Bài giảng Thi công cầu - Chương 5: Xây dựng kết cấu nhịp cầu thép và cầu thép liên hợp bản bê tông cốt thép - Trần Nhật Lâm

MỤC LỤC

5.1. Trình tự xây dựng. 2

5.2. Lắp kết cấu nhịp trên đà giáo. 2

5.3. Phương pháp lắp hẫng và bán hẫng . 9

5.4. Liên kết trong quá trình lắp ráp . 14

5.5. Hạ kết cấu nhịp xuống gối. 18

5.6. Lắp cầu thép bằng phương pháp lao dọc. 19

5.7. Lắp cầu thép bằng phương pháp chở nổi. 25

 

pdf27 trang | Chuyên mục: Kiến Trúc Dân Dụng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Thi công cầu - Chương 5: Xây dựng kết cấu nhịp cầu thép và cầu thép liên hợp bản bê tông cốt thép - Trần Nhật Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 hai dầm chủ lại có một thuyền trượt. 
- Đường lăn dưới được đặt trên trụ chính, mố và trụ tạm ở thượng lưu và hạ 
lưu trụ và mố. 
- Sau khi kéo ngang kết cấu nhịp vào vị trí dùng kích thuỷ lực đặt tựa vào 
mặt ray của thuyền trượt kích nâng kết cấu nhịp lên lắp đặt gối rồi hạ kết 
cấu nhịp xuống gối. 
- Trong khi lao, dầm ngang chịu uốn phản lực qua các con lăn tác dụng 
phân bố gần như đều trên chiều dài dầm nên nhất thiết phải kiểm tra 
dầm ngang về mặt chịu uốn và cả ổn định cục bộ vì không giống như khi 
kích dầm ngang chịu lực tập trung ở điểm đã định trước. 
f) Phương pháp ghép nối và tăng cường kết cấu nhịp khi lao kéo 
Ghép nối thành liên tục 
- Khi lao kéo dọc để đảm bảo ổn định thường sử dụng biện pháp nối các 
kết cấu nhịp giản đơn thành liên tục. 
- Đối với cầu dầm mối nối thành liên tục cũng giống như các mối nối dầm 
thông thường với các bản táp ở sườn dầm và cánh dầm. 
- Đối với cầu dàn nối liên tục bằng cách nối hai thanh biên dưới với nhau, 
hai thanh biên trên với nhau và thêm thanh đứng ở giữa. 
Tăng cường thanh 
- Khi lao dọc có thể có một số thanh cần phải tăng cường, vấn đề này có 
thể giải quyết ngay trong khi thiết kế. 
- Giải pháp thứ nhất là thiết kế tiết diện thanh đủ để chịu lực cả trong giai 
đọan lao lắp và trong giai đoạn khai thác, như vậy trong khai thác sẽ có 
một số thanh thừa tiết diện. 
- Giải pháp thứ hai là phần tiết diện các thanh phải tăng thêm khi lao cầu 
được ghép nối bằng bu lông cường độ cao hoặc bằng bu lông với thanh 
chính để sau khi lao lắp xong có thể tháo phần tăng cường thêm mà 
không làm hư hỏng thanh dàn. 
g) Bố trí tời, múp, cáp 
- Khi lao cầu nhất thiết phải bố trí cả tời kéo và tời hãm (trừ trường hợp 
không kéo bằng tời). 
 Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5 
ThS. Trần Nhật Lâm Trang 24 
- Tời kéo được đặt trên đầu phía trước của kết cấu nhịp, trên trụ trung gian 
hoặc trên bờ sông phía trước. Tời kéo làm nhiệm vụ kéo kết cấu nhịp ra 
vị trí . Ròng rọc cố định được cố định trên bờ sông, còn ròng rọc di động 
được bố trí vào đầu trước của kết cấu nhịp. 
- Tời hãm được đặt trên bờ sông phía sau kết cấu nhịp với mục đích giữ 
cho kết cấu nhịp không chuyển động đột ngột do đường lao dốc xuống, 
gió thổi dọc cầu theo chiều lao.... Tời hãm còn được dùng để khống chế 
tốc độ lao. Ròng rọc cố định được cố định trên bờ sông đặt tời hãm, ròng 
rọc di động được cố định ở phía sau kết cấu nhịp. 
- Tời kéo có thể dùng tời hay tời điện, tời tay có thể điều chỉnh tốc độ di 
chuyển dễ dàng nhưng tốn sức, vì vậy có thể dùng tời điện quay chậm. 
Sức kéo của tời có thể 3, 5, 7 tấn hoặc lớn hơn. Việc chọn tời và hệ múp 
cáp được dựa trên tốc độ kéo và lực kéo khi lao cầu. 
h) Lao dọc khi có trụ nổi 
- Khi thi công cầu một nhịp hoặc nhịp đầu tiên của cầu nhiều nhịp nhưng 
không thể lao hẫng toàn bộ nếu nước sâu làm trụ tạm hoặc đà giáo tốn 
kém và ảnh hưởng đến giao thông trên sông thì dùng trụ nổi là hợp lý 
nhất và tiết kiệm. 
- Kết cấu nhịp được lắp trên nền đường đầu cầu. Quá trình lao thực hiện 
theo hai giai đoạn, giai đoạn đầu cầu được kéo dọc trên nền đường vào 
cầu, trong đó đường lăn dưới liên tục và đặt trên đường đầu cầu, trên là 
các thuyền trượt gắn vào các nút dưới của kết cấu nhịp. 
ƒ Giai đoạn đầu kết thúc khi kết cấu nhịp được kéo hẫng ra sông một 
đoạn đủ để trụ nổi có thể vào đón kết cấu nhịp. Vị trí của trụ nổi 
còn phải đảm bảo có thể đưa đầu kết cấu nhịp vào vị trí và hạ được 
xuống gối. 
ƒ Giai đoạn hai: thay toàn bộ thuyền trượt bằng một xe goòng hoặc 
một thuyền trượt lớn hơn, như vậy trên đường chỉ còn một gối, ở 
dưới sông trụ tạm đứng ở vị trí dưới kết cấu nhịp rồi bơm nước ra 
để trụ tạm nổi lên đỡ kết cấu nhịp. Như vậy trong giai đoạn hai kết 
cấu nhịp và phản lực gối tạm sẽ không thay đổi trong suốt quá 
trình lao giữ cho mực nước ở phao đỡ trụ tạm không thay đổi. 
Trong giai đoạn này kết cấu nhịp phải được neo chắc vào phao. 
Khi đã lao đến vị trí, điều chỉnh kết cấu nhịp chính xác, neo phao, 
bơm nước vào để hạ kết cấu nhịp xuống gối. Chú ý rằng khi lao 
bằng trụ nổi phải xem xét đến sự lên xuống của mực nước sông khi 
lao cầu. Cũng cần chú ý đến mực nước phải bơm ra và bơm vào 
 Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5 
ThS. Trần Nhật Lâm Trang 25 
phao khi đón và khi hạ kết cấu nhịp để bảo đảm an toàn trong suốt 
quá trình lao 
i) Một số quy tắc cơ bản khi lao cầu trên con lăn 
- Khi lao kéo cầu các con lăn phải lăn đều và phải luôn luôn vuông góc 
với đường lăn, nếu con lăn xiên thì phải dùng búa đánh vào đầu con lăn 
cho thẳng lại. 
- Khi lao kéo nêu nhịp đi lệch tim cầu thì phải gõ cho tất cả các con lăn 
lệch đi từ 3 đến 5 độ để điều chỉnh cho kết cấu nhịp đi đúng tâm, khi đã 
đi đúng tâm thì phải gõ lại để các con lăn đều ở vị trí vuông góc với 
đường lăn rồi mới kéo tiếp. 
- Tốc độ kéo cầu không được vượt quá 0.5 đén 0.6m/ph khi lao trên con 
lăn và 1.5 đến 2m/ph khi lao trên gối trượt hoặc gối lăn cố định, vì lao 
nhanh quá sẽ khó điều chỉnh con lăn và điều chỉnh sai sót trong quá trình 
lao. 
- Trong khi lao cần tổ chức theo dõi chặt chẽ, nếu phát hiện có sai sót như 
kết cấu nhịp đi lệch hớng, đường lăn bị lún quá nhiều, con lăn bị kẹt ... 
thì phải ngừng kéo lúc ngừng kéo phải chèn tạm kết cấu nhịp và xử lý 
kịp thời sai sót. 
- Phải kiểm tra con lăn trước khi sử dụng, những con lăn hư hỏng như nứt, 
bề mặt có khuyết tật v..v.. phải được thay thế. Đường kính con lăn phải 
đúng với thiết kế, sai số không được vượt quá ± 0.1mm. Chiều dài con 
lăn phải ít hơn bề rộng đờng lăn từ 20 đến 30 cm. 
- Phải có những biện pháp an toàn trong khi lao. Suốt trong quá trình lao 
phải có sự chỉ huy thống nhất. Không được đứng gần dây cáp kéo, không 
được đứng trước chỗ ra của các con lăn. 
- Khi lao ngang hai đầu kết cấu nhịp phải di chuyển đều, đoạn đường di 
chuyển của đầu không được có chênh lệch vượt quá 0.1% chiều dài nhịp 
và trong mọi trường hợp không được vượt quá 10cm. 
5.7. Lắp cầu thép bằng phương pháp chở nổi 
5.7.1. Ưu khuyết điểm và phạm vi áp dụng 
- Lắp cầu theo phương pháp chở nổi được tiến hành bằng cách lắp kết cấu 
nhịp trên bờ hoặc đà giáo gần bờ sau đó chuyển kết cấu nhịp đặt lên các 
trụ nổi để chở đên vị trí rồi hạ xuống gối. 
- Theo phương pháp này không phải làm các công trình phụ tạm ở vị trí 
cầu để lao kết cấu nhịp nên có thể tiến hành song song với xây dựng mố 
trụ do đó đẩy nhanh được tốc độ thhi công. 
 Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5 
ThS. Trần Nhật Lâm Trang 26 
- Lắp bằng phương pháp chở nổi đặc biệt có lợi khi công việc được lặp đi 
lặp lại nhiều lần như trường hợp lắp đặt cầu nhiều nhịp. 
- Phương pháp chở nổi thường được áp dụng khi sông rộng, nước sâu, mực 
nước chênh lệch trong ngày không lớn và có sẵn các phương tiện chuyên 
chở như phao, sà lan, tàu kéo ... Trong một số trờng hợp nhịp cầu lớn, 
điều kiện thuỷ văn, địa chất không cho phép làm trụ tạm, đà giáo hoặc 
lắp hẫng thì lao trên trụ nổi hoặc chở nổi là phương pháp bắt buộc phải 
sử dụng. 
5.7.2. Trình tự công việc khi lắp cầu bằng phương pháp chở nổi 
Lắp kết cấu nhịp bằng phương pháp chở nổi thường được tiến hành theo 
trình tự sau: 
- Lắp đặt kết cấu nhịp trên bờ hoặc trên đà giáo gần bờ, hoàn thiện mố 
trụ, làm trụ tạm trên các phương tiện chở nổi... 
- Đưa kết cấu nhịp lên trụ nổi. 
- Chở kết cấu nhịp trên các trụ nổi ra vị trí. 
- Hạ kết cấu nhịp xuống gối. 
Một số chú ý khi lắp đặt kết cấu nhịp bằng hệ nổi 
- Khi có gió từ cấp 5 trở lên việc chở nổi phải ngừng, phải neo hệ nổi, tách 
tàu dắt khỏi phao, những bộ phận nguy hiểm phải được neo chằng cẩn 
thận. 
- Khi lắp bằng phương pháp chở nổi phải thường xuyên theo dõi thời tiết, 
theo dõi mực nước lên xuống vì những yếu tố trên trực tiếp ảnh hưởng 
đến quá trình thi công. 
- Nếu sông có thông thuyền phải có biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ nổi 
và cả tàu thuyền đi lại trên sông, trong thời gian phao nổi đi qua luồng 
lạch đi lại của thuyền bè phải tạm ngừng giao thông, muốn vậy phải có 
thông báo trước trên các phương tiện thông tin và phải có biển báo trong 
lúc ngừng giao thông từ xa ở cả hai phía thợng lưu và hạ lưu. 
- Khi hệ phao nổi di chuyển cần có biện pháp để chống hệ nổi va chạm 
vào trụ nhất là khi nước chảy với vận tốc đáng kể. 
- Trên mỗi trụ nổi phải có các phương tiện dự trữ như bơm nước, neo ... 
- Khi trên sông có cây trôi và khi vận tốc dòng nước lớn hơn 1m/s thì phải 
có biện pháp bảo đảm an toàn cho hệ phao. 
- Cần có biện pháp bảo đảm an toàn cho người và thiết bị khi chở nổi. 
 Bài Giảng Thi Công Cầu Chương 5 
ThS. Trần Nhật Lâm Trang 27 
Hình 5.13. Lắp kết cấu nhịp bằng cần cẩu nổi 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_thi_cong_cau_chuong_5_xay_dung_ket_cau_nhip_cau_th.pdf
Tài liệu liên quan