Bài soạn Vi xử lý - Chương 8: Vào/ra dữ liệu bằng DMA
Nguyên tắc của việc trao đổi dữ liệu với thiết bị ngoại vi bằng cách thâm nhập trực tiếp vào bộ nhớ (DMA) .
Trong các cách điều khiển việc trao đổi dữ liệu giữa thiết bị ngoại vi và hệ vi xử lý bằng cách thăm dò trạng thái sẵn sàng của thiết bị ngoại vi hay bằng cách ngắt bộ vi xử lý đã đươc nói đến ở các chương trước , dữ liệu thường được chuyển từ bộ nhớ qua bộ vi xử lý để rồi từ đó ghi vào thiết bị ngoại vi hoặc ngược lại , từ thiết bị ngoại vi nó được đọc vào bộ vi xử lý để rồi từ đó được chuyển đến bộ nhớ . vì thế tốc độ trao đổi dữ liệu phụ thuộc rất nhiều vào tốc độ thực hiện của các lệnh MOV .IN và OUT của bộ vi xử lý và do đó việc trao đổi dữ liệu không thể tiến hành nhanh đươc .
Trong thực tế có những khi ta cần trao đổi dữ liệu thật nhanh với thiết bị ngoại vi : như khi cần đưa dữ liệu hiện thị ra màn hình hoặc trao đổi dữ liệu với bộ điều khiển đĩa .trong các trường hợp đó ta cần có khả năng ghi /đọc dữ liệu trực tiếp với bộ nhớ (diret memory acces .DMA- thâm nhập vào bộ nhớ trực tiếp không thông qua CPU) thì mới đáp ứng được yêu cầu về tốc độ trao đổi dữ liệu .để làm được điều này các hệ vi xử lý nói chung đều phải dùng thêm mạch chuyên dụng để điều khiển việc thâm nhập trực tiếp vào bộ nhớ ( dircet memory access con troller.DMAC)
File đính kèm:
- bai_soan_vi_xu_ly_chuong_8_vaora_du_lieu_bang_dma.doc