích 
hợp đa ngôn ngữ, giúp mọi người trên thế giới truyền và chia sẻ thông tin cho nhau. 
5. Vài lời kết luận
Báo chí nói về nền công nghiệp 4.0 rất đa dạng và đa chiều. Có bài báo nói về công nghệ nano, 
di truyền,  là đặc trưng cơ bản của cách mạng 4.0. Tôi nghĩ không phải vậy. 
Trở lại câu chuyện lịch sử phát triển của các nền công nghiệp: Đặc trưng của 1.0 là “sức mạnh 
của hơi nước”, 2.0 là “sức mạnh của điện”, 3.0 là “sức mạnh của điện tử và tin học”. Còn của 
4.0 là “sức mạnh của công nghệ số”, trong đó có bốn cái chủ đạo: số hóa và công nghệ số hóa, 
công nghệ ảo giao thoa với thực, công nghệ trí tuệ nhân tạo, và công nghệ Internet kết nối vạn 
vật. Còn nano hay những thứ khác chỉ là nhở công nghệ số mới có thôi. Các báo trên thế giới, 
đặc biệt là truyền thông của Công hòa Liên bang Đức, đều tập trung vào bốn công nghệ đó. 
Các báo cũng đặc biệt nhấn mạnh tới chủ đề “Cải cách giáo dục đại học trong thời đại nền công 
nghiệp 4.0”. Ý chủ đạo của các tờ báo uy tín và các cuộc hội thảo về chủ đề này đều tập trung 
vào năm ý tưởng sau:
1) Trang bị máy móc và cách thức tổ chức sao cho sinh viên và giảng viên dễ dàng tiếp cận được 
với những thứ ảo trên mây, hơn là thuyết trình đơn thuần theo cung cách truyền thống.
2) Tổ chức tập huấn cho các giảng viên về cung cách tổ chức đào tạo ảo trên nền những công 
nghệ: điện toán đám mây, blockchain, dữ liệu lớn (Big Data) và làm quen với kinh doanh trên 
môi trường ảo.
3) Khảo thí và kiểm định chất lượng đại học trên nền tảng công nghệ thông tin.
4) Định hình các ý tưởng khởi nghiệp khi sinh viên còn ngồi trên ghế nhà trường.
5) Tổ chức để giảng viên và sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học trên nền tảng liên kết giữa 
doanh nghiệp và nhà trường.
Tài liệu tham khảo
1. Bit, byte và những khái niệm cơ bản | Tinhte.vn. https://tinhte.vn › Diễn đàn › Khoa học công 
nghệ › Khoa học.
2. Blockchain . Wikipedia tiếng Việt. https://vi.wikipedia.org/wiki/Blockchain.
3. Công nghệ Blockchain là gì? VnEconomy. vneconomy.vn/cong-nghe-blockchain-la-
gi-20171212122328932.htm.
4. Trí tuệ nhân tạo . Wikipedia tiếng Việt. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trí_tuệ_nhân_tạo.
5. Internet Vạn Vật.– Wikipedia tiếng Việt. https://vi.wikipedia.org/wiki/Internet_Vạn_Vật.
6. Dữ liệu lớn. Wikipedia tiếng Việt. https://vi.wikipedia.org/wiki/Dữ_liệu_lớn.

File đính kèm:

  • pdfcach_mang_cong_nghiep_4_0_hoang_xuan_thao.pdf
Tài liệu liên quan