Bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Defining Success and Failure - Trần Minh Thiện

I. Mở đầu

 Chắc có lẽ không ai muốn nói rằng sẽ thiết lập sự thất bại trong dự án của mình. Chúng ta muốn dự án của mình thành công. Tuy nhiên, điều này thì không có nghĩa rõ ràng bởi thành công và thất bại. Những điều kiện gì thì sẽ cần thiết cho việc xác định điều kiện cho việc định nghĩa. Việc định nghĩa chúng là tiêu chí để tất cả các bên tham gia có thể đồng ý dùng để đánh giá kết quả. Vậy bằng cách nào chúng ta định nghĩa được sự thành công và thất bại trong quản lý dự án.

Sự thất bại trong một dự án được định nghĩa khi không đáp ứng được về giá, năng suất, thời gian, qui mô, mục tiêu (C, P, T, S). Tuy nhiên ở đây có những suy nghĩ sai trong việc định nghĩa. Đầu tiên, mục tiêu đến từ đâu? Khi chúng ta thất bại trong những mục tiêu không thực tế thì có gọi là thất bại không? Điều thứ hai, thậm chí nếu chúng ta có tất cả các mục tiêu, nhưng trong dự án chúng ta có những vấn đề phát sinh, liệu chúng ta có dự tính giải quyết cá vấn đề đó không. Khách hàng có dùng nó không? Nó có thật sự thành công không? Bạn có thể thấy, đây là những câu hỏi không tầm thường.

Schutz, Sleven, and Pinto (1987) đã xác định 4 lỗi cái mà chúng ta có thể biết được trong giải quyết vấn đề và có thể nói rằng quản lý dự án là giải quyết vấn đề với qui mô lớn, vì thế những khái niệm sẽ được áp dụng như nhau.

 

docx19 trang | Chuyên mục: Lập và Phân Tích Dự Án | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài tập lớn môn Quản lý dự án - Đề tài: Defining Success and Failure - Trần Minh Thiện, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
t bại. Không gì thay thế được lòng kiên trì. Người coi kiên trì là phương châm sống của họ đã phát hiện ra rằng "thất bại" cuối cùng cũng trở nên mệt mỏi và bỏ cuộc. Thất bại không thể đương đầu với lòng kiên trì.
10. Tính cách tiêu cực. Không có hy vọng thành công cho những người làm người khác khó chịu vì tính cách tiêu cực của họ. Thành công đến qua việc áp dụng sức mạnh và sức mạnh được tạo thành qua nỗ lực hợp tác với những người khác. Một tính cách tiêu cực không thể đem lại sự hợp tác.
11. Không kiểm soát được những ham muốn tình dục. Năng lượng tình dục là khả năng kích thích mạnh mẽ nhất làm cho con người vận động. Bởi vì đó là những cảm xúc mãnh liệt nhất nên nếu được kiểm soát, những cảm xúc đó được chuyển hóa thành những suy nghĩ và hành động sáng tạo.
12. Khát khao không kiểm soát được nhằm "đạt được một cái gì đó mà không phải trả giá". Máu cờ bạc đã làm cho nhiều người thất bại. Bằng chứng của điều này có thể được tìm thấy trong vụ sụp đổ thị trường chứng khoán vào năm 1929. Thời điểm đó, hàng triệu người đã cố gắng kiếm tiền bằng cách đánh cuộc vào lợi nhuận cổ phiếu.
13. Thiếu sự quyết định rõ ràng. Những người thành công thường đi đến quyết định rất nhanh chóng và thay đổi nó rất chậm. Còn những người thất bại thường có quyết định rất chậm đồng thời thường xuyên và mau chóng thay đổi nó. Thiếu quyết đoán và chần chừ là hai anh em sinh đôi. Khi ta thấy người này, ta cũng thường thấy kẻ kia. Hãy tiêu diệt bộ đôi này trước khi chúng hoàn toàn đẩy bạn vào guồng quay của sự thất bại.
14. Một hai nhiều hơn sáu nỗi sợ hãi căn bản (sợ đói nghèo, sợ bị chỉ trích, sợ sức khỏe yếu, sợ mất tình yêu, sợ tuổi già và sợ cái chết). Chúng phải được kiểm soát trước khi bạn có thể phát huy hết năng lực cá nhân một cách có hiệu quả.
15. Sai lầm khi chọn bạn đời. Đây là lý do phổ biến nhất của thất bại. Quan hệ hôn nhân mang đến cho con người sự tiếp xúc thân mật. Nếu mối quan hệ này không được hòa hợp thì thất bại thường tiếp nối theo sau. Hơn nữa, nó sẽ là một dạng thất bại phá hủy tất cả khát vọng vươn lên trong cuộc sống.
16. Sự thận trọng thái quá. Người không tận dụng cơ hội nói chung phải nhận lấy những gì còn sót lại khi người khác đã chọn xong. Sự thận trọng quá mức cũng tệ hại như sự bất cẩn. Cả hai đều là những trạng thái cực đoan cần tránh. Cuộc đời bản thân nó đầy những cơ hội cho bạn tận dụng.
17. Lựa chọn sai đối tác kinh doanh. Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất của thất bại trong kinh doanh. Trong quá trình quảng bá năng lực cá nhân, bạn cần phải rất chú trọng đến vệc lựa chọn một người sếp biết truyền cảm hứng cho nhân viên, thông minh và thành đạt. Chúng ta phải thi đua với những người mà chúng ta hợp tác chặt chẽ nhất. Hãy chọn một người xứng đáng để tranh đua.
18. Sự mê tín và định kiến. Mê tín là một dạng của sự sợ hãi. Nó cũng là dấu hiệu của sự ngu dốt. Những người thành đạt luôn suy nghĩ phóng khoáng và không sợ điều gì cả.
19. Chọn sai nghề. Không ai có thể thành công trong lĩnh vực mà anh ta không thích. Bước thiết yếu nhất trong việc quảng bá năng lực cá nhân là lựa chọn một nghề nghiệp mà bạn có thể toàn tâm toàn ý cống hiến vì nó. Có thể tiền bạc và hoàn cảnh khiến bạn phải làm một điều gì đó trong một thời gian nhưng không ai có thế ngăn cản bạn phát triển những kế hoạch để biến mục tiêu của mình thành hiện thực.
20. Thiếu tập trung nỗ lực. Nghề gì cũng biết mà không có nghề nào giỏi cả. Hãy tập trung tất cả nỗ lực của bạn vào một mục tiêu xác định duy nhất. "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh".
21. Thói quen tiêu xài bừa bãi. Bạn không thể nào thành công nếu bạn luôn sống trong nỗi sợ hãi nghèo khó. Hãy hình thành thói quen dành dụm một cách có hệ thống bằng cách trích ra một phần nào đó trong thu nhập của bạn. Tiền gửi ngân hàng tạo cho bạn sự an tâm khi "mặc cả" để "bán" năng lực cá nhân. Không có tiền, bạn phải chấp nhận và buộc lòng nhận lấy tất cả những gì được đề nghị.
22. Thiếu nhiệt tình. Nếu không có sự nhiệt tình thì một người không thể thuyết phục người khác. Hơn nữa, sự nhiệt tình rất dễ truyền từ người này sang người khác. Những người có lòng nhiệt tình và kiểm soát được nó luôn được chào đón nồng nhiệt trong bất cứ tập thể nào.
23. Sự hẹp hòi. Người có quan điểm quá cứng nhắc không thể tiến xa trong cuộc sống. Hẹp hòi nghĩa là không chịu học hỏi để mở rộng nhận thức. Dạng tai hại nhất của hẹp hòi là những định kiến liên quan đến tôn giáo, chủng tộc và các quan điểm chính trị.
24. Không điều độ. Những hình thức tai hại và nguy hiểm nhất của sự không điều độ liên quan đến vấn đề ăn uống, nhậu nhẹt, ma túy và sinh hoạt tình dục. Sự lạm dụng bất cứ điều gì kể trên đều cản trở con đường đến thành công của bạn.
25. Không có khả năng hợp tác với mọi người. Nhiều người đã mất vị trí và những cơ hội của họ trong cuộc đời vì những lỗi lầm này hơn bất kỳ lý do nào khác công lại. Đây là sai lầm mà không nhà kinh doanh và lãnh đạo có kiến thức nào tha thứ.
26. Việc sở hữu những tiềm lực mà không nhờ vào nỗ lực cá nhân. (Con cái thừa của những bậc phụ huynh giàu có và những người được thừa hưởng những khoản tiền mà họ không tự mình làm ra). Tiềm lực nằm trong tay những người không tự đấu tranh để đạt được nó luôn cản trở con đường dẫn đến thành công. Giàu xổi còn nguy hiểm hơn đói nghèo.
27. Không trung thực một cách chủ ý. Không có gì thay thế được sự thành tâm. Bạn có thể không trung thực ở một thời điểm do hoàn cảnh không kiểm soát được mà không gây ra những thiệt hại lâu dài. Nhưng không co hy vọng cho những người chọn cách sống không thành thật. Sớm hay muộn gì thì lối sống này cũng sẽ ngấm sâu vào máu và họ sẽ phải trả giá khi mất đi danh tiếng và thậm chí có thể cả sự tự do nữa.
28. Tính tự cao tự đại. Những tính xấu này là đèn đỏ cảnh báo những người khác nên tránh xa. Tính tự cao tự đại rất có hại đối với thành công của con người.
29. Đoán mò thay vì suy nghĩ. Phần lớn người ta thường quá thờ ơ hay lười biếng trong việc tìm kiếm những dữ kiện thực tế để qua đó giúp suy nghĩ một cách đúng đắn. Họ thích hành động theo những ý kiến được tạo ra từ việc suy đoán hay đánh giá nhất thời.
30. Thiếu vốn. Đây là nguyên nhân thất bại phổ biến của những người mới lần đầu khởi nghiệp kinh doanh. Bạn cần có đủ lượng vốn dự trữ cần thiết để đền bù thiệt hại gây ra từ những sai lầm của bạn, giúp bạn đứng vững cho đến lúc thành danh.
31. Nếu bạn cảm thấy còn nguyên nhân nào thêm nữa, hãy tiếp tục điền vào nhé!
3) Chìa khóa dẫn đến thành công 
Ai cũng muốn làm giàu nhưng không phải ai cũng có thể làm giàu. Dưới đây là 12 yếu tố giúp bạn thực hiện được mong muốn của mình.
1. Khát vọng: Một khát vọng bỏng cháy luôn là xuất phát điểm cho mọi thành công. Bạn có khát khao cháy bỏng không? Hay bạn đã từng có một niềm khao khát bỏng cháy về điều gì?. Xin hãy nhớ rằng cuộc đời của những người thành đạt nhất luôn là một chuỗi những khao khát, đam mê và thực hiện tất cả.
2. Niềm tin: Trong tình huống này, niềm tin là hình dung về những khát khao của bạn và tin tưởng rằng bạn sẽ giành được nó.
3. Tự ám thị: Ngày nay, chúng ta gọi ý niệm này là “sự quả quyết”. Đây là thói quen khi một chuỗi những ý nghĩ mang tính quả quyết ảnh hưởng đến tiềm thức của bạn. Một sự khẳng định thường ở thì hiện tại, thậm chí ngay cả khi bạn vẫn chưa có được nó. 
Nếu mục tiêu của bạn là tạo nên một công việc kinh doanh trị giá hàng triệu đô la, thì sự quả quyết sẽ là “Tôi đang trong quá trình xây dựng một sự nghiệp hàng triệu đô la”. Còn khi kế hoạch của bạn đã trở nên rõ ràng hơn thì bạn sẽ nói “Tôi đang sở hữu việc kinh doanh hàng triệu đô la”.
4. Kiến thức chuyên ngành: Những người theo đuổi sự am tường và khả năng chuyên nghiệp ở một lĩnh vực nào đó thường tự tin hơn, thành thạo hơn và có cơ hội thành công nhiều hơn. Bạn tiếp tục sự nghiệp học hành về chuyên môn của mình như thế nào?.
5. Tưởng tượng: Trước khi bắt đầu một ngày, hãy nghĩ về những cách khác nhau giúp bạn thực hiện công việc tốt hơn.
6. Tổ chức kế hoạch: Mọi mục tiêu đều cần một kế hoạch. Khi bạn đã có một kế hoạch, bạn luôn biết cần phải làm điều gì tiếp theo.
7. Quyết định: Những người thành đạt luôn có khả năng ra quyết định một cách nhanh chóng và thay đổi nó một cách chậm rãi. Không phải kết quả làm cho một quyết định là tốt hay xấu mà chính là quá trình đưa ra quyết định đó. Cách thức bạn đưa ra quyết định là cách tốt nhất để chế ngự được sự chần chừ trong bạn.
8. Kiên định: Đừng bao giờ từ bỏ! Và đừng nhận lấy một kết quả không có gì cả. Thay vào đó, hãy tìm một con đường để vượt qua chướng ngại vật của bạn. Điều này sẽ mang chúng ta trở lại với sự sáng tạo.
9. Quân sư: Đội ngũ quân sư là một nhóm những người tập hợp lại, cùng nhau cống hiến vì một mục tiêu chung. Sự cố vấn giúp lôi kéo được mọi người tập trung vào buổi thảo luận và vận dụng trí tuệ để giải quyết những vấn đề khác. Một cách điển hình, việc đưa ra những vấn đề còn tranh cãi có tính gần gũi có thể tạo nên mối liên hệ về mặt kinh doanh, nhưng quá trình cố vấn lại có thể được dùng để giải quyết bất cứ tình huống khó khăn, dự án hay vấn đề về kinh nghiệm nào. Sự cố vẫn luôn hữu ích bởi dù sao năm cái đầu thì vẫn tốt hơn một cái đầu. Ngoài ra, quá trình này còn giúp chúng ta chia sẻ hỉểu biết và kinh nghiệm. 
10. Tiềm thức: Hãy sử dụng tiềm thức của bạn để hình dung ra tương lai mà bạn mong muốn đạt được. Và hãy đi theo những linh cảm, những thông điệp mà bạn nhận được từ trong tiềm thức của mình.
11. Trí tuệ: Bạn đã sử dụng bao nhiêu phần trăm tiềm năng trí tuệ của mình? Tối đa hóa sức mạnh trí tuệ của bạn có nghĩa là suy nghĩ kĩ về vấn đề của bạn thay vì phản ứng lại nó một cách cảm tính. 
12. Giác quan thứ sáu: Sau khi nắm được cả 11 yếu tố trên, bạn đã có thể bước qua cánh cửa dẫn vào Ngôi đền của sự thông thái và sử dụng giác quan thứ sáu của bạn: đó là nguồn trí tuệ vô hạn.
Làm việc nhóm- Báo cáo 
Tên
MSSV 
% Đóng góp
Trần Minh Thiện
G1103382
150
Lê Thanh Bình
31000216
80
Phạm My Cil
51204757
130
Hồ Phương Ngọc
51202403
120
Nguyễn Gia Lân
41201858
70
Nguyễn Hoàng Nguyên
41202451
70
Đặng Trung Hiếu
G1101088
80

File đính kèm:

  • docxbai_tap_lon_mon_quan_ly_du_an_de_tai_defining_success_and_fa.docx
  • pptxQLDA-BTN-lopT2-Nhom7-CoNguyen.pptx