Bài giảng Visual Basic.NET - Nguyễn Vũ Duy Quang

Mục tiêu:

 Giới thiệu vềmôi trường phát triển Visua Basic .NET, giúp cho sinh viên

có cái nhìn tổng quan vềVB .NET

Kết thúc chương này sinh viên cần phải nắm bắt các vấn đềsau:

 Sửdụng môi trường VB .NET đểphát triển một số ứng dụng cơbản

 Cách tạo dựán mới trong VB .NET

1. Cài đặt Visual Studio .Net

Bạn nên có CPU Pentium III, 500MHz trởlên, với 256 MB RAM và ít nhất 10GB

Harddisk. VềOS bạn nên dùng Windows 2000 (Professional hay Server) hay Windows

XP. Lý do chính là các versions Windows nầy hổtrợUnicode và có Internet Information

Server (IIS) hổtrợASPX đểta dùng cho ASP.NET.

Visual Studio.NET nằm trong 3 CDs, gồm có 4 files:

• EN_VS_NET_BETA2_WINCUP.exe

• EN_VS_NET_BETA2_CD1.exe

• EN_VS_NET_BETA2_CD2.exe

• EN_VS_NET_BETA2_CD3.exe

Chạy EN_VS_NET_BETA2_WINCUP.exe đểUnzip nó vào một folder trong một

harddisk (eg: E:\CD\WINCUP) .

Lần lượt chạy EN_VS_NET_BETA2_CD1.exe, EN_VS_NET_BETA2_CD2.exe và

EN_VS_NET_BETA2_CD3.exe để Unzip chúng vào chung một folder trong một

harddisk (eg: E:\CD ).

Việc Unzip files có thểrất lâu, bạn phải kiên nhẫn chờcho đến khi nó kết thúc. Nếu

không, khi cài đặt có thểbịbáo lỗi là thiếu files.

Kế đó, trước hết chạy Setup.exe của Windows Component Update như dưới đây,

click No khi Warning dialog

hiện ra:

pdf55 trang | Chuyên mục: Visual Basic 6.0 | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 3146 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Visual Basic.NET - Nguyễn Vũ Duy Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 ấn. 
- Thông tin được nhập là rất ít. 
Sau đây là một ví dụ về hộp nhập: 
Private Sub mniAddNew_Click(ByVal sender 
As System.Object, ByVal e As 
System.EventArgs) Handles 
mniAddNew.Click 
 Dim tmp = Trim(InputBox("Nhập 
giá trị muốn thêm.", "Thêm mới")) 
 If tmp "" Then 
 lstDanhSach.Items.Add(tmp) 
 End If 
 End Sub 
II.4. Hộp thoại 
Hộp thoại phục vụ cho các tác vụ trong window như mở file, lưu file, in ấn, chọn 
màu, chọn font… Hầu hết bạn thường viết mã lệnh móc nối với hộp thoại để lấy thông tin 
về xử lý. 
II.4.1 Các hộp thoại thông dụng: 
 OpenFileDialog: Cho phép lấy tên file, tên folder đối với một file hay thư mục 
đang tồn tại 
Các thuộc tính quan trọng: 
Name: Tên của hộp thoại khi viết code. 
Filter: đây là một chuỗi xác định phần mở rộng của tên các tập tin mà hộp thoại có 
thể mở hay lưu. 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
FilterIndex: nếu có nhiều phần mở rộng của tên tập tin được mô tả trong thuộc tính 
Filter thì thuộc tính này xác định mặc định loại tập tin nào được chọn (là một số nguyên). 
FileName: trả về tên tập tin sau khi người sử dụng hộp thoại chọn một tập tin nào 
đó. 
 SaveFileDialog: Cho phép đặt tên file, tên folder mới cho một file hay thư mục sắp 
ghi hay tạo mới trên đĩa. Có chức năng và thể hiện tương tự như hộp thoại 
OpenFileDialog. 
Private Sub Form1_Load(ByVal sender As System.Object, ByVal e As 
System.EventArgs) Handles MyBase.Load 
 OpenFileDialog1.Filter = "*.txt|*.txt|All file|*.*" 
 OpenFileDialog1.FilterIndex = 1 
 If OpenFileDialog1.ShowDialog() = Windows.Forms.DialogResult.OK Then 
 MsgBox("Bạn chọn file: " & OpenFileDialog1.FileName) 
 End If 
 End Sub 
Ở ví dụ trên, ta thiết kế một hộp thoại mở tập tin, trong đó các tập tin được hiển thị 
theo 2 nhóm tập tin đó là: 
- All Files: (*.*) 
- Text Files: (*.txt) 
Các nhóm tập tin được thể hiện trong thuộc tính Filter. Mỗi nhóm tập tin cách 
nhau bởi dấu phân cách |. 
Thuộc tính FilterIndex = 1 tức là khi hộp thoại Open được mở lên, thì loại tập tin 
hiển thị mặc định là Text Files. 
Sau khi đã chọn một tập tin và nhấn nút Open, ta sử dụng thuộc tính FileName để 
nhận về tên tập tin đã chọn. 
Lệnh OpenFileDialog1.ShowDialog() trả về kết quả nút được chọn. 
 ColorDialog: Đây là hộp thoại cho phép người dùng chọn và hiển thị các màu có 
sẵn trong bảng màu của Windows cũng như thiết lập thêm nhiều màu mới. Một thuộc 
tính quan trọng đối với hộp thoại chọn màu đó là thuộc tính Color, thuộc tính này trả về 
giá trị của màu đã được chọn. Ta sẽ dùng phương thức ShowDialog để hiển thị hộp thoại 
chọn màu. Có 2 thuộc tính quan trọng 
.Color: Trả về màu đã chọn. 
.ShowDialog: Mở hộp thoại. 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
Private Sub bttnColor_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As 
System.EventArgs) Handles bttnColor.Click 
 If ColorDialog1.ShowDialog = Windows.Forms.DialogResult.OK Then 
 If chkDoiMau.Checked Then 
 Me.BackColor = ColorDialog1.Color 
 Else 
 txtNoiDung.BackColor = ColorDialog1.Color 
 End If 
 End If 
End Sub 
 FontDialog: Cho phép người dùng chọn Font màn hình, máy in hay cả hai. Khi 
dùng hộp thoại chọn Font ta phải dùng thuộc tính Flags quy định loại Font nào sẽ được 
hiển thị. 
Private Sub bttnFont_Click(ByVal sender As System.Object, ByVal e As 
System.EventArgs) Handles bttnFont.Click 
 If FontDialog1.ShowDialog = Windows.Forms.DialogResult.OK Then 
 If chkDoiMau.Checked Then 
 chkDoiMau.Font = FontDialog1.Font 
 Else 
 txtNoiDung.Font = FontDialog1.Font 
 End If 
 End If 
End Sub 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
Chương 7 : TẬP TIN 
Mục tiêu: 
Chương này giới thiệu về cách thức truy cập hệ thống tập tin của Windows trong 
VB, thao tác thường gặp trong các ứng dụng chạy trên Windows. 
Học xong chương này, sinh viên phải nắm bắt được các vấn đề sau: 
- Sử dụng mô hình đối tượng hệ thống tập tin để thao tác với ổ đĩa, thư 
mục, tập tin trong Windows. 
- Sử dụng các hàm xuất/nhập tập tin để truy xuất tập tin văn bản, tập tin 
I. Làm việc với thư mục 
Đây là các phương thức có cách sử dụng rất đơn giản, vì thế ta chỉ xét qua phương 
thức nào ứng với tác vụ gì (công việc gì) chứ không đi sâu phân tích từng phương thức. 
Để sử dụng các hàm liên quan đến thư mục, tập tin thì ta cần imports thêm 
System.IO để sử dụng các phương thức thao tác lên thư mục hay tập tin 
Tác vụ Phương thức 
Tạo thư mục Directory.CreateDirectory(path As String) 
Xóa thư mục Directory.Delete(path as string) hoặc 
Directory.Delete(path as string, true) 
Di chuyển thư mục Directory.Move(sourceDirName As String, 
destDirName As String) 
Lấy các thư mục con Directory.GetDirectories(path As String) 
Kiểm tra thư mục có tồn tại 
trên ổ đĩa 
Directory.Exists(path As String) 
Lấy tên của thư mục cha Directory.GetParent (path As String).Name 
Lấy tên của thư mục hệ thống Directory.GetDirectoryRoot(path As String) 
Ví dụ 1: Viết chương trình di chuyển 1 thư mục. 
Ví dụ 2: Viết chương trình copy 1 thư mục. 
Gợi ý: Hàm Split ( Chuỗi, Chuỗi so sánh, Số lương chuỗi con) 
Vd: Split(“C:\Test\VisualBasic”, “\”) 
Kết quả trả về của hàm trên làm một mảng kiểu String, mỗi phần tử trong mảng sẽ lần lượt 
có giá trị “C:”, “Test”, “VisualBasic” 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
II. Làm việc với tập tin 
II.1 Kiểm tra có tồn tại tập tin 
File.Exists(path As String) 
Dùng để kiểm tra một tập tin có tồn tại trên ổ đĩa hay không. Path: đường dẫn đến vị trí tập 
tin cần kiểm tra. Trả về giá trị True (tập tin tồn tại) hoặc False (tập tin không tồn tại). 
II.2 Tạo và xóa một tập tin 
File.Create(path As String) 
Ví dụ: Tạo tập tin có tên bai1.txt trong thư mục Baitap trên ổ đĩa C:\ 
File.Create(“C:\Baitap\bai1.txt”) 
Gợi ý: Cần sử dụng thêm một biến kiểu FileStream để giữ quá trình tạo tập tin. Khi tạo 
xong thì đóng (không giữ quyền mở trên tập tin đó nữa). 
Dim fStream as FileStream 
fStream = File.Create("c:\abc.txt") 
fStream.Close() 
File.Delete(path As String) 
Ví dụ: Xóa tập tin vừa tạo ở trên. 
II.3 Mở tập tin để đọc 
File.OpenText(path As String) 
Cần một biến kiểu StreamReader dùng để đọc tập tin cần mở. 
Ví dụ: Mở một tập tin trên ổ đĩa C:\Baitap\bai1.txt 
Dim noidung as String 
Dim strReader As StreamReader 
If File.Exists(“C:\Baitap\bai1.txt”) then 
strReader = File.OpenText(“C:\Baitap\bai1.txt”) 
noidung = strReader.ReadToEnd 
Else 
Msgbox(“Tập tin không tồn tại.”) 
End if 
Biến StreamReader dùng để đọc nội dung trong tập tin được mở 
StreamReader.ReadToEnd: dùng để đọc tất cả nội dung trong tập tin được mở 
StreamReader.ReadLine: dùng để đọc từng dòng trên tập tin được mở. Chú ý khi dùng 
thuộc tính này thì cần thêm .EndOfStream để kiểm tra quá trình đọc hết tập tin chưa. 
II.4 Ghi dữ liệu lên tập tin 
File.AppendText(path As String) 
Cần thêm một biến StreamWriter dùng để ghi dữ liệu vào. 
Ví dụ: ghi nội dung “Bài tập Visual Basic” và tập tin bai1.txt ở trên. 
Dim strWrite As StreamWriter 
Dim fileStr As FileStream 
fileStr = File.Create(“C:\Baitap\bai1.txt”) 
fileStr.Close() 
strWrite = File.AppendText(“C:\Baitap\bai1.txt”) 
strWrite.Write(“Bài tập Visual Basic”) 
strWrite.Close() 
Gợi ý: Có thể dùng strWrite.WriteLine(“nội dung”) để ghi và xuống dòng trong trường hợp 
muốn ghi thành nhiều dòng. 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
Bài tập: 
1. Viết chương trình như NotePad của Windows. 
2. Viết chương trình copy một thư mục trong đó có các thư mục con và tập tin. 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
III. Đóng gói chương trình 
Sau khi đã hoàn tất quá trình viết chương trình. Bây giờ bạn muốn mang sản phNm 
của mình đi giới thiệu thì cần phải đóng gói chương trình thành một file cài đặt. Bạn cũng 
có thể copy file .exe để chạy. Tuy nhiên bạn nên cài đặt ứng dụng của mình chỉ sau khi 
đóng gói bằng công cụ của Visual Studio. 
Quá trình đóng gói được thực hiện qua các bước sau: 
Tạo dự án Deployment. Tại chương trình muốn đóng gói. Vào menu File chọn Add 
chọn New Project … Hộp thoại Add New Project xuất hiện 
Tại khung Project types chọn Other Project Types => Setup and Deployment. Tại khung 
templates chọn Setup Project. Đặt tên cho dự án cài đặt. Chọn thư mục lưu (nên để mặc định, lúc 
này dự án mới sẽ được lưu cùng thư mục với dự án cần đóng gói) => nhấn OK. 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
Một dự án mới xuất hiện ngay bên dưới dự án cần đóng gói như hình dưới. Click chuột 
phải vào dự án mới tạo chọn Add => Project Output để chọn dự án cần đóng gói. 
Hộp thoại Add Project Output Group xuất hiện 
Chọn tên dự án muốn đóng gói trong combo box Project (Lúc này có tên là Notepad) 
Chọn Primary output 
Chọn OK 
Dự án có tên Notepad (Active) được đưa vào để đóng gói. 
Click phải chuột lên Dự án mới tạo chọn Propertives để chỉnh sửa lại kiểu đóng gói và vị trí 
lưu file đóng gói (nên để mặc định). Và chọn thêm các gói cần đóng gói kèm theo ứng dụng. 
Hộp thoại Propertives xuất hiện 
Biên soạn: Nguyễn Vũ Duy Quang Visual Basic .NET 
Để mặc định các thông số (Sau khi Build thì file đóng gói có tên ChuongTrinhVanBan.msi 
trong thư mục Debug). Chọn Prerequisites… để thêm các gói kèm theo khi đóng gói. 
Chọn các gói cần kèm theo khi đóng gói ứng dụng như .Net Framework môi trường cần 
thiết để ứng dụng của bạn có thể chạy, nếu ứng dụng có sử dụng báo biểu Crystal Report của bộ 
Visual Studio .NET thì cần phải chọn check thêm vào Crystal Reports … => nhấn OK. 
Sau khi hoàn tất. Click phải chuột vào dự án và chọn Build, đợi trong ít giây tùy dung 
lượng chương trình bạn viết để chương trình đóng gói. Sau khi đóng gói thành công trong thư 
mục Debug sẽ có hai tập tin cài đặt .msi và setup.exe và một thư mục dotnetfx dùng để cài 
bộ .Net Framework ngoài ra nếu bạn có chọn Crystal Reports thi sẽ có thêm một thư mục 
CrystalReports dùng để cài bộ CrystalReport. 
Bây giờ bạn đã có thể mang chương trình của mình đi trình làng. 

File đính kèm:

  • pdfBài giảng Visual Basic.NET - Nguyễn Vũ Duy Quang.pdf
Tài liệu liên quan