Các bài học về CSS

Contents

Cơ bản về CSS 1

I. CSS là gì 1

II. Một số đặc tính cơ bản của CSS 1

Cú pháp của CSS 3

Làm sao chèn CSS vào trong trang Web 4

1. CSS được khai báo trong file riêng. 4

2. Chèn CSS trong tài liệu HTML 4

3. Chèn trực tiếp vào thẻ của HTML(inline style) 5

4. Nhiều Stylesheet 5

Các vấn đề về văn bản và cách định dạng văn bản 6

Đặt màu cho một đoạn văn bản 6

Đặt màu nền cho đoạn văn bản. 6

Căn chỉnh khoảng cách giữa các ký tự. 6

Căn chỉnh khoảng cách giữa các dòng. 6

Dóng hàng 6

Trang hoàng thêm cho đoạn văn bản. 7

Chỉnh vị trí của đoạn văn bản (indent). 7

Điều kiển các ký tự trong một đoạn văn bản. 7

Đặt hướng cho đoạn văn bản. 7

Tăng khoảng cách giữa các từ. 8

Làm mất tác dụng của đường bao của một thẻ HTML. 8

Các thuộc tính của font chữ và định nghĩa font chữ cho văn bản 9

Đường viền và các thuộc tính của đường viền 11

Các thuộc tính của margin 13

Thuộc tính đường bao ngoài (Outline) 14

CSS padding 16

Làm thẻ div có thanh cuộn (scrollbar) giống iFrame 17

Style một kiểu Bubble đơn giản 19

1. Định dạng HTML 19

2. Định dạng CSS 19

Căn bảng vào giữa màn hình. 21

Menu dạng tab - Phần I. 22

Kỹ thuật làm chữ hoa đầu dòng (Drop cap) 24

1. Cách thứ nhất 24

2. Cách thứ hai 25

Trang trí cho danh sách có thứ tự 26

Kỹ thuật tải ảnh trước bằng CSS 27

Fix min-height cho IE 29

Đặt min-width cho IE6 30

CSS Transparency trên toàn bộ các trình duyệt 31

Border và những điều bạn chưa biết 32

Kỹ thuật đưa footer xuống cuối trang 33

Đặt dòng text vào giữa ( theo chiều cao) 35

Hiển thị ảnh PNG trên IE 36

Style cho thẻ hr 37

Thêm khoảng cách giữa đường kẻ và phần nội dung. 37

Kỹ thuật slicing door và ứng dụng 38

1. Tạo nút bằng Photoshop 38

2. Cắt nút ra thành hai phần. 39

3. Thực hiện viết mã HTML và CSS. 39

Cách viết giản lược trong CSS 41

1. Thuộc tính Color 41

2. Thuộc tính margin và padding. 41

3. Thuộc tính border. 42

4. Thuộc tính background. 42

5. Thuộc tính font 43

5. List type 43

6. Outline 43

 

 

doc46 trang | Chuyên mục: CSS | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 2134 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Các bài học về CSS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 dạng ảnh này. Trong bài viết này chúng ta sẽ dùng một số thủ thuật để định dạng ảnh PNG có thể hiển thị tốt trong IE.
Trong khuôn khổ bài viết chúng ta sẽ không đi sâu vào phân tích nguyên lý cũng như là cách thức để làm cho định dạng PNG hiển thị tốt trên IE. Mà chúng ta chỉ dừng lại ở cách làm để đạt được những điều ở trên.
Trong tài liệu HTML của bạn các ảnh .png vẫn được chèn vào như thông thường.
Để ảnh .png có thể hiển thị tốt khi bạn dùng IE để duyệt thì bạn cần phải chèn file script vào trong tài liệu HTML của bạn. Giả sử rằng file script bạn để ở trong thư mục cùng cấp với tài liệu HTML.
Tiếp đó bạn copy ảnh blank.gif vào cùng thư mục với file script.
Style cho thẻ hr
 là một thẻ tự đóng, điều đó có nghĩa là nó không cần thẻ đóng như những thẻ HTML khác. Thẻ sẽ tạo ra một đường kẻ ngang trên trình duyệt và khoảng cách giữa đường kẻ và nội dung thì phụ thuộc vào các trình duyệt khác nhau.
Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể thay đổi cách hiển thị của thẻ theo ý mình trên một số trình duyệt. Đối với một số trình duyệt mới (IE6, IE7, Firefox, Opera, Mozilla...) thì cách định dạng của bạn hoàn toàn có thể tương thích.
Trong cách định dạng thẻ chúng ta cũng cần phải chú ý một chút về cách mà cách trình duyệt xử lí đối với đối tượng thẻ . Với Internet Explore (IE) sẽ sử dụng thuộc tính color để hiển thị màu của đường kẻ và thuộc tính background sẽ không có tác dụng. Tuy nhiên thì Mozilla(Netscape) và Opera thì lại dùng thuộc tính background để hiển thị màu của đường kẻ. Chúng ta cũng có thể sử dụng thuộc tính border để hiển thị định dạng, nhưng đó không phải là một cách mà chúng ta muốn.
Chúng ta có đoạn mã CSS định dạng thẻ như sau:
hr {
 color: red;
 background: red;
 border: 0;
 height: 1px;
}
Thêm khoảng cách giữa đường kẻ và phần nội dung.
Để thêm khoảng cách giữa đường kẻ và nội dung chúng ta sẽ dùng thuộc tính margin để quy định khoảng cách này.
hr {
 color: red;
 background: red;
 border: 0;
 height: 1px;
 margin: 10px 0 20px; }
Kỹ thuật slicing door và ứng dụng
Đối với những desiger thường xuyên làm việc với CSS thì kỹ thuật Sliding Doors không có gì mới mẻ. Nhưng đối với những bạn mới làm quen với CSS thì tôi nghĩ rằng đây là một kỹ thuật mà bạn nên tìm hiểu nó.
Kỹ thuật Sliding Doors(kỹ thuật cửa kéo), là một kỹ thuật được ứng dụng rất nhiều trong việc tạo ra các button, hay các menu ngang kiểu tab,…Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu ý tưởng chủ đạo của kỹ thuật và tạo ra một ví dụ nhỏ có sử dụng kỹ thuật trên.
Tôi chắc rằng ít nhất chúng ta đã một lần nhìn thấy chiếc cửa kéo kiểu nhật bản. Một bên cửa cố định và một bên cửa sẽ linh động có thể kéo ra hoặc kéo vào tùy thích. Bản chất của kỹ thuật Sliding Doors cũng giống như vậy.
Chúng ta sẽ chia đối tượng 2 phần(phần bên trái và phần bên phải). Phần bên trái sẽ là phần cố định, còn phần bên phải sẽ là phần động(Việc phân chia này tùy theo ý thích của bạn, bạn có thể phân chia phần bên phải cố định và phần bên trái là phần động). Điều đó cũng có nghĩa là phần bên trái sẽ có kích thước vừa phải, còn phần bên phải cần có kích thước luôn lớn hơn hoặc bằng nội dung mà bạn dự định đưa vào(để đảm bảo rằng đối tượng của chúng ta giống như bị đứt gãy).
Để bạn có một hình dung rõ hơn tôi xin đưa ra hình vẽ mô tả ý tưởng của kỹ thuật này như sau:
Như trên hình vẽ bạn đã thấy, phần bên trái sẽ cố định và phần bên phải sẽ có ra hoặc dãn vào tùy theo nội dung bên trong của đối tượng cần tạo. Do vậy với cách làm như trên thì chúng ta cần tạo phần bên phải cần phải đủ dài để tránh trường hợp bị thiếu ảnh khi nội dung dài.
Các bạn thấy không nghe thì có vẻ ghê gớm nhưng về bản chất thì kỹ thuật này chỉ có vậy thôi, nhưng các bạn đừng coi thường, tuy vậy nhưng nó khá quan trọng và được ứng dụng rất rộng rãi trong việc tạo button, tạo menu kiểu tab,…Để minh họa cho điều tôi vừa trình bày bày sau đây tôi xin đưa ra một ví dụ có sử dụng kỹ thuật này.
Trong ví dụ này chúng ta sẽ tạo ra một số button theo phong cách web 2.0, và có độ tùy biến nội dung cao(chúng ta có thể thay đổi nội dung ở trong một cách tùy ý). Sau đây là chi tiết từng bước làm cụ thể.
1. Tạo nút bằng Photoshop
Việc đầu tiên chúng ta cần làm đó là chúng ta cần tạo ra hình dáng chiếc nút thân yêu của ta, trong ví dụ này tôi tạo ra một nút Sign Up Now! như sau:
2. Cắt nút ra thành hai phần.
Như tôi đã trình bày ở trên, để thực hiện được kỹ thuật này chúng ta cần phải cắt đối tượng ra làm 2 phần. Để có thể cắt hình được chính xác tôi khuyên bạn nên sử dụng công cụ Slice(Slice Tools) trong Adobe Photoshop. Button của chúng ta sẽ được slice như sau:
Chúng ta cần chú ý là phần bên phải cần phải đủ dài để đảm bảo rằng không bị thiếu.
3. Thực hiện viết mã HTML và CSS.
Chúng ta có định dạng mã HTML như sau:
…Nội dung…
Giải thích:
Sở dĩ chúng ta cần phải sử dụng 2 phần thử HTML trong việc này là do đối tượng của chúng ta được chia làm 2 phần, và mỗi phần tử sẽ làm nhiệm vụ giữ một phần của đối tượng.
Chúng ta sẽ dùng thẻ bao ở ngoài cùng để đảm bảo rằng toàn bộ nút sẽ link được khi di chuột lên trên nút. Đồng thời thẻ này sẽ chứa phần động bên phải.
Thẻ sẽ làm nhiệm vụ giữ phần cố định bên trái, đồng thời sẽ có nhiệm vụ che phần dư của ảnh nền bên phải.
Để thỏa mãn với yêu cầu đặt ra chúng ta có mã định dạng CSS như sau:
/* Sign up button style */
a.sign-up {
 font-family: Arial, Helvetica, sans-serif;
 font-size: 25px;
 font-weight: bold;
 color: #FFF;
 text-decoration: none;
 margin: 0;
 padding: 28px 0;
 display: block;
 background: url(images/signup-right-bg.gif) no-repeat right center;
 width: 270px;
}
a.sign-up:hover,
a.sign-up:active {
 color: #FF0;
}
a.sign-up span {
 margin: 0;
 padding: 28px 0 28px 90px;
 background: url(images/signup-left-bg.gif) no-repeat left center;
}
Cách viết giản lược trong CSS
Nếu bạn là người thực sự muốn tìm hiểu về CSS, thì bạn không thể không tìm hiểu cách viết giản lược(shorthand) trong CSS. Cách viết này thực sự mang lại những lợi ích và tiện lợi khi bạn sử dụng CSS.
Trước khi đi vào phân tích những tiện lợi mà nó mang lại, tôi xin lấy một ví dụ đơn giản như sau. Giả sử rằng chúng ta muốn định dạng cho một thẻ có đường viền bao quanh thì chúng ta cần phải viết.
border-width: 1px;
border-style: solid;
border-color: #CC0000;
Thay vì phải viết như vậy chúng ta chỉ cần viết 
border: 1px solid #CC0000;
Qua ví dụ đơn giản ở trên ta có thể thấy cách viết này mang lại cho chúng ta một số lợi ích sau. Thứ hai
Thứ nhất: nó giúp chúng ta giảm thiểu được đáng kể thời gian phải viết mã CSS.
Thứ hai: bạn cứ tưởng tượng rằng file CSS của bạn có tới vài ngìn dòng và dung lượng lên tới vài trăm Kb, thì cách viết này còn giúp bạn giảm thiểu được đáng kể dung lượng của file CSS và giúp bạn dễ dàng theo dõi hơn, khi số lượng dòng của trang được giảm xuống.
Sau đây tôi xin đi vào chi tiết một số thuộc tính trong CSs mà chúng ta có thể dùng cách viết giản lược. 
1. Thuộc tính Color
Có rất nhiều cách để định nghĩa một màu trong CSS, chúng ta có thể định nghĩa theo hệ số Hexa(trong hệ màu RGB), hoặc chúng ta có thể viết tên màu (ví dụ: white, red…). Nhưng cách định nghĩa theo hệ số Hexa được sử dụng thông dụng nhất. Để định nghĩa theo hệ Hexa chúng ta sẽ đặt dấu (#) ở trước sau đó đến các thông số màu (ví dụ: #003366). Dãy các thông số màu được chia làm 3 phần tương ứng với ba màu Red, Green, Blue (00: Red | 33: Green | 66: Blue). Trong cách định nghĩa hệ số màu ta cũng có cách viết giản lược như sau: #000000 có thể viết #000 hoặc #003366 có thể viết #036
2. Thuộc tính margin và padding.
margin-top: 10px;
margin-right: 15px;
margin-bottom: 20px;
margin-left: 25px;
Được thay thế bằng
margin: 10px 15px 20px 25px; /* top | right | bottom | left */
Tương tự với thuộc tính padding
padding-top: 10px;
pading-right: 15px;
padding-bottom: 20px;
padding-left: 25px;
padding: 10px 15px 20px 25px; /* top | right | bottom | left */
Cả hai thuộc tính margin và padding có hai chú ý như sau: nếu trong trường hợp có hai thông số.
margin: 10px 20px; /* top bottom | right left */
padding: 10px 20px; /* top bottom | right left */
Thì thông số thứ nhất tương đương với top và bottom còn thông số thứ hai tương đương với right và left
Trong trường hợp margin và padding có 3 thông số:
margin: 10px 20px 15px; /* top | right left | bottom */
padding: 10px 20px 15px; /* top | right left | bottom */
Thì thông số thứ nhất tương đương với top, thông số thứ hai tương đương với right và left, thông số thứ 3 tương đương với bottom
3. Thuộc tính border.
border-with: 1px;
border-style: solid;
border-color: #CC0000;
Sẽ viết thành
border: 1px solid #CC0000; /* width | style | color */
4. Thuộc tính background.
background-color: #CC0000;
background-image: (image url);
background-repeat: no-repeat; /* repeat-x, repeat-y */
background-position: top left;
Tương đương với
background: #CC0000 url(image url) no-repeat top left;
5. Thuộc tính font
font-size: 1em;
line-height: 1.5em;
font-variant:small-caps;
font-weight: bold;
font-style: italic;
font-famyli: Arial, Verdana, Sans-serif;
Dạng viết giản lược
font: 1em/1.5em bold italic small-caps Arial,Verdana,Sans-serif;
5. List type
list-style: none;
Có nghĩa là
list-style-type: none;
Bạn cũng có thể sử dụng thuộc tính list-style-position và list-type-image để định dạng cho danh sách không có thứ tự unordered lists, sử dụng hình ảnh cho mỗi dòng và sử dụng list-type-style là hình vuông trong trường hợp không hiển thị được ảnh. Và hai cách viết dưới đây là như nhau.
list-style:square inside url(image.gif);
là giản lược cho
list-style-type: square;
list-style-position: inside;
list-style-image: url(image.gif);
6. Outline
Thuộc tính này rất ít dùng vì có rất ít các trình duyệt hiện tại hỗ trợ thuộc tính này, hiện tại chỉ có một số trình duyệt hỗ trợ thuộc tính này Safari, OmniWeb và Opera. Cách viết giản lược các thuộc tính này như sau:
outline-color: #000;
outline-style: solid;
outline-with: 2px;
Cách viết giản lược sẽ là
outline: #000 solid 2px;

File đính kèm:

  • docCác bài học về CSS.doc
Tài liệu liên quan