Bài giảng Tin học đại cương - Chương 1: Những vấn đề cơ bản - Ngô Thùy Linh
Tin học là lĩnh vực có ứng dụng rộng lớn, chuyên
nghiên cứu về việc tự động hóa xử lý thông tin với
sự trợ giúp của máy tính điện tử.
Mục tiêu chương 1 cung cấp các kiến thức cơ bản
và bao quát nhất về tin học:
Kh|i niệm Thông tin – Tin học, c|ch biểu diễn thông tin
Ph}n loại m|y tính điện tử (MTĐT)
Nguyên lý hoạt động v{ th{nh phần của MTĐT
Phần mềm v{ c|c vấn đề về bản quyền phần mềm
hương 1: Những vấn đề cơ bản 45 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Bàn phím – Keyboard Là thiết bị thông dụng để đưa thông tin vào RAM dưới dạng mã ASCII, có hai loại: 64 phím đối với máy tính xách tay , 101 phím đối với các máy để bàn. Được thiết kế tối ưu nhằm hỗ trợ tối đa người dùng trong quá trình nhập liệu và giảm các chấn thương lên cổ tay. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 46 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Chuột– Mouse Là thiết bị dùng tiện lợi trong các phần mềm có giao diện cửa số/menu/biểu tượng, cho phép người dùng dễ dàng lựa chọn một đối tượng bằng cách di chuyển con trỏ chuột tới đối tượng đó và kích các nút chuột trái hoặc chuột phải. Bao gồm nhiều loại: chuột có dây hoặc không dây: chuột có dây sử dụng một viên bi nhỏ đặt bên trong, chuột không dây sử dụng ánh sáng quang học hoặc công nghệ đi-ốt; Chuột chỉ có 2 phím bấm gồm nút chuột trái và nút chuột phải hoặc chuột có thêm một bánh xe ở giữa để lăn chuột Chương 1: Những vấn đề cơ bản 47 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Máy quét - Scanner Có khả năng chụp lại hình ảnh trên các tài liệu giấy rồi đưa vào máy tính dưới dạng số hóa. Gồm ba bộ phận chính: Thấu kính nhạy quang, cơ cấu đẩy giấy và mạch logic điện tử dùng để biến đổi ánh sáng phản xạ thành hình ảnh điện tử. Có nhiều loại với công nghệ và chức năng khác nhau, có máy quét đen trắng, có máy quét màu, đầu ra có thể được định dạng là các file ảnh hoặc các file pdf Chương 1: Những vấn đề cơ bản 48 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Màn hình - Monitor Hiển thị các dòng thông tin chứa trong máy tính dưới 2 dạng: dạng văn bản (text mode) và dạng đồ họa (graphics mode). Hình ảnh hiện trên màn hình gồm sự kết hợp của nhiều chấm nhỏ gọi là điểm ảnh (pixel). Màn hình thường có kích thước 9 inches, 12 inches, 14 inches, 17 inches và phân thành có 2 loại màn hình đơn sắc (Monochrome) hay màn hình màu (Color). Có 2 kiểu thiết kế màn hình: CRT (Cathode ray Cathode) dùng các bóng đèn điện tử và LCD (Liquid crystal display) dùng các tinh thể lỏng. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 49 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Màn hình CRT Màn hình CRT màu về cơ bản gồm một bóng đèn hình lớn chứa 3 ống phóng điện tử cho 3 màu cơ bản: đỏ, xanh lá cây và xanh dương. Ba màu cơ bản này sẽ tạo ra được mọi màu khác cần hiển thị (sắc màu của mỗi điểm ảnh phụ thuộc vào độ sáng khác nhau của 3 màu cơ bản). Chương 1: Những vấn đề cơ bản 50 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Màn hình LCD Sử dụng các tinh thể lỏng có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng do đó thay đổi cường độ ánh sáng truyền qua khi kết hợp với các kính lọc phân cực. Được cấu tạo bởi các lớp xếp chồng lên nhau. Lớp dưới cùng là đèn nền, có tác dụng cung cấp ánh sáng nền (ánh sáng trắng); Lớp kính lọc phân cực; Lớp tinh thể lỏng được kẹp chặt giữa hai tấm thuỷ tinh mỏng; Lớp kính lọc phân cực có quang trục phân cực ngang. Công nghệ LCD mới, hiện đại, giúp tiết kiệm điện hơn so với màn hình CRT. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 51 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Máy in - Printer Dùng để đưa thông tin gồm các ký tự hoặc hình vẽ ra giấy theo từng dòng. Máy in nhiệt: sử dụng sự nóng nguội theo ma trận điểm, làm đổi màu các điểm trên loại giấy đặc biệt tạo nên các ký tự cần in. Máy in phun mực: sử dụng đầu in là một ma trận các vòi in rất bé, khi có lệnh điều khiển sẽ phun ra các hạt mực li ti tạo nên bản in. Máy in laser: dùng công nghệ in tĩnh điện, tạo hình ký tự bằng cách tạo điện tích tĩnh điện trên một trống quay, áp mực bột lên các chỗ đ~ tĩnh điện và làm chảy mực lên giấy nhờ quá trình nung nóng. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 52 10/19/2015 Thiết bị ngoại vi Thiết bị xuất âm thanh Máy tính có thể phát ra các tiếng động, âm nhạc thông qua việc kết nối với bộ khuếch đại, bộ lọc âm thanh, micro. Âm thanh trong máy tính chia làm 2 dạng: Midi và Wave. Midi thể hiện âm thanh của các loại nhạc cụ đ~ được số hoá theo một bảng mã đ~ qui định sẵn. Wave thể hiện mọi thứ âm thanh mà ta có thể nghe và tổng hợp được như: tiếng hát, giọng nói, xe chạy Việc gắn thêm bo mạch xử lý âm thanh (Sound card) khiến máy tính có thể nhận vào hay xuất ra những âm thanh tổng hợp đa chiều. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 53 10/19/2015 Cơ chế hoạt động của phần cứng máy tính Khi máy tính được bật nguồn các lệnh trong ROM- BIOS sẽ được thực thi nhằm thực hiện việc khởi động máy tính, kiểm tra bộ nhớ máy tính và tải hệ điều hành. Hệ điều hành được tải lên RAM và chiếm một lượng RAM nhất định trong suốt thời gian vận hành hệ thống. Để điều khiển hoạt động các thiết bị ngoại vi CPU truyền dữ liệu với chúng, CPU sử dụng chung một BUS dữ liệu cho tất cả các bộ nhớ và thiết bị ngoại vi. Các cổng vào ra đóng vai trò là cổng ngăn cách giữa thiết bị ngoại vi và BUS dữ liệu, các cổng này chỉ mở khi được CPU cung cấp đúng địa chỉ của nó. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 54 10/19/2015 Cơ chế hoạt động của phần cứng máy tính Theo cơ chế hoạt động, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất của hệ thống: tốc độ của bộ vi xử lý, bộ nhớ RAM và các thiết bị lưu trữ. Nếu một hệ thống có bộ xử lý cực nhanh nhưng không có đủ RAM hoặc hệ thống có bộ nhớ RAM mạnh nhưng tốc độ bộ xử lý yếu thì đều có hiệu suất làm việc kém như nhau. Để tìm kiếm một hệ thống máy tính có hiệu suất tổng thể tốt ta phải xem xét tới năng lực xử lý của CPU và bộ nhớ RAM đồng thời cũng phải xét tới tốc độ và khả năng lưu trữ của ổ đĩa cứng. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 55 10/19/2015 Phần mềm máy tính Phần mềm là một lĩnh vực đa dạng và có rất nhiều đóng góp trong việc phát triển các ứng dụng tin học cho đời sống xã hội. Là một tập hợp những câu lệnh hoặc chỉ thị viết bằng một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình theo một thứ tự logic nhất định, tự động thực hiện nhiệm vụ cụ thể theo yêu cầu của người dùng. Phần mềm thực hiện các chức năng của nó bằng cách gửi các chỉ thị trực tiếp đến phần cứng hoặc cung cấp dữ liệu để phục vụ các chương trình hay phần mềm khác. Khác với phần cứng, phần mềm là một khái niệm trừu tượng mà ta không thể chạm vào được. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 56 10/19/2015 Phân loại phần mềm Căn cứ vào nhiệm vụ của phần mềm, có thể chia phần mềm thành 2 loại: Chương 1: Những vấn đề cơ bản 57 10/19/2015 Phần mềm hệ thống (System Software) Hệ điều hành (Operating System) Các chương trình tiện ích (Utility Program) Các ngôn ngữ lập trình (Programming Language) Các chương trình dịch (Compiler) Phần mềm ứng dụng (Aplications) Phần mềm văn phòng Phần mềm doanh nghiệp Phần mềm giáo dục . . . . Phân loại phần mềm Phần mềm hệ thống Hệ điều h{nh: • Windows, Windows Mobile (Microsoft) • OS/2 (Microsoft+IBM) • Linux (Linus Torvalds) • Solaris (MicroSystem) • Mac OS (Apple) Các chương trình tiện ích: NC, BKAV, Vietkey Các ngôn ngữ lập trình: C, C++, C#, Pascal, Java, PHP, Chương 1: Những vấn đề cơ bản 58 10/19/2015 Phân loại phần mềm Phần mềm ứng dụng Phần mềm soạn thảo văn bản: MS WORD Phần mềm bảng tính điện tử: MS EXCEL Phần mềm cơ sở dữ liệu: MS ACCESS Phần mềm trình diễn: MS POWERPOINT Phần mềm duyệt web: Mozila Firefox, Google Chrome, Internet Explorer Phần mềm kế toán doanh nghiệp: Fast, Misa Phần mềm đồ họa: Photoshop, Corel Draw Chương 1: Những vấn đề cơ bản 59 10/19/2015 Bản quyền phần mềm Là khái niệm sử hữu phần mềm một cách hợp pháp. Khi mua phần mềm chúng ta sẽ được cung cấp một đĩa CD hoặc đĩa DVD chứa chương trình được đóng gói và mã xác nhận bản quyền còn được gọi là Key. Khi cài đặt phần mềm chúng ta sẽ được yêu cầu nhập mã xác nhận, nếu nhập sai thì phần mềm sẽ không được cài đặt. Có nhiều loại giấy phép bản quyền phần mềm: Giấy phép đơn, Giấy phép mạng, Giấy phép giáo dục, Giấy phép dùng thử, Giấy phép miễn phí, Giấy phép thuê bao, Giấy phép mã nguồn mở. Chương 1: Những vấn đề cơ bản 60 10/19/2015 Các bước giải một bài toán trên máy tính Chương 1: Những vấn đề cơ bản 61 10/19/2015 Thuật toán Chương 1: Những vấn đề cơ bản 62 10/19/2015 Là một dãy hữu hạn các bước: nhận dữ liệu đầu vào, xử lý và cho ra kết quả cuối cùng của bài toán. Các đặc trưng của thuật toán: Tính xác định: Các thao tác phải rõ ràng, không được gây ra sự nhập nhằng. Tính hữu hạn: Thuật toán phải dừng sau hữu hạn các bước thực hiện. Tính đúng đắn: Thuật toán phải cho ra kết quả đúng như mong muốn. Tính hiệu quả: Khối lượng tính toán, không gian, thời gian thi hành thuật toán hợp lý Tính tổng quát: Có thể áp dụng được cho mọi trường hợp của bài toán. Các phương pháp biểu diễn thuật toán Chương 1: Những vấn đề cơ bản 63 10/19/2015 Có ba phương pháp để biểu diễn thuật toán sao cho nó cô đọng, chính xác và dễ hiểu. Phương pháp 1: Dùng ngôn ngữ tự nhiên Phương pháp 2: Dùng sơ đồ khối Phương pháp 3: Dùng mã giả Ví dụ minh họa: Một ngân hàng triển khai chương trình quay số trúng thưởng nhân dịp đầu năm, hãy in phiếu lĩnh thưởng cho những khách hàng may mắn với số tiền thưởng là 10% của số tiền gửi nếu số trúng thưởng là 2006 và số tiền thưởng là 5% của số tiền gửi nếu số trúng thưởng là 2005. Phương pháp 1: Ngôn ngữ tự nhiên Chương 1: Những vấn đề cơ bản 64 10/19/2015 Phương pháp 2: Sơ đồ khối Chương 1: Những vấn đề cơ bản 65 10/19/2015 Có tính trực quan, dễ hiểu vì sử dụng các ký hiệu hình học để mô tả các bước cần phải thực hiện của thuật toán, mỗi ký hiệu có một ý nghĩa xác định. Phương pháp 2: Sơ đồ khối Chương 1: Những vấn đề cơ bản 66 10/19/2015 Phương pháp 3: Mã giả Chương 1: Những vấn đề cơ bản 67 10/19/2015 Kết hợp giữa cú pháp của một ngôn ngữ lập trình với một phần ngôn ngữ tự nhiên, giúp người cài đặt dễ dàng nắm bắt nội dung của thuật toán. 68 10/19/2015
File đính kèm:
- bai_giang_tin_hoc_dai_cuong_chuong_1_nhung_van_de_co_ban_ngo.pdf