Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam

Tóm tắt

Bài nghiên cứu xem xét các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ ti n mặt c a các doanh nghiệp

ngành vật liệu xây dựng (VLXD) niêm yết tại Việt Nam. Mẫu gồm 210 quan sát nghiên cứu dữ liệu c a

42 công ty trong gi i đoạn 2010 - 2014. Bài nghiên cứu cho th y, t lệ nắm giữ ti n mặt bình quân c a

các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết tại Việt Nam là 12%. Kết quả c a mô hình hồi quy REM cho

th y những doanh nghiệp v i mức độ nhận tín dụng thương ại (NTDTM) cao, có quy mô l n và có

hiệu quả kinh doanh cao thì có t lệ nắm giữ ti n mặt (CASH) cao. Những doanh nghiệp v i đòn b y tài

chính (DEBT) l n thì t lệ nắm giữ ti n mặt t hơn.

pdf6 trang | Chuyên mục: Kế Toán Xây Dựng Cơ Bản | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 278 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các yếu tố tài chính ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp ngành vật liệu xây dựng niêm yết tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 CTDTM có mối tương 
quan âm với lượng tiền mặt nắm giữ. NTDTM 
có mối tương quan dương với lượng tiền mặt 
nắm giữ. 
(2) Quy mô doanh nghiệp (SIZE): Qui mô 
doanh nghiệp được tính bằng cách lấy logarit tự 
nhiên của Tổng tài sản. Tác giả kì vọng nắm 
giữ tiền mặt sẽ tương quan dương với quy mô 
công ty. 
(3) Đòn ẩy tài ch nh (DEBT): được tính 
toán bằng tỷ số của tổng nợ phải trả trên tổng tài 
sản. Tác giả kì vọng có mối tương quan âm giữa 
đòn ẩy tài chính và nắm giữ tiền mặt. 
(4) Tài sản thanh khoản thay thế (LIQ): 
LIQ = 
Tài sản ngắn hạn – Tiền mặt 
Tổng tài sản - TSNH – Tiền mặt 
Tác giả kì vọng có một mối tương quan 
âm giữ tài sản thanh khoản thay thế với nắm 
giữ tiền mặt. 
(5) Chi tiêu vốn (CTV): Chỉ tiêu vốn được 
xác định như sau: 
CTV = 
Tài sản cố định hữu hình 
Doanh thu thuần 
Tác giả kì vọng chi tiêu vốn sẽ có tương 
quan âm với nắm giữ tiền mặt bởi vì chi tiêu vốn 
làm giảm tiền mặt (thuyết trật tự phân hạng) 
(6) Lợi nhuận (BEP): Đo lường về lợi nhuận 
là tỷ số của lợi nhuận trước lãi vay và thuế 
(EBIT) chia cho tài sản bình quân.Tác giả kì 
vọng có một mối tương quan dương giữa lợi 
nhuận và nắm giữ tiền mặt. 
(7) Vòng quay tiền mặt (VTM): Theo tác giả 
Shah (2011), công thức vòng quay tiền mặt trong 
bài nghiên cứu như sau: 
Vòng quay tiền mặt = (Khoản phải thu/ 
DTT) + ( Hàng tồn kho / GVHB) 
Vòng quay tiền mặt ngắn làm tăng khả năng 
công ty bổ sung nhanh chóng cân đối tiền mặt. 
Tác giả kì vọng có một mối tương quan âm giữa 
vòng quay tiền mặt và nắm giữ tiền mặt. 
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 
Nhằm chọn lựa được biến tác động tốt nhất 
đến mô hình, nghiên cứu thực hiện chọn lựa biến 
bằng phương pháp BMA (Bayesian Model 
Average). Phương pháp BMA cho phép t nh tất 
cả các mô hình khả dĩ và trình ày kết quả của 
các mô hình được xem là ―tối ưu‖ nhất về dài 
hạn. Kết quả cho thấy mô hình khả dĩ xem xét 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 36 
nhân tố ảnh hưởng đến đến tỷ lệ tiền mặt nắm 
giữ của các doanh nghiệp ngành VLXD như sau: 
CASHi,t = β0 + β1.NTDTMi,t + β3.SIZEi,t 
+ β4.DEBTi,t + β5.BEPi,t 
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp 
VLXD niêm yết tại Việt Nam trong giai đoạn 
2010 - 2014 trung bình là 12%, với độ lệch 
chuẩn 22%. 
Bảng 1: Thống kê mô tả 
 vars n mean sd median min max skew kurtosis 
CASH 1 210 0.12 0.22 0.05 0.00 1.80 3.88 19.07 
NTDTM 2 210 0.32 0.23 0.26 0.04 1.75 2.90 11.66 
SIZE 3 210 12.46 1.44 12.27 9.36 16.40 0.79 0.28 
DEBT 4 210 0.57 0.25 0.58 0.06 1.74 0.62 2.18 
BEP 5 210 0.08 0.12 0.08 -0.66 0.65 -0.27 9.65 
 Nguồn: Kết quả tính toán c a tác giả 
Hình 1:Ma trận tương qu n giữa các biến 
Bảng 2: Kết quả thực hiện hàm hồi quy 
 OLS Mô hình FEM Mô hình REM 
NTDTM 0.792*** 0.699*** 0.760*** 
 (0.045) (0.079) (0.056) 
SIZE 0.038*** 0.051 0.038*** 
 (0.008) (0.043) (0.011) 
DEBT -0.502*** -0.523*** -0.509*** 
 (0.048) (0.073) (0.056) 
BEP 0.306*** 0.349*** 0.329*** 
 (0.081) (0.100) (0.086) 
Constant -0.345*** -0.330** 
 (0.091) (0.133) 
Observations 210 210 210 
R2 0.650 0.440 0.549 
F Statistic 95.070*** (df = 4; 205) 32.227*** (df = 4; 164) 62.305*** (df = 4; 205) 
Note: Dependent variable:CASH *p<0.1;**p<0.05;***p<0.01 
Nguồn: Ư c lượng c a tác giả bằng R 
Thực hiện các kiểm định individual 
effectsTests và Hausman Test để chọn mô hình 
hồi quy phù hợp. Kết quả cho thấy mô hình REM là 
mô hình phù hợp. Cuối cùng, tác giả cho rằng mô 
Ma trận tương quan cho thấy CASH có quan hệ 
cùng chiều với NTDTM và BEP, ngược chiều 
với SIZE và DEBT. CASH tương quan mạnh 
nhất với NTDTM (hệ số tương quan là 0.59), 
tương quan yếu với SIZE. Ngoài ra, hệ số 
tương quan giữa các biến độc lập là é hơn 0.8 
nên khó có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến 
trong mô hình nghiên cứu. 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 37 
hình cốt lõi gồm 4 nhân tố (NTDTM, SIZE, DEBT 
và BEP) có sự giải thích tốt cho việc giải thích 
ảnh hưởng của các nhân tố lên lượng tiền nắm 
giữ của doanh nghiệp (CASH) trong trường hợp 
nghiên cứu của doanh nghiệp ngành VLXD niêm 
yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam. 
CASH = - 0.33 + 0.76*NTDTM + 
0.038*SIZE – 0.509*DEBT + 0.329*BEP 
Kết quả mô hình hồi quy xem xét mối quan 
hệ giữa các biến độc lập với tỷ lệ tiền mặt nắm 
giữ của các doanh nghiệp ngành VLXD niêm yết 
được trình bày ở bảng tóm tắt như sau: 
Bảng 3: Kết quả nghiên cứu 
Mã hóa T n biến 
Kỳ 
vọng 
Kết 
quả 
Ý nghĩa thống k 
NTDTM Nhận t n dụng thương mại + + Có ý nghĩa 
SIZE Quy mô doanh nghiệp + + Có ý nghĩa 
DEBT Đòn ẩy tài ch nh - - Có ý nghĩa 
BEP Lợi nhuận + + Có ý nghĩa 
Nguồn: Tính toán c a tác giả 
Mô hình REM có hệ số xác định R2 là 
54,9%, tức các nhân tố NTDTM, SIZE, DEBT, 
BEP đã giải th ch được 54,9% sự thay đổi của 
CASH trong giai đoạn nghiên cứu. Mức độ và 
chiều hướng tác động của các nhân tố đến CASH 
là không giống nhau. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến NTDTM 
có hệ số hồi quy dương, tức NTDTM có tác động 
cùng chiều đến CASH. Khi tỷ lệ nhận tín dụng 
thương mại tăng 1% thì tỷ lệ nắm giữ tiền mặt 
của các doanh nghiệp VLXD tăng 0,76%. Việc 
gia tăng nguồn tài trợ từ chiếm dụng vốn đòi hỏi 
các doanh nghiệp VLXD phải tăng cường dự trữ 
tiền mặt cao hơn, doanh nghiệp cần nắm giữ 
thêm 0,76 đồng tiền mặt để trang trải cho 1 đồng 
nhận tín dụng thương mại. 
Quy mô doanh nghiệp có tác động thuận 
chiều với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Các doanh 
nghiệp có quy mô càng lớn thì tỷ lệ nắm giữ tiền 
mặt càng tăng. Khi quy mô tài sản tăng 1 đồng, 
tỷ lệ nắm giữ tiền mặt tăng 3,8%. Kết quả này 
trái ngược với nhận định của lý thuyết đánh đổi. 
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp VLXD Việt 
Nam trong giai đoạn 2010 – 2014, đây là giai 
đoạn sau của suy thoái kinh tế, thị trường bất 
động sản Việt Nam ―đóng ăng‖, nợ xấu trong hệ 
thống ngân hàng tăng, do đó việc tiếp cận nguồn 
vốn ngân hàng của doanh nghiệp VLXD là khó 
khăn. Để đáp ứng nhu cầu thanh toán, giao dịch 
và đầu tư, doanh nghiệp VLXD phải tìm kiếm 
nguồn vốn nội sinh và gia tăng lượng tiền mặt 
nắm giữ. Điều này phù hợp với nghiên cứu của 
Lee và Song (2008), sau cuộc khủng hoảng tài 
chính châu Á, nắm giữ tiền mặt tăng ở khắp mọi 
nơi ất kể quy mô quy mô doanh nghiệp ra sao. 
Đòn ẩy tài chính có mối quan hệ tương 
quan âm với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Điều này 
giải thích khi mức độ vay nợ tăng lên 1% thì tỷ lệ 
nắm giữ tiền mặt của các doanh nghiệp VLXD 
giảm xuống 0,509%. Kết quả này phù hợp với 
nhận định của lý thuyết đánh đổi và lý thuyết 
trận tự phân hạng. Các doanh nghiệp có thể sử 
dụng vốn vay như một sự thay thế cho việc nắm 
giữ tiền mặt. Lợi nhuận có mối quan hệ tương 
quan dương với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Khi hiệu 
quả sử dụng vốn và tài sản tăng, lợi nhuận tăng 
lên 1%, doanh nghiệp VLXD có xu hướng tài trợ 
bằng lợi nhuận giữ lại cho kỳ sau nhiều hơn, tỷ lệ 
tiền mặt nắm giữ tăng lên 0,329%. Kết quả này 
phù hợp với nhận định trong các nghiên cứu của 
(Kim &cs, (2011); Caglayan-Ozkan và Ozkan, 
(2002), Bates &cs (2009). 
4. Kết luận 
Nghiên cứu thu thập dữ liệu của 42 doanh 
nghiệp ngành VLXD niêm yết trên sàn chứng 
khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 -2014. Tỷ 
lệ nắm giữ tiền mặt trung bình của các doanh 
nghiệp VLXD niêm yết tại Việt Nam là 12%. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các nhân tố như 
nhận tín dụng thương mại, quy mô doanh nghiệp, 
 TẠP CHÍ KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH SỐ 01 (03) 2017 
 38 
lợi nhuận kinh doanh có mối quan hệ tương quan 
dương với tỷ lệ tiền mặt nắm giữ. Đòn ẩy tài 
chính có mối quan hệ tương quan âm với tỷ lệ 
nắm giữ tiền mặt. 
Mặc dù đạt được một số kết quả nhất định, 
ngoài các nhân tố được đưa vào mô hình còn có 
rất nhiều các nhân tố khác ảnh hưởng đến tỷ lệ 
nắm giữ tiền mặt của doanh nghiệp như hành vi 
của nhà quản trị, rủi ro, các ch nh sách, giai đoạn 
phát triển của doanh nghiệp... Ngoài ra, đối với 
dữ liệu bảng, phương pháp ước lượng được sử 
dụng nhiều nhất là mô hình các ảnh hưởng cố 
định (FEM) và mô hình các ảnh hưởng ngẫu 
nhiên (REM). Tuy nhiên, một nhược điểm của 
dữ liệu dạng bảng với số cá thể quan sát lớn 
trong chuỗi thời gian ngắn thường phát sinh hiện 
tượng phương sai sai số thay đổi là rất khó khắc 
phục vấn đề này. Để giải quyết vấn đề này, cần 
sử dụng mô hình ước lượng GMM để phân tích 
chiều hướng ảnh hưởng của các nhân tố. Đây 
ch nh là các gợi ý cho các nghiên cứu tiếp theo 
trong tương lai. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Bates, T, Kahle, K., Rene, S. (2009). Why do US firms hold so much more cash than they used to. 
Journal of Finance, 54, 1995-2021. 
[2]. Caglayan - Ozkan and Ozkan. (2004). Corporate cash holdings: An empirical investigation of UK 
companies. 
[3]. Ferreira, M.A,& Vilela, A.S. (2004). Why do firms hold cash? Evidence from EMU 
countries.European Financial Management, 10(2), 295-319. 
[4]. Kim, J; Kim, H., & Woods, D. (2011). Determinants of corporate cash-holding levels: An empirical 
examination of the restaurant industry. International Journal of Hospitality management, 30(3), 568-
574. 
[5]. Lee Y., Song K. R. (2008). Financial crisis and corporate cash holdings: Evidence from East Asian 
firms. 
[6]. Opler,T, Pinkowitz, L., Stulz, R., & Williamson. (1999). The determinants and implications of 
corporate cash holdings. Journal of financial economics, 52(1), 3-46. 
[7]. Saddour,K. (2006). The determinants and the value of cash holdings: Evidence from French firms. 
[8]. Wenfeng Wu, Oliver M. Rui, Chongfeng Wu. ( 2012). Trade credit, cash holdings, and financial 
deepening_ Evidence from a transitional economy. 
[9]. Nguồn dữ liệu: https://www.stockbiz.vn;  https://www.vndirect.com.vn; 
Thông tin tác giả: 
Mai Thanh Giang, Thạc sĩ 
- Đơn vị công tác: Khoa Ngân hàng - Tài chính - Trường Đại học 
Kinh tế & QTKD 
- Địa chỉ email: Maithanhgiangtctt@gmail.com 
Ngày nhận bài: 14/12/2016 
Ngày nhận bản sửa: 09/02/2017 
Ngày duyệt đăng: 10/03/2017 

File đính kèm:

  • pdfcac_yeu_to_tai_chinh_anh_huong_den_viec_nam_giu_tien_mat_cua.pdf