Biểu tượng ánh sáng và bóng tối trong tập thơ "Từ ấy" của Tố Hữu
Tóm tắt: Giải mã biểu tượng là một trong những cách thức tiếp cận độc đáo, thú vị để
hiểu được tư tưởng, tình cảm và quan niệm thẩm mĩ của nhà thơ trong quá trình sáng tạo
nghệ thuật. Cùng với phong trào thơ ca lãng mạn, thơ ca cách mạng những năm 1930-
1945 cũng đã xây dựng được những hệ thống biểu tượng rất đa dạng, phong phú của
riêng mình. Ánh sáng và bóng tối là cặp biểu tượng tiêu biểu trong tập thơ Từ ấy của Tố
Hữu, một gương mặt xuất sắc của thơ ca cách mạng thời bấy giờ.
đứng dậy, cách mạng tháng Tám thành công với khí thế mạnh hơn bão táp. Trong không gian rực rỡ cờ sao và đoàn người kết thành dòng thác chảy, ánh sáng mặt trời tươi mới, ngập tràn trong tim nhà thơ: “Ngực lép bốn nghìn năm, trưa nay cơn gió mạnh/ Thổi phồng lên. Tim bỗng hóa mặt trời” (Huế tháng Tám). Niềm vui của ngày chiến thắng lan tỏa khắp đất trời, biến từ niềm vui của một dân tộc thành niềm vui của cả nhân loại. Đó chính là tinh thần quốc tế vô sản rọi chiếu đậm đà trong lý tưởng cách mạng, được hiện thực hóa trong thực tế đấu tranh của cách mạng Việt Nam. Nhà thơ hân hoan, vui sướng trong mùa xuân của cả nhân loại: “Lâu rồi, khao khát lắm, xuân ơi/ Nhân loại vươn lên ánh mặt trời/ Nhân loại trườn lên trên biển máu/ Đang nghe xuân tới nở môi 10 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI cười” (Xuân nhân loại). Biểu tượng “ánh sáng” được gắn liền với hình ảnh mùa xuân tươi sáng, cùng ánh mặt trời chói chang, rực rỡ cùng sức sống mãnh liệt, vĩnh cửu. Hình ảnh đó được lặp lại trong bài Vui bất tuyệt: “Mặt trời đỏ huyền diệu mọc lên, ôi náo nức/Nhạc nhân gian cuồn cuộn bốc hồng trần”. 2.2. Biểu tượng “bóng tối” Trong thế đối xứng tầng ngữ nghĩa với “ánh sáng”, biểu tượng “bóng tối” trong tập thơ Từ ấy cũng xuất hiện rất ấn tượng với nhiều dạng thức. Với ý nghĩa gốc, “bóng tối” xuất hiện 08 lần, nhưng với nghĩa biểu trưng thì thật phong phú, như: đêm trường, đời đen tối, ngục tối, dày bóng nặng, sương đêm... Đặc biệt, biểu tượng “bóng tối” được hiện diện trong hình ảnh của: mồ đêm, mồ lạnh, nấm mồ, linh hồn, mả loạn (11 lần). Bóng tối, nỗi thống khổ và lầm than của dân tộc Thời kỳ 1930-1945 là thời kỳ đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp diễn ra hết sức gay gắt. Những cuộc khủng bố trắng do đế quốc Pháp thực hiện liên tiếp diễn ra, nhắm thẳng vào những “mầm mống” của Đảng Cộng sản Đông Dương. Nhân dân Việt Nam chịu cảnh “một cổ hai tròng”, khốn khổ vì cả phong kiến lẫn thực dân. Cuộc sống của dân tộc như chìm vào bóng tối, vào màn đêm của thống khổ và lầm than. Thơ ca cách mạng có tính Đảng sâu sắc đã phản ánh hết sức trung thực cuộc sống khổ cực của quần chúng, phản ánh các phong trào đấu tranh sôi nổi, đời sống gian khổ và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ trong nhà tù, vạch rõ bộ mặt tàn bạo của đế quốc, quan lại. Điều đặc biệt trong giai đoạn này, thơ ca cách mạng đã thể hiện rõ chủ nghĩa nhân đạo mới trên tinh thần vô sản. Trong tập thơ Từ ấy, xuất hiện nhiều số phận con người nhỏ bé, tội nghiệp đến mong manh. Đó là em bé bán rong, lão đầy tớ, vú em, em bé mồ côi, người hành khất, cô gái giang hồ Cuộc sống khổ cực của họ đã được nhà thơ ghi lại một cách chân thực và xúc động. Vì cuộc sống mưu sinh, người vú em đành phải gửi con nương ở xóm cũ để lên thành phố nuôi con người khác. Ôm con người khác trong tay, chị vú em không khỏi chạnh lòng khi nghĩ đến cảnh con mình không chăn, không nệm, không màn. Khi màn đêm buông xuống, nỗi nhớ ấy lại cời lên đau đáu trong tâm can: “Rồi từ hôm ấy dưới đêm sâu/ Hồi hộp nàng ra vịn cửa lầu/ Nhìn xuống ven trời dày bóng nặng/ Tìm nghe trong gió tiếng con đâu” (Vú em). Màn đêm đặc quánh, mênh mông như nuốt chửng lấy hình bóng cô quạnh của người mẹ đau khổ. Trong màn đêm tĩnh lặng chốn xà lim Quy Nhơn, nhà thơ lắng nghe thấy tiếng rao bán hàng rong của một em bé gái. Bằng tất cả lòng yêu thương trìu mến nhất, tinh tế nhất, nhà thơ cảm nhận rõ tiếng rao còn “thơm mùi sữa mẹ”, và yếu dần theo những bước chân liêu xiêu, cảm giác như con gió có thổi nghiêng cơ thể đi được: “Rao đi em, kẻo nữa quá khuya rồi/ Anh nằm nghe qua cửa khám xa xôi/ Tiếng em bước trên đường đêm nho nhỏ” (Một TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 11 tiếng rao đêm). Bóng tối trong xà lim, bóng tối ngoài đường đời, hay cũng là bóng tối của cuộc đời thơ bé, vẫn còn “non tơ” mà đã phải ngược xuôi mưu sinh. Cũng đáng thương như hình ảnh của một cậu bé ru em trong nhà tranh rách rưới: “Đây là góc buồng xưa trong bóng tối/ Có tiếng khóc nghe sao buồn nhức nhối/ Một đứa con ghẻ mụn bám đen ruồi/ Đang chao mình tấp tểnh đẩy tao nôi/ Để ru ngủ một thằng em quặn đói” (Đời thợ). Cũng trong màn đêm buồn bã ấy, hình ảnh cô gái trên dòng sông Hương hiện lên thật chênh vênh, đáng thương. Cô gái giang hồ trên chiếc thuyền nan xuôi dòng “dâm ô”, với tâm hồn “rách nát”. Từ sự cảm thương, lòng nhân ái bao la, nhà thơ đã gieo cho cô một niềm tin vào ngày mai tươi sáng hơn: “Ngày mai trong giá trắng ngần/ Cô thôi sống kiếp đày thân giang hồ/ Ngày mai bao lớp đời dơ/ Sẽ tan như đám mây mờ đêm nay” (Tiếng hát sông Hương). Chẳng phải chỉ là những người phụ nữ, bé gái yếm thế, mà ngay cả những người đàn ông “sức dài vai rộng” cũng chịu cảnh khổ cực, lầm than. Họ phải chui xuống hầm sâu đào than, nơi bóng tối bao phủ cả một khối người, nơi bầu không khí uất nặng với hài cốt, xương trắng, xác chết bao quanh. Và nhà thơ đã kêu gọi, thúc giục họ tranh đấu: “Nào phá dô ta! Này ta phá/ Dô ta! Cho mở cửa hầm sâu/ Đó nghe không bạn, hầm đang rã/ Bởi khối người kia đã ngẩng đầu” (Hầm người). Quả là Tố Hữu đã phản ánh rất chân thật, sâu sắc những đau khổ, cực nhục của kiếp sống lầm than. Bóng tối, nơi giam hãm và rèn luyện ý chí cách mạng Biểu tượng “bóng tối” theo nét nghĩa này đã được mở rộng ngoại diên, liên kết trong một chuỗi các hình ảnh về ngục tối và địa ngục, mồ đêm, mồ lạnh, ngàn thây, linh hồn Như trên đã đề cập, thơ ca cách mạng đã xây dựng cho mình một hình mẫu lý tưởng của thời đại. Một trong những đặc điểm của họ là ý thức rất sâu sắc trách nhiệm lịch sử của giai cấp, của bản thân trong sứ mệnh giải phóng chung của giai cấp và dân tộc. Họ luôn xác định, đi theo cách mạng, có nghĩa là tự nguyện chấp nhận cuộc sống hiểm nguy, coi sự sống và cái chết “nhẹ tựa lông hồng”. Họ là những con người hành động, và chỉ thấy cuộc đời có ý nghĩa nhất khi trên chiến tuyến chống quân thù. Chính vì vậy, việc bị địch bắt, giam cầm và tra tấn không phải là vấn đề lo sợ của những người chiến sĩ cách mạng. Vấn đề ở chỗ, họ không được tự do chiến đấu: “Ta muốn bay ra ánh sáng bao la/ Mà thịt vẫn nằm trong ngục tối” (14 tháng 7). Ánh sáng của cuộc đời tranh đấu và tự do hoạt động, ánh sáng của tâm hồn người chiến sĩ luôn khát khao chiến đấu và chiến thắng. Nó hoàn toàn đối lập với hình ảnh bóng tối chốn ngục tù. Người chiến sĩ cảm thấy vô cùng bí bách, cùng quẫn trong chốn lao tù: “Mỗi khi người lãnh vé vào toa/ Là cảm thấy mình sa vào địa ngục” (Quẩn quanh). Vòng thời gian khép kín, quay vòng một cách cứng ngắc và nhàm chán, ngày và đêm diễn ra như trong vô thức. Không được dấn thân trên con đường tranh đấu, đó là nỗi đau khổ lớn nhất của người cách 12 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI mạng. Trong bài thơ Nhớ người, Tố Hữu đã lấy hình ảnh con hổ thênh thang trong rừng rậm bỗng mắc cạm ví với cảnh người chiến sĩ bị tù đày: “Cũng như nó sa chân trong ngục tối/ Sao mà ta tha thiết nhớ rừng người”. Càng trong tình thế khó khăn, càng trong đọa đày giam hãm, tinh thần người chiến sĩ cách mạng càng thêm bền bỉ, gan dạ. Không gian lạnh lẽo nơi nhà giam Lao Bảo, đồng thời cũng là chốn pháp trường khiến cho nhà thơ thêm uất hận trong lòng: “Là nơi đây, nấm mồ bao khối não/ Là nơi đây, huyết ứ dưới lời than!/ Nhắm mí mắt: chờn vờn trong đêm tối/ Nhánh xương khô khua rợn cả lòng tôi/ Tim không khóc, nhưng sôi lên, dữ dội/ Sóng máu hờn trào uất khí tanh hôi (Lao Bảo). Con người thời đại mới có một tình cảm mới, rất sâu đậm. Đó là tình cảm đặc thù của thời đại vô sản - tình đồng chí. Nó vượt ra khuôn khổ của quốc gia, trở thành tình cảm quốc tế, rất trong sáng và cao đẹp. Tình đồng chí góp phần xây dựng thế giới đại đồng trong đó không có áp bức bóc lột, chỉ có tình yêu thương và hạnh phúc. Viễn cảnh tốt đẹp ấy đã giúp họ có thêm lạc quan, tin tưởng, phấn chấn và quyết tâm: “Cái bàn tay lính riết lấy tay tù/ Đôi cơ thể ôi tưởng hòa trộn máu/ Với tất cả bao nhiêu tình ngọc báu/ Của đôi linh hồn khổ tối hôm nay” (Đôi bạn). Với niềm tin sắt đá ở tương lại, trong ngục tối họ mơ ngày giải phóng, ngày được xây dựng một “thiên đường” thay cho “địa ngục” ở chốn trần gian. 3. KẾT LUẬN Tập thơ Từ ấy có thể coi là tiếng lòng trong sáng, chân tình của một người thanh niên giàu tình yêu quê hương, đất nước và say mê lý tưởng cộng sản. Một trong những giá trị nghệ thuật đặc sắc của tập thơ là tác giả đã sử dụng nhiều biểu tượng nghệ thuật, trong đó có cặp biểu tượng “ánh sáng” và “bóng tối” trong thế song hành, vừa đối xứng vừa bổ sung ý nghĩa lẫn nhau; trong đó, chúng tôi nhận thấy có xu hướng vận động từ “bóng tối” ra “ánh sáng”, từ “địa ngục” tới “thiên đường”. Khám phá và giải mã những lớp nghĩa ẩn sâu trong cặp đôi biểu tượng này, chúng ta hiểu hơn về tư tưởng, tình cảm và tài năng “thuộc về nhân dân và dân tộc” của Tố Hữu - nhà thơ, người chiến sĩ cách mạng chân chính. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jean Chevalier, Alain Gheerbrant, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, - Nxb Đà Nẵng, 2015. 2. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, - Nxb Giáo dục. 3. Phong Lan (tuyển chọn và giới thiệu) (2003), Tố Hữu về tác gia và tác phẩm, - Nxb Giáo dục. 4. Thơ ca cách mạng 1925-1945, - Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1973. 5. Tố Hữu toàn tập, - Nxb Văn học, 2011. TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 34/2019 13 LIGHT AND DARKNESS IMAGERY IN THE FIRST POETRY BOOK OF TO HUU Abstract: Decoding symbols is one of the unique, interesting approaches to understanding poets' thoughts, feelings and aesthetic conception in the process of artistic creation. Along with the movement of romantic poetry, revolutionary poetry from 1930- 1945 has also built its very diverse and rich symbolic systems. Light and darkness are the typical symbolic pairs in To Huu's collection of “Từ ấy” poems, an outstanding face of revolutionary poetry at that time. Keywords: Light and Darkness Imagery, poetry of revolution, The first poetry book of To Huu
File đính kèm:
- bieu_tuong_anh_sang_va_bong_toi_trong_tap_tho_tu_ay_cua_to_h.pdf