Bài tập Quản lý dự án - Nguyễn Trọng Tuấn
Bài tập 2.2.
a). Thời gian bù vốn (The Payback Period), ký hiệu Tbv, là thời gian cần thiết để khoản lợi ích thu được bù lại chi phí đầu tư ban đầu. Nó cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đầu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Theo phương pháp này, thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn.
Phương pháp sử dụng thời gian bù vốn để đánh giá và so sánh lựa chọn dự án:
- Thời gian bù vốn không xét đến suất chiết khấu:
- Thời gian bù vốn có xét đến suất chiết khấu:
- Tiêu chuẩn đánh giá:
o Dự án được xem là đáng giá nếu Tbv ≤ [Tbv], trong đó [Tbv] là thời gian bù vốn cho phép được quy định cho từng loại dự án đầu tư.
o Nếu hai phương án có cùng lợi ích (mục tiêu) thì phương án nào có Tbv nhỏ hơn thì phương án đó tốt hơn. Nghĩa là phải lưu ý đến các mục tiêu, giả thiết, ràng buộc khi so sánh các phương án.
BÀI TẬP QUẢN LÝ DỰ ÁN Họ và tên SV: Nguyễn Trọng Tuấn MSSV: 41204295 Bài tập 2.2. a). ¬ Thời gian bù vốn (The Payback Period), ký hiệu Tbv, là thời gian cần thiết để khoản lợi ích thu được bù lại chi phí đầu tư ban đầu. Nó cho chúng ta biết số năm đòi hỏi để bù đắp số tiền đầu tư ban đầu trên cơ sở luồng tiền dự tính của dự án. Theo phương pháp này, thời gian thu hồi vốn càng ngắn thì dự án đầu tư càng hấp dẫn. ¬ Phương pháp sử dụng thời gian bù vốn để đánh giá và so sánh lựa chọn dự án: Thời gian bù vốn không xét đến suất chiết khấu: Thời gian bù vốn có xét đến suất chiết khấu: Tiêu chuẩn đánh giá: Dự án được xem là đáng giá nếu Tbv ≤ [Tbv], trong đó [Tbv] là thời gian bù vốn cho phép được quy định cho từng loại dự án đầu tư. Nếu hai phương án có cùng lợi ích (mục tiêu) thì phương án nào có Tbv nhỏ hơn thì phương án đó tốt hơn. Nghĩa là phải lưu ý đến các mục tiêu, giả thiết, ràng buộc khi so sánh các phương án. ¬ Nhận xét về phương pháp: Ưu điểm: Đơn giản, dễ áp dụng và được sử dụng như một công cụ sàng lọc. Nếu có một dự án nào đó không đáp ứng được kỳ hoàn vốn trong thời gian đã định thì việc tiếp tục nghiên cứu dự án là không cần thiết. Vì luồng tiền mong đợi trong một tương lai xa được xem như rủi ro hơn một luồng tiền trong một tương lai gần. Thời gian thu hồi vốn được sử dụng như một thước đo để đánh giá mức độ rủi ro của dự án. Việc thấy rõ được thời gian thu hồi vốn cho phép đề xuất những giải pháp để rút ngắn thời hạn đó. Phương pháp này phù hợp với dự án đầu tư quy mô vừa và nhỏ với chiến lược thu hồi vốn nhanh, tăng vòng quay vốn. Nhược điểm: Thời gian hoàn vốn không chiết khấu không tính tới những sai biệt về thời điểm xuất hiện luồng tiền, tức là yếu tố giá trị thời gian của tiền tệ không được đề cập. Phương pháp này chú trọng xem xét lợi ích ngắn hạn hơn là dài hạn, nó ít chú trọng đến việc xem xét các khoản thu sau thời gian hoàn vốn, bỏ qua các khoản thu nhập ngoài vốn đầu tư. Phần thu nhập sau thời điểm hoàn vốn bị bỏ qua hoàn toàn, như vậy không đánh giá được hiệu quả tài chính của cả đời dự án. Yếu tố rủi ro đối với luồng tiền tương lai của dự án không được xem xét và đánh giá. Xếp hạng các dự án không phù hợp với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận của chủ sở hữu. Do có những hạn chế như trên, phương pháp này ít được ứng dụng trong thực tế. Nhiều nhà quản lý sử dụng phương pháp này như là một phép đo thô về rủi ro của dự án, hoặc sử dụng xem xét bổ sung cho dự án khác. Để khắc phục nhược điểm trên, người ta có thể áp dụng phương pháp thời gian thu hồi vốn có chiết khấu bằng cách đưa tất cả các khoản thu và chi của một dự án về giá trị hiện tại để tính thời gian hoàn vốn. Phương pháp này đã khắc phục được nhược điểm là đã tính đến giá trị thời gian của tiền tệ. Tuy nhiên, các nhược điểm còn lại vẫn chưa khắc phục được. b). Dòng tiền tệ ròng (Net Cash Flow – NCF) của một dự án X có thời kỳ phân tích từ năm thứ 0 đến năm thứ 6 được cho như sau: Năm 0 1 2 3 4 5 6 NCF (USD) -1000 100 200 300 400 500 600 Cho biết suất chiết khấu (discounted rate) của dự án là 10% năm. Ở năm thứ 0, ta có chi phí đầu tư ban đầu là P = 1000 USD Ta áp dụng công thức tính thời gian bù vốn có xét đến suất chiết khấu: Với P = 1000 và i = 10% = 0.1 , ta tính được Tbv ≈ 5 năm. Vậy thời gian bù vốn của dự án X là 5 năm. Tức là, sau 5 năm thì khoản lợi ích thu được sẽ bù lại được chi phí đầu tư ban đầu. Hiệu quả Bài tập 2.10. Đường ranh giới hiệu quả A7 A4 A5 A3 A2 A1 A6 K F Chi phí Miền không chấp nhận Nhận xét: Từ các điểm A1, A2, , A7 trên hình vẽ, ta nhận thấy các điểm A3 và A7 đều bị trội (A3 bị trội bởi A4; A7 bị trội bởi A6). Do đó ta có thể loại các phương án này ngay từ đầu. Các phương án nằm trên đường nối liền (đường ranh giới hiệu quả) là các phương án không bị trội (A1, A2, A4, A5, A6). Miền ở dưới các phương án không bị trội là miền không chấp nhận. Nếu hiệu quả yêu cầu là F, ta sẽ chọn A4, A5, A6 vì các phương án này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn so với yêu cầu. Nếu giới hạn về chi phí là K, ta sẽ chọn phương án A4 vì với chi phí nhỏ hơn K ta đạt được hiệu quả cao nhất (so với phương án A5 có cùng độ hiệu quả nhưng chi phí = K, cao hơn A4). Nếu ta có giới hạn về chi phí là K và hiệu quả yêu cầu là F, ta sẽ chọn phương án A4, vì đây là phương án có chi phí thấp nhất nhưng đem lại hiệu quả cao nhất.
File đính kèm:
- bai_tap_quan_ly_du_an_nguyen_trong_tuan.docx
- BT QLDA.pdf