C++ và Lập trình hướng đối tượng - Phụ lục 4: Hàm với đối số bất định trong C

Trong các giáo trình C thường chỉ hướng dẫn cách xây dựng hàm với các đối cố định. Mỗi đối cần có một tham số (cùng kiểu với nó) trong lời gọi hàm. Tuy nhiên một vài hàm chuẩn của C lại không như vậy, mà linh hoạt hơn, chẳng khi dùng hàm printf hay scanf thì số tham số mà ta cung cấp cho hàm là không cố định cả về số lượng lẫn kiểu cách. Ví dụ trong câu lệnh:

printf(“\n Tổng = %d “ , 3+4+5) ;

có 2 tham số, nhưng trong câu lệnh:

printf(“\n Hà Nội“ ) ;

chỉ có một tham số.

Như vậy cần phân biệt các khái niệm sau:

- Đối số cố định được khai báo trong dòng đầu của hàm, nó có tên và kiểu

- Tham số ứng với đối số cố định gọi là tham số cố định

- Đối bất định được khai báo bởi ba dấu chấm: bất định cả về số lượng và kiểu

- Tham số bất định (ứng với đối bất định) là một danh sách giá trị với số lượng và kiểu tuỳ ý (không xác định)

Trong phụ lục này sẽ trình bầy cách xây dựng các hàm với đối số bất định. Công cụ chủ yếu được dùng là con trỏ và danh sách.

 

doc6 trang | Chuyên mục: C/C++ | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 1644 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung C++ và Lập trình hướng đối tượng - Phụ lục 4: Hàm với đối số bất định trong C, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
Phụ lục 4
 Hàm với đối số bất định trong C
Trong các giáo trình C thường chỉ hướng dẫn cách xây dựng hàm với các đối cố định. Mỗi đối cần có một tham số (cùng kiểu với nó) trong lời gọi hàm. Tuy nhiên một vài hàm chuẩn của C lại không như vậy, mà linh hoạt hơn, chẳng khi dùng hàm printf hay scanf thì số tham số mà ta cung cấp cho hàm là không cố định cả về số lượng lẫn kiểu cách. Ví dụ trong câu lệnh:
printf(“\n Tổng = %d “ , 3+4+5) ;
có 2 tham số, nhưng trong câu lệnh:
printf(“\n Hà Nội“ ) ;
chỉ có một tham số.
Như vậy cần phân biệt các khái niệm sau: 
- Đối số cố định được khai báo trong dòng đầu của hàm, nó có tên và kiểu
- Tham số ứng với đối số cố định gọi là tham số cố định
- Đối bất định được khai báo bởi ba dấu chấm: bất định cả về số lượng và kiểu
- Tham số bất định (ứng với đối bất định) là một danh sách giá trị với số lượng và kiểu tuỳ ý (không xác định) 
Trong phụ lục này sẽ trình bầy cách xây dựng các hàm với đối số bất định. Công cụ chủ yếu được dùng là con trỏ và danh sách. 
1. Biến con trỏ 
Biến con trỏ (hay con trỏ) dùng để chứa địa chỉ của biến, mảng, hàm, ... Có nhiều kiểu địa chỉ, vì vậy cũng có nhiều kiểu con trỏ. Biến con trỏ được khai báo theo mẫu:
Kiểu *Tên_biến_con_trỏ ;
Ví dụ:
561	562	
float px ; // px là con trỏ thực 
Các phép toán quan trọng trên con trỏ gồm:
+ Gán địa chỉ một vùng nhớ cho con trỏ (dùng toán tử gán, phép lấy địa chỉ, các hàm cấp phát bộ nhớ)
+ Truy nhập vào vùng nhớ thông qua con trỏ, dùng phép toán:
*Tên_con_trỏ
(Để ý ở đây có 2 vùng nhớ: vùng nhớ của biến con trỏ và vùng nhớ mà địa chỉ đầu của nó chứa trong biến con trỏ)
+ Cộng địa chỉ để con trỏ chứa địa chỉ của phần tử tiếp theo, dùng phép toán:
++ Tên_con_trỏ hoặc Tên_con_trỏ ++
Chú ý rằng các phép toán trên chỉ có thể thực hiện đối với con trỏ có kiểu. 
2. Danh sách không cùng kiểu
Dùng con trỏ có kiểu chỉ quản lý được một danh sách giá trị cùng kiểu, ví dụ dẫy số thực, dẫy số nguyên, dẫy các cấu trúc,....
Khi cần quản lý một danh sách các giá trị không cùng kiểu ta phải dùng con trỏ không kiểu (void) khai báo như sau:
void * Tên_con_trỏ ;
Con trỏ void có thể chứa các địa chỉ có kiểu bất kỳ, và dùng để trỏ đến vùng nhớ chứa danh sách cần quản lý. Một chú ý quan trọng là mỗi khi gửi vào hay lấy ra một giá trị từ vùng nhớ, thì tuỳ theo kiểu giá trị mà ta phải dùng phép chuyển kiểu thích hợp đối với con trỏ. Ví dụ sau minh hoạ cách lập một danh sách gồm một số nguyên, một số thực và một chuỗi ký tự. Chúng ta cần một bộ nhớ để chứa số nguyên, số thực và địa chỉ chuỗi và dùng các con trỏ void để quản lý vùng nhớ này.
void *list , *p ; // Con trỏ list trỏ tới đầu danh sách 
// p dùng để duyệt qua các phần tử của danh sách 
list=malloc(sizeof(int) + sizeof(float)+ sizeof(char*) );
p=list;
*((int*)p) = 12; // Đưa số nguyên 12 vào danh sách 
((int*)p)++ ; // Chuyển sang phần tử tiếp theo 
*((float*)p) = 3.14; // Đưa số thực 3.14 vào danh sách 
((float*)p)++ ; // Chuyển sang phần tử tiếp theo 
*((char**)p) = “HA NOI”; // Đưa địa chỉ chuỗi “HA NOI” 
// vào danh sách
// Nhận các phần tử trong danh sách 
p=list; // Về đầu danh sách 
int a = *((int*)p); // Nhận phần tử thứ nhất 
((int*)p)++ ; // Chuyển sang phần tử tiếp theo 
float x= *((float*)p); // Nhận phần tử thứ hai 
((float*)p)++ ; // Chuyển sang phần tử tiếp theo 
char *str = *((char**)p) ; // Nhận phần tử thứ ba 
3. Hàm với đối số bất định 
+ Đối bất định bao giờ cũng đặt sau cùng và được khai báo bằng dấu ba chấm. Ví dụ ví dụ hàm
void f(int n, char *s, ...) ;
có 2 đối cố định là n, s và đối bất định.
+ Để nhận được các tham số bất định trong lời gọi hàm ta cần lưu ý các điểm sau:
- Các tham số bất định chứa trong một danh sách. Để nhận được địa chỉ đầu danh sách ta dùng một con trỏ void và phép gán sau:
void *list ;
list = ... ;
- Dùng một tham số cố định kiểu chuỗi để quy định số lượng và kiểu của mỗi tham số trong danh sách, ví dụ: 
“3i” hiểu là : tham số bất định gồm 3 giá trị int
“3f” hiểu là : tham số bất định gồm 3 giá trị float
563	564	
“fiss” hiểu là có 4 tham số bất định có kiểu lần lượt là float, int, char*, char*
Một khi đã biết được địa chỉ đầu danh sách, biết được số lượng và kiểu của mỗi tham số , thì dễ dàng nhận được giá trị các tham số để sử dụng trong thân hàm.
Ví dụ sau đây minh hoạ cách xây dựng các hàm với tham số bất định. Hàm dùng để in các giá trị kiểu int, float và char. Hàm có một tham số cố định để cho biết có bao nhiêu giá trị và kiểu các giá trị cần in. Kiểu quy định như sau: i là int, f là float, s là char*. Tham số có 2 cách viết: lặp (gồm một hằng số nguyên và một chữ cái định kiểu) và liệt kê (một dẫy các chữ cái định kiểu). Ví dụ:
“4s” có nghĩa in 4 chuỗi
“siif” có nghĩa in một chuỗi, 2 giá trị nguyên và một giá trị thực:
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
void InDanhSachGiaTri(char *st,...)
{
void *list ;
int gt_int ;
float gt_float;
char *gt_str;
int n,i ;
char kieu;
int lap;
list = ... ; // list tro toi vung nho chua danh sach dia chi cac 
// tham so 
lap = isdigit(st[0]) ;
if (lap)
n=st[0] - '0' ;
else
n=strlen(st);
printf("\n n= %d lap = %d",n,lap); getch();
for(i=0;i<n;++i)
{
if(lap)
kieu=st[1];
else
kieu = st[i];
printf("\nKieu= %c",kieu); getch();
switch(kieu)
{
case 'i' :
gt_int = *((int*)list);
if(!lap)
((int*)list)++ ;
printf("\nGia tri %d = %d",i,gt_int);
break;
case 'f' :
gt_float = (float) (*((double*)list));
if(!lap)
((double*)list)++ ;
printf("\nGia tri %d = %0.2f",i,gt_float);
break;
	 case 's' :
gt_str = *((char**)list) ;
if(!lap)
565	566	
((char**)list)++ ;
	printf("\nGia tri %d = %s",i,gt_str);
}
}
}
void main()
 {
float x=3.14;
int a=123;
char *tp="HAI PHONG";
InDanhSachGiaTri("4i",a);
InDanhSachGiaTri("4s","HA NOI");
InDanhSachGiaTri("ifsssffii", a, x, tp, tp,"QUY NHON", 
x, 6.28, a, 246);
InDanhSachGiaTri("4f",6.28);
getch();
}
4. Hàm không đối và hàm với đối bất định
Nhiều người nghĩ hàm khai báo như sau
void f();
là hàm không đối trong C. Trong C++ thì hiểu như thế là đúng, còn trong C thì đó là hàm có đối bất định (hàm không đối trong C khai báo như sau: f(void) ). Do không có đối cố định nào cho biết về số lượng và kiểu của các tham số bất định, nên giải pháp ở đây là dùng các biến toàn bộ. Rõ ràng giải pháp này không không thuận tiện cho người dùng vì phải khai báo đúng tên biến toàn bộ và phải khởi gán giá trị cho nó trước khi gọi hàm. Ví dụ trình bầy một hàm chỉ có đối bất định dùng để tính max và min của các giá trị thực. Các tham số bất định được đưa vào theo trình tự sau: Địa chỉ chứa max, địa chỉ chứa min, các giá trị nguyên cần tính max, min. Chương trình dùng biến toàn bộ N để cho biết số giá trị nguyên cần tính max, min.
int N;
void maxmin()
{
void *lt = ... ;
float *max, *min , tg;
int i;
max = *((float**)lt)++;
min = *((float**)lt)++;
*max = *min = (float) *((double*)lt)++;
for(i=1;i<N;++i)
{
tg= (float) *((double*)lt)++;
if(tg > *max) *max = tg;
if(tg < *min) *min = tg;
}
}

File đính kèm:

  • docC++ và Lập trình hướng đối tượng - Phụ lục 4 Hàm với đối số bất định trong C.doc