Bài tập Lập trình Java

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Viết chương trình tính diện tích và chu vi hình tròn có bán kính r.

2. Viết chương trình đổi một ký tự chữ hoa thành ký tự chữ thường.

3. Viết chương trình đọc vào một số nguyên trong khoảng [0, 1000], tính tổng các chữ số của số đó. Ví dụ: nhập vào số 467, kết quả sẽ là 17 (= 4 + 6 + 7).

 

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

4. Giải phương trình bậc 2: ax2 + bx + c = 0 (a  0).

5. Viết chương trình nhập vào độ dài 3 cạnh của một tam giác. Nếu hợp lệ thì cho biết tính chất của tam giác (tam giác thường, cân, vuông, vuông cân, đều).

6. Viết chương trình nhập vào 3 số, sắp xếp 3 số này theo chiều tăng dần.

7. Viết chương trình nhập vào tháng và năm dương lịch. Cho biết tháng trong năm đó có bao nhiêu ngày.

 

doc9 trang | Chuyên mục: Java | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 5897 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài tập Lập trình Java, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ài
+ setHeight(height:double): void
Thiết lập chiều dài mới
+ getColor(): String
Trả về màu của HCN
+ setColor(color): void
Thiết lập màu mới cho HCN
+ findArea(): double
Tính và trả về diện tích HCN
+ findPerimeter(): double
Tính và trả về chu vi HCN
- Từ chương trình chính, tạo một đối tượng hình chữ nhật với kích thước và màu sắc nhập vào từ bàn phím. Đưa ra màn hình các thuộc tính, diện tích và chu vi của đối tượng hình chữ nhật đã tạo.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo lớp đối tượng ngăn xếp chứa các số nguyên có tên là StackOfIntergers theo lược đồ UML dưới đây:
StackOfIntegers
- elements: int[]
Mảng chứa các số nguyên trong stack
- size: int
Số lượng số nguyên đang chứa trong stack
+ StackOfIntegers()
Tạo một stack rỗng có dung lượng = 16
+ StackOfIntegers (capacity: int)
Tạo một stack rỗng có dung lượng xác định trong tham số
+ isEmpty(): boolean
Trả về true nếu stack rỗng
+ isFull(): boolean
Trả về true nếu stack đầy
+ peak(): int
Trả về số nguyên ở đỉnh stack
+ push(value:int): void
Đẩy một số nguyên vào đỉnh stack
+ pop(): int
Lấy ra và trả về số nguyên tại đỉnh stack
+ getSize(): int
Trả về số lượng số nguyên đang chứa trong stack
- Viết chương trình sử dụng lớp StackOfIntergers để đưa ra màn hình tất cả các số nguyên tố nhỏ hơn một số nguyên dương n (nhập vào từ bàn phím) theo thứ tự giảm dần.
Tạo lớp StackOfIntergers như bài 28. Viết chương trình nhập vào một số nguyên dương rồi hiển thị các thừa số nguyên tố nhỏ nhất của nó theo thứ tự ngược. Ví dụ, nếu số nguyên là 120, các thừa số nguyên tố nhỏ nhất được hiển thị là 5, 3, 2, 2, 2. Sử dụng lớp StackOfIntergers để chứa các thừa số rồi lấy và hiển thị chúng theo thứ tự ngược.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo lớp đối tượng ngăn xếp chứa các ký tự có tên là StackOfChars theo lược đồ UML dưới đây:
StackOfChars
- elements: char[]
Mảng chứa các ký tự trong stack
- size: int
Số lượng ký tự đang chứa trong stack
+ StackOfChars()
Tạo một stack rỗng có dung lượng = 16
+ StackOfChars (capacity: int)
Tạo một stack rỗng có dung lượng xác định trong tham số
+ isEmpty(): boolean
Trả về true nếu stack rỗng
+ isFull(): boolean
Trả về true nếu stack đầy
+ peak(): char
Trả về ký tự ở đỉnh stack
+ push(ch:char): void
Đẩy một ký tự vào đỉnh stack
+ pop(): char
Lấy ra và trả về ký tự tại đỉnh stack
+ getSize(): int
Trả về số lượng ký tự đang chứa trong stack
- Viết chương trình sử dụng lớp StackOfChars để tính giá trị của biểu thức số học dạng trung tố có dấu ngoặc đầy đủ. Giả sử trong biểu thức số học chỉ chứa các phép toán cộng, trừ, nhân, chia và các số hạng là các số chỉ có một chữ số.
Ví dụ: Nhập vào biểu thức số học ((3+7)×(9-(6-2))), đưa ra kết quả là 50.
Tạo lớp StackOfChars như bài 30. Viết chương trình sử dụng lớp StackOfChars để chuyển một biểu thức dạng trung tố về dạng hậu tố.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo lớp đối tượng điểm trong mặt phẳng tọa độ OXY có tên là MyPoint theo lược đồ UML dưới đây:
MyPoint
- x: double
Tọa độ x
- y: double
Tọa độ y
+ MyPoint()
Tạo đối tượng mặc định
+ MyPoint(x: double, y: double)
Tạo đối tượng có tọa độ xđ trong tham số
+ MyPoint(p: MyPoint)
Tạo đối tượng là bản sao của đối tượng trong t.số
+ getX(): double
Trả về tọa độ X
+ getY(): double
Trả về tọa độ Y
+ distance(secondPoint: MyPoint): double
Trả về khoảng cách từ điểm này tới điểm thứ hai
+ distance(p1: MyPoint, p2: MyPoint): double
Trả về khoảng cách giữa hai điểm
- Viết chương trình tạo n đối tượng điểm MyPoint có tọa độ nhập vào từ bàn phím. Tìm hai điểm có khoảng cách lớn nhất. Đưa ra màn hình tọa độ của hai điểm tìm được và giá trị khoảng cách giữa chúng.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo lớp đối tượng ma trận có tên là Matrix theo lược đồ UML dưới đây:
Matrix
- a: float[][]
Mảng chứa các phần tử của ma trận
+ Matrix()
Tạo ma trận có số hàng và số cột bằng 3
+ Matrix(rows: int, cols : int)
Tạo ma trận có số hàng và số cột xđ trong tham số
+ add(m: Matrix): Matrix
Tính tổng ma trận này với ma trận trong tham số, trả về ma trận tổng. Trong phương thức có kiểm tra sự hợp lệ về số hàng, số cột của hai ma trận.
+ sub(m: Matrix): Matrix
Tính hiệu ma trận này với ma trận trong tham số, trả về ma trận hiệu. Trong phương thức có kiểm tra sự hợp lệ về số hàng, số cột của hai ma trận.
+ neg(): Matrix
Đổi dấu các phần tử của ma trận, trả về ma trận đã đổi dấu các phần tử
+ transpose(): Matrix
Trả về ma trận chuyển vị
+ mul(m: Matrix): Matrix
Tính tích ma trận này với ma trận trong tham số, trả về ma trận tích. Trong phương thức có kiểm tra sự hợp lệ về số hàng, số cột của hai ma trận.
+ print(): void
Đưa ma trận ra màn hình
+ input(): void
Nhập vào các phần tử của ma trận
- Viết chương trình sử dụng lớp Maxtrix để thực hiện một số phép toán về ma trận. Chương trình có các mục menu: 1. Tính tổng và hiệu hai ma trận; 2. Tính tích hai ma trận; 3. Tìm chuyển vị của một ma trận; 4. Kết thúc chương trình. Khi người sử dụng chọn các mục từ 1 đến 3 thì cho nhập vào ma trận, thực hiện tính toán và đưa ra kết quả; khi người sử dụng chọn 4 thì kết thúc chương trình.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo lớp đối tượng phân số có tên là PhanSo theo lược đồ UML dưới đây:
PhanSo
- ts: int
Tử số
- ms: int
Mẫu số
+ PhanSo()
Tạo phân số có tử số bằng 0, mẫu số bằng 1
+ PhanSo(ts: int, ms: int)
Tạo phân số có tử số và mẫu số xđ trong tham số
+ cong(sp2: PhanSo): PhanSo
Cộng hai phân số
+ tru(sp2: PhanSo): PhanSo
Trừ hai phân số
+ nhan(sp2: PhanSo): PhanSo
Nhân hai phân số
+ chia(sp2: PhanSo): PhanSo
Chia hai phân số
+ nghichDao(): PhanSo
Nghịch đảo phân số và trả về phân số nghịch đảo
+ doiDau(): PhanSo
Đổi dấu phân số và trả về phân số đã đổi dấu
+ toiGian(): PhanSo
Tối giản phân số và trả về phân số đã tối giản
+ bangNhau(ps2: PhanSo): boolean
So sánh bằng
+ lonHon(ps2: PhanSo): boolean
So sánh lớn hơn
+ nhoHon(ps2: PhanSo): boolean
So sánh nhỏ hơn
+ hien(): void
Đưa phân số ra màn hình ở dạng ts/ms
+ nhap(): void
Nhập vào phân số dạng ts/ms
- Viết chương trình sử dụng lớp PhanSo. Nhập vào hai phân số; tính tổng, hiệu, tích, thương hai phân số; tối giản và so sánh hai phân số.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo lớp đối tượng số phức có tên là SoPhuc theo lược đồ UML dưới đây:
SoPhuc
Số phức a + jb
- a: float
Phần thực a
- b: float
Phần ảo b
+ SoPhuc()
Tạo số phức có phần thực và ảo bằng 0
+ SoPhuc(thuc: float, ao: float)
Tạo số phức có phần thực và ảo xđ trong tham số
+ cong(sp2: SoPhuc): SoPhuc
Cộng hai số phức
+ tru(sp2: SoPhuc): SoPhuc
Trừ hai số phức
+ nhan(sp2: SoPhuc): SoPhuc
Nhân hai số phức
+ chia(sp2: SoPhuc): SoPhuc
Chia hai số phức
+ nghichDao(): SoPhuc
Trả về số phức nghịch đảo
+ bangNhau(sp2: SoPhuc): boolean
So sánh bằng
+ lonHon(sp2: SoPhuc): boolean
So sánh lớn hơn
+ nhoHon(sp2: SoPhuc): boolean
So sánh nhỏ hơn
+ hien(): void
Đưa số phức ra màn hình ở dạng a + jb
+ nhap(): void
Nhập vào số phức dạng a + jb
- Viết chương trình sử dụng lớp SoPhuc. Nhập vào hai số phức; tính tổng, hiệu, tích, thương hai số phức; tính nghịch đảo và so sánh hai số phức.
BÀI TẬP CHƯƠNG 7
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phương thức chuyển một số hex cho dưới dạng xâu ký tự thành số nguyên thập phân. Tiêu đề của phương thức có dạng sau: int parseHex(String hexString).
- Viết chương trình nhập vào 1 số hex dưới dạng xâu, gọi phương thức parseHex() để chuyển thành số nguyên thập phân và đưa kết quả ra màn hình.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phương thức chuyển một số nhị phân cho dưới dạng xâu ký tự thành số nguyên thập phân. Tiêu đề của phương thức có dạng sau:
int parseBin(String binString)
- Viết chương trình nhập vào 1 số nhị phân dưới dạng xâu ký tự, gọi phương thức parseBin() để chuyển thành số nguyên thập phân và đưa kết quả ra màn hình.
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Viết phương thức chuyển một số nguyên dương thập phân thành số hex và số nhị phân dưới dạng xâu ký tự. Tiêu đề của các phương thức có dạng sau:
String convertDecimalToHex(int value)
String convertDecimalToBin(int value)
- Viết chương trình nhập vào 1 số nguyên dương, gọi phương thức này để chuyển thành số hex và số nhị phân. Đưa các kết quả ra màn hình.
Viết chương trình nhập vào một xâu ký tự. Đếm xem trong xâu đó có bao nhiêu từ. Biết rằng các từ phân cách nhau bởi dấu cách và các dấu chấm câu. Đưa kết quả ra màn hình.
Viết chương trình nhập vào một dãy số thực dưới dạng xâu ký tự, các số thực phân cách nhau bởi ít nhất một dấu cách. Tính tổng các số thực và đưa kết quả ra màn hình.
BÀI TẬP CHƯƠNG 8
Viết chương trình thực hiện các yêu cầu sau:
- Tạo các lớp đối tượng hình chữ nhật (hinhCN), hình tam giác (hinhTG), hình tròn (hinhTron) kế thừa từ lớp hình (Hinh). Lớp hình chữ nhật có 2 cạnh, lớp hình tam giác có 3 cạnh, lớp hình tròn có bán kính, lớp hình không có dữ liệu. Tất cả các lớp đều có phương thức tính diện tích (tinhDT) và tính chu vi (tinhCV). 
- Viết chương trình nhập vào kích thước một số hình. Tính diện tích và chu vi các hình. Đưa ra màn hình kích thước cùng diện tích và chu vi của các hình. Trong chương trình có cài đặt đa hình động.
Tạo lớp StackOfObjects để lưu các đối tượng. Viết chương trình sử dụng lớp StackOfObjects để đưa ra màn hình các thừa số nguyên tố tối thiểu của một số nguyên n theo thứ tự giảm dần.
Tạo một giao diện (interface) có tên là SoSanh và có các phương thức để so sánh nhỏ hơn (nhoHon), so sánh bằng (bangNhau) và so sánh lớn hơn (lonHon). Tạo các lớp hình chữ nhật (HinhCN), hình tam giác (HinhTG) và hình tròn (HinhTron) thực hiện (implements) giao diện SoSanh. Biết rằng lớp hình chữ nhật có hai cạnh, lớp hình tam giác có ba cạnh, lớp hình tròn có bán kính và các hình so sánh với nhau dựa vào diện tích. Viết chương trình nhập vào kích thước một số hình. Sử dụng các phương thức của giao diện SoSanh để sắp xếp các hình theo kích thước giảm dần.

File đính kèm:

  • docBài tập Lập trình Java.doc
Tài liệu liên quan