Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam những tồn tại và thách thức trong quá trình phát triển

1. Đặt vấn đề

Bóng đá chuyên nghiệp (BĐCN) Việt Nam

mặc dù đã qua 17 mùa giải (11 năm thử nghiệm

và 6 năm vận hành chính thức cơ chế chuyên

nghiệp) vẫn đang ở giai đoạn bán chuyên

nghiệp, đang ở thời kỳ quá độ, chuyển đổi cơ

chế vận hành phù hợp với nền kinh tế thị trường

định hướng XHCN. BĐCN là sản phẩm của nền

kinh tế thị trường. Bản thân môi trường kinh tế

của nền BĐCN nước ta cũng đang trong quá

trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường nên

chưa đạt được mức độ ổn định, do đó tất yếu sẽ

tác động vào hoạt động Bóng đá. Sự thiếu ổn

định về vấn đề tài chính, đầu tư có chiều sâu của

các doanh nghiệp tư nhân làm Bóng đá theo xu

hướng xã hội hoá cũng như sự bao cấp một cách

thụ động của nhà nước địa phương và thiếu

hành lang pháp lý vô hình chung đã tạo ra

những “rào cản” trên con đường chuyên nghiệp

hoá Bóng đá ở Việt Nam, bởi thị trường thể

thao, thị trường Bóng đá còn quá sơ khai (thị

trường chuyển nhượng lao động đặc thù bóng

đá, thị trường kinh doanh dịch vụ thi đấu bóng

đá, thị trường chứng khoán bóng đá )

pdf5 trang | Chuyên mục: Giáo Dục Thể Chất | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 351 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam những tồn tại và thách thức trong quá trình phát triển, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
CN là một thực thể
kinh tế nhưng điểm yếu cố hữu của các CLB
chuyên nghiệp ở Việt Nam là ở chỗ thu gom tài
chính (không có khả năng kinh doanh, doanh
thu bán vé vào sân xem thi đấu thấp) vì thiếu
nghiệp vụ kinh doanh (nhân sự ít hoặc không
có) và không có chính sách, phương châm kinh
doanh đúng đắn cũng như điều tra nghiên cứu
thị trường trong khi Bóng đá được coi như một
sản phẩm có giá trị nhất về mặt quảng bá thương
hiệu cho các doanh nghiệp. Ở các nước Bóng đá
phát triển số lượng nhân viên trong các CLB tỉ
lệ thuận với hiệu quả kinh doanh trong khi đó ở
các CLB Việt Nam nguồn lực con người vừa ít
lại vừa không có nghiệp vụ chuyên môn nhất là
ở khâu hoạt động kinh doanh. Do đó, nguồn thu
từ việc khai thác thương quyền ở các CLB là rất
ít. Hơn nữa, cốt lõi của một CLB BĐCN là tồn
tại, phát triển như một thực thể độc lập có hạch
toán kinh tế thì các CLB ở Việt Nam vẫn chưa
thực sự hoạt động kinh doanh ra tiền mà vẫn
phải trông chờ vào “bầu sữa mẹ” của các ông
chủ doanh nghiệp hoặc nguồn ngân sách địa
phương. Có 13/14 CLB kết quả hoạt động kinh
doanh năm 2016 thua lỗ, trong đó có 6/14 CLB
có ý kiến ngoại trừ của công ty kiểm toán về
hoạt động liên tục trong tương lai. Cá biệt có
những CLB số lũy kế đã vượt quá nhiều lần vốn
góp của chủ sở hữu, giải pháp để hoạt động liên
tục là doanh nghiệp phải đi vay.
Hoạt động chuyển nhượng ở Việt Nam thiếu
sự minh bạch dẫn tới các giá trị ảo làm ảnh
hưởng tiêu cực đến nguồn tài chính của các
CLB. Thị trường chuyển nhượng hoạt động
không công khai là do những nhà “môi giới
25
- Sè 1/2018
chui” hoặc lãnh đạo các đội bóng ngấm ngầm
làm kinh tế ấn định giá chuyển nhượng quá cao
so với giá trị thực tế của cầu thủ. Thậm chí ở
một số đội bóng việc mua những cầu thủ không
trong tầm tuyển chọn của các HLV mà lẽ ra nó
phải thuộc về chức năng của HLV trưởng. Theo
chức năng của mình, HLV trưởng phải là người
quyết định hình thành những chiến lược chủ yếu
để đạt được mục đích chuyên môn và kinh
doanh (mua, bán cầu thủ; chiến lược đào tạo
trẻ) và điều khiển hoạt động tổ chức của CLB
phải vận hành như thế nào để đạt được mục tiêu,
đồng thời khi cần thiết có thể ngay lập tức có
giải pháp ứng phó kịp thời. Vì thế, nhiều HLV
ở các CLB không có được giao quyền cần thiết
để chỉ đạo VĐV thực hiện theo đấu pháp đã định
trong một số trận đấu dẫn đến những tiêu cực
trong quá trình thi đấu làm ảnh hưởng không
nhỏ tới chất lượng chuyên môn của Giải.
HLV trưởng có một vị trí quan trọng trong
CLB là nhân tố quyết định tới sự thành công của
một đội bóng cả về mặt chuyên môn lẫn hiệu
quả kinh doanh nhưng ở Việt Nam đại đa số
HLV chỉ là người làm thuê, thậm chí cũng
không toàn quyền quản lý về mặt chuyên môn.
Trong BĐCN, các cầu thủ trở thành một loại
hàng hoá đặc biệt, có giá trị trên thị trường. Tài
năng của VĐV là nhân tố quyết định đến giá trị
thương phẩm và phải được người hâm mộ, cổ
động viên yêu thích. Nhân cách của người cầu
thủ là hình ảnh có giá trị trong lòng cổ động viên
đặc biệt là sự thu hút tình cảm của họ. Tuy nhiên,
ở Việt Nam số lượng cầu thủ thực sự chuyên
nghiệp về mặt chuyên môn, phong cách thi đấu,
đạo đức nghề nghiệp, sự cống hiến và tận tâm thi
đấu, tinh thần trách nhiệm, tôn trọng khán giả còn
quá ít. Số đông là các cầu thủ nghiệp dư lĩnh
lương cao thiếu tính chuyên nghiệp trong thi
đấu, ứng xử thiếu tinh thần thể thao cao thượng
và đạo đức nghề nghiệp còn thấp.
3. Những thách thức đối với Bóng đá
chuyên nghiệp Việt Nam
Bóng đá chuyên nghiệp như cỗ xe đang chạy,
nhanh hay chậm phụ thuộc vào chính những
người điều khiển, phụ thuộc vào cỗ xe, đặc biệt
là cấu trúc bên trong của nó. Do đó thách thức
đầu tiên trên con đường chuyên nghiệp hóa là
phải thay đổi tư duy, động cơ và thái độ của
những người đang điều hành nền Bóng đá; Cải
tổ lại cơ cấu của guồng máy tổ chức Giải BĐCN
và các CLB theo xu hướng tự hạnh toán kinh tế
theo cơ chế thị trường, phân cấp quản lý và phân
quyền đầy đủ
Giải BĐCN quốc gia (VĐQG cho các đội
ngoại hạng, hạng Nhất, Cúp quốc gia, Siêu cúp)
là nền tảng cơ bản, là yếu tố quyết định đến chất
lượng của đội tuyển quốc gia nói riêng và của
cả nền Bóng đá Việt Nam nói chung.Thách thức
đầu tiên và cũng là quan trọng là làm sao cho
chất lượng chuyên môn của Giải đấu để đáp ứng
được kỳ vọng của người hâm mộ, của Lãnh đạo
Đảng và Nhà nước ta. Định hướng phải đạt được
các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển
bóng đá trong khi chúng ta đang phải đối mặt
với sự cạnh tranh quyết liệt và đầu tư có chiều
sâu để phát triển bóng đá của các nước trong
khu vực Đông Nam Á và châu Á.
3.1 Về tổ chức:
Mô hình tổ chức của công ty VPF không phù
hợp với chức năng nhiệm vụ tổ chức, quản lý và
điều hành Giải BĐCN do đó cần phải chuyển
đổi sang mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn
với đầy đủ quyền hạn (quyền cấp phép cho các
CLB tham gia giải, quyền bổ nhiệm trọng tài,
giám sát trọng tài cho các trận đấu, quyền đưa
ra các quyết định kỷ luật các thành viên tham
gia giải đấu (lãnh đạo các CLB, HLV, cầu thủ...).
Phải trao đầy đủ quyền hạn cho công ty VPF.
Cải tổ lại cơ cấu tổ chức của các phòng chức
năng của công ty VPF với chất lượng nguồn
nhân lực đáp ứng được yêu cầu tổ chức, quản
lý, điều hành giải và hoạt động kinh doanh, khai
thác nguồn tài trợ, quảng cáo, các hoạt động
dịch vụ khác để đảm bảo được nguồn thu đáp
ứng được yêu cầu chi ngày càng cao.
Tổ chức của các CLB hiện nay chưa thực sự
là một doanh nghiệp hoạt động độc lập và tự chủ
về mặt tài chính, thiếu sự định hướng lâu dài trong
việc phát triển CLB (cơ sở vật chất nghèo nàn;
thiếu sân bãi tập luyện và nếu có thì chất lượng
không đảm bảo; thiếu hệ thống đào tạo VĐV trẻ
kế cận hoặc chưa đồng bộ), tính tự phát trong hoạt
động quản lý và chưa gắn quyện với môi trường
văn hóa - kinh tế - chính trị của địa phương.
Việc chuyển đổi sang mô hình công ty cổ phần
Bóng đá, mang hình ảnh và truyền thống của địa
Lý luËn vµ thùc tiÔn thÓ dôc thÓ thao
26
phương là một thách thức không nhỏ trong điều
kiện hiện nay, nhưng nó là tất yếu khách quan để
đạt được mục tiêu đảm bảo lợi ích xã hội: Hình
ảnh CLB là hình ảnh của địa phương.
3.2. Về mặt tài chính:
Đối với công ty VPF phải đảm bảo được
nguồn thu ngày càng cao trên cơ sở khai thác có
hiệu quả các thương quyền giải BĐCN. Nguồn
thu đó ngoài việc tăng chi cho việc điều hành
giải đấu với chất lượng chuyên môn cao, thu hút
đông đảo người hâm mộ đến sân xem thi đấu và
vẫn phải đảm bảo được mục tiêu chia sẻ quyền
lợi ngày càng cao cho các CLB tham gia giải.
Phải thiết lập được bản quyền truyền hình trên
cơ sở nâng cao hình ảnh của giải đấu, hình ảnh
các CLB và quyền lợi của các nhà tài trợ Phải
phấn đấu có được nguồn thu từ bản quyền
truyền hình và nguồn thu đó phải đạt được tỉ
trọng cao trong cơ cấu tổng nguồn thu của công
ty VPF.
Mục tiêu quan trọng của CLB BĐCN phải là
một thực thể kinh tế thể thao trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường, là tổ chức thể thao doanh
lợi có số lượng VĐV chuyên nghiệp nhất định
để tham gia kinh doanh thể thao. Muốn vậy phải
có hệ thống đào tạo VĐV hoàn chỉnh với chất
lượng chuyên môn cao trên cơ sở khoa học về
đào tạo (tuyển chọn, định hướng đào tạo, cơ sở
vật chất và các điều kiện đảm bảo tương ứng).
3.3. Nâng cao chất lượng chuyên môn của
Giải Bóng đá chuyên nghiệp
Nâng cao chất lượng chuyên môn của các đội
tham dự Giải. Các CLB phải là công ty cổ phần
thể thao chuyên nghiệp hoạt động theo Luật
doanh nghiệp và đáp ứng được 5 tiêu chí cấp
phép CLB chuyên nghiệp của AFC (thể thao, cơ
sở vật chất, hành chính và nhân lực, pháp lý, tài
chính). Nếu CLB nào không đáp ứng được các
tiêu chí cấp phép không được tham gia Giải dù
số lượng đội bóng có ít đi so với quy hoạch.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tham
gia trực tiếp vào công tác điều hành Giải như
giám sát trận đấu, trọng tài và giám sát trọng tài
bởi họ là cánh tay nối dài của Ban Tổ chức Giải,
là người thực thi công lý trên sân. Đó là một
thách thức không hề nhỏ khi niềm tin của các
đội bóng, người hâm mộ trong một thời gian khá
dài bị đánh cắp. Chọn lọc đào tạo, bồi dưỡng
nghiệp vụ chuyên môn là một quá trình nhưng
quan trọng là vấn đề sử dụng nguồn lực đó như
thế nào cho thật hợp lý thật không dễ dàng.
Cơ sở vật chất của CLB vừa thiếu lại không
đảm bảo về mặt chất lượng. Cả nước chỉ có 3
sân vận động đáp ứng được yêu cầu thi đấu của
AFC đó là SVĐ Mỹ Đình, SVĐ Thống Nhất và
SVĐ Bình Dương. Đầu tư vào việc sửa chữa,
nâng cấp các SVĐ đã được nhiều CLB kết hợp
với các địa phương thực hiện nhưng còn rất
manh mún và chưa đáp ứng được yêu cầu. Các
thượng đế đến thưởng thức trận đấu trong điều
kiện dịch vụ kém là một trong những nguyên
nhân làm giảm số lượng người đến dự khán.
Trên đây là một số những tồn tại và thách
thức cơ bản đối với BĐCN ở Việt Nam. Theo
như góp ý của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt:
Chúng ta phải xác định Bóng đá Việt Nam đang
ở trong giai đoạn rượt đuổi, bắt kịp và muốn
vượt lên trên các mục tiêu đang ở phía trước
(trước mắt là trong khu vực Đông Nam Á, sau
là các nước châu Á) và các mục tiêu đó cũng
không phải đứng đợi chúng ta mà họ cũng đầu
tư mạnh mẽ để tiến xa hơn. Do đó để vượt họ
những người hoạt động trong lĩnh vực Bóng đá
nói riêng và cả xã hội nói chung phải làm bóng
đá với tinh thần cách mạng tiến công nỗ lực
phấn đấu vượt qua mọi thách thức và đầu tư có
chiều sâu (nhân tài, vật lực, trí tuệ) để bóng đá
phát triển đáp ứng được kỳ vọng của nhân dân,
của Đảng và Nhà nước.
Tài liệu tham khảo
1. Phạm Ngọc Viễn (2013), Nguồn thu tài
chính cho hoạt động BĐCN ở Việt Nam.
2. Phạm Ngọc Viễn (2013), Giải pháp để
phát triển thể thao chuyên nghiệp, Tham luận
tại Hội thảo về kinh tế thể thao tại Trường Đại
học TDTT Bắc Ninh.
3. Phạm Ngọc Viễn (2015), Quản lý CLB
BĐCN trong môi trường thể thao chuyên nghiệp
Hà Nội.
4. Phạm Ngọc Viễn (2017), Thực trạng về
nền BĐCN ở Việt Nam. Kỷ yếu Hội nghị khoa
học quốc tế thể dục thể thao trong thời kỳ phát
triển và hội nhập quốc tế.

File đính kèm:

  • pdfbong_da_chuyen_nghiep_viet_nam_nhung_ton_tai_va_thach_thuc_t.pdf