Báo cáo bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Developing a Shared Understanding of a Project - Phạm Viết Hòa

Phụ lục

A) DỊCH THUẬT: 2

MISSION, VISION, PROBLEM STATEMENT 3

PROBLEM OR PROJECT DEFINITION 3

DEVELOPING A VISION 4

HOW TO DEVELOP A SHARED UNDERSTANDING 5

COMPLETING THE PROCESS 8

B) LIÊN HỆ THỰC TẾ : 9

I) PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN, SỨ MỆNH VÀ NHỮNG GIÁ 9

a) Tầm quan trọng của việc truyền thông viễn cảnh trong chiến lược: 9

b) Xây dựng tầm nhìn và sứ mệnh cho công ty: 10

c) Liên kết tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh với giá trị cốt lõi của doanh 11

d) Tác dụng của một tầm nhìn chiến lược rõ rang và có hiệu quả: 13

II) MỐI LIÊN HỆ TẦM NHÌN, CHIẾN LƯỢC, ĐẠO ĐỨC 14

a) Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội: 14

b) Trách nhiệm bảo vệ bền vững môi trường: 15

c) Thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: 15

 

docx17 trang | Chuyên mục: Lập và Phân Tích Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 587 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Báo cáo bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Developing a Shared Understanding of a Project - Phạm Viết Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 cho các nỗ lực hiện tại của quản trị.
- Định hướng: chỉ ra con đường và nơi đến, loại hình kinh doanh và chiến lược sắp tới của công ty
 - Trọng tâm:đủ mức cụ thể để cung cấp cho nhà quản lý những sự hướng dẫn cho việc ra quyết định và phân bỗ nguồn lực
- Linh hoạt:có khả năng thay đổi nếu như các sự kiện và tình huống thay đổi
- Khả thi: nằm trong phạm vi những gì công ty có thể mong đợi một cách hợp lý để đạt được trong khoảng thời gian đó
- Thèm muốn:nó hấp dẫn lợi ích lâu dài của các stakeholders và đặc biệt là các cổ đông, nhân viên và khách hàng của công ty.
- Dễ dàng để truyền đạt: có thể giải thích ít hơn 10 phút và tốt nhất có thể phát biểu thành một câu sologan đơn giản, dễ nhớ.
Song, chúng ta cũng thường hay mắc các lỗi thường gặp khi phát biểu tầm nhìn chung như:
- Sự thiếu cụ thể: về nơi mà công ty muốn đến hoặc loại hình công ty muốn hình thành
- Sự mơ hồ : không cung cấp sự chỉ dẫn có hay không hoặc cách mà quản trị dự định thay đổi trọng tâm của các sản phẩm, thị trường, khách hàng và công nghệ của công ty
- Thiếu sức mạnh động viên
- Không phân biệt: có thể ứng dụng cho bất kỳ công ty nào
- Quá tự tin: cho rằng là đi đầu thế giới, tốt nhất, sự lựa chọn đầu tiên của khách hàng
- Quá chung chung: không giúp để nhận dạng hoạt động kinh doanh hoặc ngành công nghiệp cần thực hiện trong tương lai.
 - Quá rộng: nó không thực sự chỉ ra những cơ hội quan trọng mà quản trị cần lựa chọn để theo đuổi
Tầm nhìn chỉ dẫn cho chúng ta điều cốt lõi cần lưu giữ và xác định hướng phát triển trong tương lai là gì. Tầm nhìn bao gồm 2 bộ phận cấu thành:
+ Hệ tư tưởng cốt lõi: thể hiện chủ đích của chúng ta là gì (các giá trị cốt lõi- core values) và tại sao chúng ta tồn tại(mục đích cốt lõi- core purpose). Phần này là bất biến (phần âm) và bổ sung cho phần “dương” bên phải, tương lai được mường tượng.
 + Tương lai được mường tượng: là những gì chúng ta muốn trở thành, đạt được, tạo ra. Là cái gì đó đòi hỏi sự thay đổi lớn và tiến bộ lớn để đạt tới.
Liên kết tầm nhìn chiến lược và sứ mệnh với giá trị cốt lõi của doanh
nghiệp:
Nhiều công ty đã xây dựng những giá trị cốt lõi để hướng dẫn hành động và hành vi cho cán bộ công nhân viên trong quá trình tiến hành kinh doanh và theo đuổi mục tiêu của công ty. Giá trị của công ty bao gồm niềm tin và bí quyết mà công ty thực hiện công việc dựa trên những yếu tố như công bằng, vinh dự và thống nhất, hành vi đạo đức, tính sáng tạo, tinh thần đồng đội, sự đam mê đối với thành công, trách nhiệm xã hội và tính công dân trong một cộng đồng của doanh nghiệp.
Nhưng có phải lúc nào lời nói cũng đi đôi với việc làm? Đặc biệt là khi điều này liên quan mật thiết đến những giá trị khác của chuyên môn?Câu trả lời là đôi lúc có, đôi lúc không. Ở một thái cực, những giá trị này có thể chỉ là lời nói gió bay của các nhà quản lý cấp cao và không có tác động nhiều đến thực tế hoạt động của  doanh nghiệp và hành vi của cán bộ công nhân viên. Nhưng ở một thái cực khác, những giá trị cốt lõi này là nền tảng đối với các cấp quản lý, những người sẵn sàng cam kết để thực hiện cho bằng được những giá trị và nguyên tắc đó khi tiến hành công việc kinh doanh. Như vậy, những giá trị này đã trở thành một phần không thể tách rời của văn hóa doanh nghiệp, là DNA của doanh nghiệp mà nhà quản trị chủ định gieo trồng cho doanh nghiệp của mình.
	Để khám phá các giá trị cốt lỗi của doanh nghiệp ta cần thực hiện các bước sau:
- Thành lập nhóm khám phá bao gồm những người có năng lực, uy tín trong toàn bộ tổ chức.
- Thảo luận và khám phá tất cả các giá trị có thể có cho tổ chức.
- Phân tích, đánh giá và lựa chọn các giá trị cốt lõi phù hợp cho tổ chức. Trả lời các câu hỏi:
+ Giá trị nào là cốt lõi mà chúng ta đóng góp khi làm việc tại công ty?
+ Giá trị cốt lõi nào mà bạn sẽ nói với con bạn rằng ban tự hào về điều đó và cũng mong muốn chúng có những tính cách đó khi lơn lên và đi làm?
+ Nêu bạn thức dậy vào ngày mai và có đủ tiền để sống hết đời một cách dư dã, bạn có tiếp tục theo đuổi các giá trị cốt lõi đó không?
+ Bạn có nghĩ rằng các giá trị đó vẫn còn có giá trị 100 năm nữa không?
+ Bạn có sẳn lòng giữ những giá trị cốt lõi đó, ngay cả khi trong một số thời điểm, chúng lại gây thất thế cho bạn?
+ Nếu bạn bắt đầu xây dựng một công ty mới ở một môi trường mới, những giá trị cốt lõi nào bạn muốn có trong công ty này, bất kể lĩnh vực kinh doanh là gì?
Tác dụng của một tầm nhìn chiến lược rõ rang và có hiệu quả:
+ Đạt được sự nhất trí về đường hướng hoạt động lâu dài của một tổ chức
+ Cơ sở cho việc thiết lập mục tiêu và lựa chọn chiến lược phát triển một cách có hiệu quả
+ Giảm rủi ro về việc ra các quyết định không có định hướng rõ ràng
+ Giúp để giành được sự ủng hộ của các thành viên trong tổ chức
+ Giúp để giữ cho các hành động liên quan đến chiến lược của các nhà quản trị luôn phù hợp với đường lối chung
+ Giúp một tổ chức có được sự chuẩn bị cho tương lai
Ba bước kiểm tra tính thành công của một tầm nhìn chiến lược:
Một nhà quản trị hiểu rõ mô hình kinh doanh và công thức tạo ra lợi nhuận của công ty mình có lẽ cũng không thể chắc chắn về tỉ lệ thành công của công ty mà người đó đang quản lý. Vậy để giúp nhà quản trị đó có thể tự tin hơn khi nói về chiến lược của mình, có ba câu hỏi chính có thể sử dụng để một chiến lược thành công so với một chiến lược bình thường hoặc có sai sót, đó là:
1.   Chiến lược hiện tại có phù hợp với tình hình của công ty hay không?
2.   Chiến lược hiện tại có thể giúp công ty đạt được lợi thế cạnh tranh bền vững hay không?
3.   Chiến lược hiện tại có tạo ra hiệu suất cao trong công ty hay không?
Những chiến lược không thể thỏa mãn được cùng lúc ba câu hỏi nêu trên không thể được đánh giá cao bằng các chiến lược thỏa mãn cả ba câu hỏi. Nhà quản trị nên liên tục đặt ra những câu hỏi này khi xem xét bất kì chiến lược nào, đang thực thi hoặc vừa được đề xuất. Những đề xuất mới nếu không phù hợp với hoàn cảnh bên trong và bên ngoài của công ty cần phải được loại bỏ ngay lập tức. Còn các chiến lược đang thực thi thì cần phải được kiểm tra lại để xem xét tính phù hợp của chiến lược với các mục tiêu của công ty.
MỐI LIÊN HỆ TẦM NHÌN, CHIẾN LƯỢC, ĐẠO ĐỨC
KINH DOANH VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP:
Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội:
Rõ ràng, công ty phải có trách nhiệm tạo ra lợi nhuận và phát triển kinh doanh. Nhưng một công ty và nhân viên của công ty cũng có trách nhiệm tuân thủ theo luật pháp và cạnh tranh một cách công bằng với đối thủ. Trong trường hợp đó, liệu rằng công ty có thể vượt ra ngoài những quy định của luật pháp và có phải bắt buộc hoạt động theo các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội mà nó đang tồn tại hay không? Công ty có nên thể hiện ý thức xã hội và cống hiến một phần nguồn lực của mình để giúp ích cho xã hội hay không? Và những đề xuất chiến lược của công ty có nên được kiểm tra để tránh các tác động tiêu cực lên các thế hệ tương lại của nhân loại hay không?
Đạo đức kinh doanh là việc áp dụng những nguyên tắc và tiêu chuẩn đạo đức cho những quyết định và hành động của tổ chức kinh doanh và cán bộ nhân viên của tổ chức kinh doanh đó. 
- Một công ty trong quá trình hoạch định và thực thi chiến lược có nghĩa vụ phải :
(1) Hành động có đạo đức,
(2) Chứng minh trách nhiệm xã hội của công ty thông qua việc cam kết hành xử như một thực thể doanh nghiệp,
(3) Tiếp thu thực tiễn kinh doanh theo hướng gìn giữ tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ lợi ích cho các thế hệ mai sau.
- Tác nhân của tầm nhìn, chiến lược phi đạo đức và hành vi kinh doanh:
              Ngoài quan niệm “chuyện kinh doanh là kinh doanh, không đề cập đến đạo đức” thường xuất hiện trong những vụ tai tiếng gần đây, ba tác nhân chính của các hành vi kinh doanh phi đạo đức đó là:
-    Quá tham lam vật chất và ích kỉ cá nhân.
-     Những người quản lý công ty phải chịu áp lực nặng nề để đạt được mục tiêu kinh doanh.
-    Văn hóa công ty đặt lợi nhuận và mục tiêu kinh doanh lên trên đạo đức kinh doanh.
Trách nhiệm bảo vệ bền vững môi trường:
Duy trì môi trường một cách bền vững. Các chiến lược bao gồm những hành động có chủ đích trong kinh doanh nhằm bảo vệ và nâng cao tài nguyên thiên nhiên và hệ thống tự nhiên hỗ trợ, chống lại các kết quả gây nguy hại cho hành tinh và duy trì sự bền vững quan nhiều thế kỉ.
Hoạch định trách nhiệm xã hội và chiến lược bền vững. Các chiến lược liên quan đến trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến các lợi ích xã hội và làm thỏa mãn các nhu cầu của khách hàng theo những cách thức có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh. Chương trình hoạt động xã hội của doanh nghiệp hướng đến các vấn đề xã hội cơ bản có thể giúp nâng cao uy tín của công ty, nhưng không giúp cải thiện sức mạnh cạnh tranh của công ty trên thị trường.
Thực tiễn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp:
Nói ngắn gọn, có một số lý do giải thích tại sao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một việc tốt:
·     Có thể dẫn đến việc trung thành của khách hàng đối với công ty.
·     Sự cam kết mạnh mẽ của doanh nghiệp đối với trách nhiệm xã hội của mình sẽ làm giảm các rủi ro liên quan đến các sự cố có thể làm tổn hại uy tín của doanh nghiệp.
·     Trách nhiệm xã hội tốt mang lại những lợi ích nội bộ cho công ty (đặc biệt là trong tuyển dụng lao động, giữ chân nhân lực vàgiảm chi phí đào tạo) cũng như cải thiện được hiệu quả hoạt động.
·     Các chiến lược ý thức tốt về trách nhiệm xã hội đều có ích cho cổ đông.
Những công ty xem trọng trách nhiệm xã hội có thể cải thiện được uy tín của công ty hoặc hiệu suất hoạt động đồng thời cũng giảm thiểu các nguy cơ, gia tăng sự trung thành của khác hàng và cải tiến sản phẩm.
Rất nhiều công ty có một bộ quy định về đạo đức được sử dụng trong quá trình triển khai kinh doanh – tại Hoa Kỳ, đạo luật Sarbanes-Oxley, có hiệu lực từ năm 2002, yêu cầu tất cả các công ty có cổ phiếu được niêm yết công khai phải có một bộ quy định về đạo đức hoặc nếu không thì công ty đó phải có giải trình bằng văn bản cho Ủy ban mua bán chứng khoán về lý do tại sao công ty không có bộ quy định về đạo đức như các công ty khác.

File đính kèm:

  • docxbao_cao_bai_tap_lon_mon_quan_ly_du_an_de_tai_developing_a_sh.docx
  • pptxDeveloping a Shared Understanding of a Project.pptx