Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin
- Ý nghĩa phương pháp luận.
+ Hiểu được vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng quan điểm
quần chúng: tôn trọng và tin tưởng vào sức mạnh và khả năng to lớn của quần chúng,
duựa vào quần chúng, phát huy nguồn sức mạnh tiềm tàng của quần chúng. Hiểu
được quan điểm của Hồ Chủ tịch và Đảng ta: Coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp
của quần chúng, người cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân.
+ Hiểu được vai trò to lớn của lãnh tụ, lựa chọn lãnh tụ có đủ tài đức để lãnh đạo
phong trào. Tôn kính lãnh tụ, nhưng không được sùng bái cá nhân lãnh tụ. Tôn kính
lãnh tụ là tình cảm đạo đức đúng đắn, xuất phát từ chỗ hiểu biết tài năng, phẩm chất
và cống hiến của lãnh tụ. Trái lại, sùng bái cá nhân lãnh tụ xuất phát từ sự ngu dốt và
mê tín, coi lãnh tụ là thần thánh, làm cho lãnh tụ xa rời quần chúng, phạm sai lầm
không khắc phục được.
các hình thức đấu tranh giai cấp Lênin định nghĩa: “Đấu tranh giai cấp là đấu tranh của một bộ phận nhân dân này chống một bộ phận khác, cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản” - Nhà nước - công cụ chuyên chính giai cấp - Vai trò của đấu tranh giai cấp với tư cách là phương thức và một trong những động lực cơ bản, trực tiếp của sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp 2. Cách mạng xã hội và vai trò của nó đối với sự phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp a) Khái niệm cách mạng xã hội và nguồn gốc của cách mạng xã hội * Khái niệm cách mạng xã hội và khái niệm cải cách xã hội Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 71 - Khái niệm cách mạng xã hội + Theo nghĩa rộng: Cách mạng là sự biến đổi có tính chất bước ngoặt và căn bản về chất trong toàn bộ các lĩnh vực đời sống xã hội, là phương thức chuyển từ hình thái kinh tế - xã hội lỗi thời lên một hình thái kinh tế - xã hội cao hơn. + Theo nghĩa hẹp: Cách mạng xã hội là việc lật đổ một chế độ chính trị đã lỗi thời, thiết lập một chế độ chính trị tiến bộ. - Khái niệm cải cách xã hội: Cải cách xã hội là cách tạo ra những bước ngoặt, tạo nên sự thay đổi về chất nhất điịnh trong đời sống xã hội nhưng cải cách này nó không làm thay đổi một cách triệt để về mặt chính quyền, nó chỉ tạo nên sự biến đổi riêng lẻ, bộ phận chế độ đang tồn tại. * Nguyên nhân của cách mạng xã hội Cách mạng xã hội có nguyên nhân sâu xa từ mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và biểu hiện về mặt xã hội của nó là mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị lỗi thời với giai cấp cấp cách mạng (giai cấp bị thống trị). Khi mâu thuẫn này phát triển đến độ gay gắt nó sẽ dẫn tới đấu tranh giai cấp và đấu tranh giai cấp ắt sẽ dẫn tới cách mạng xã hội nhằm lật đổ chế độ xã hội lỗi thời và thay thế vào đó là một chế độ xã hội mới tiến bộ hơn. b) Vai trò của cách mạng xã hội đối với sự vận động, phát triển của xã hội có đối kháng giai cấp Cách mạng xã hội là phương thức và động lực của sự vận động, phát triển xã hội có đối kháng giai cấp. - Các nhà lý luận của giai cấp tư sản phủ nhận cách mạng xã hội. Họ cho rằng xã hội có thể tiến hóa dần dần mãi mãi mà không cần đến cách mạng. - Theo quan điểm Mác xít, xã hội chỉ có thể tiến hóa trong phạm vi một hình thái kinh tế - xã hội nhất định; nhưng đến một trình độ nhất định thì xã hội không thể tiếp tục tiến hóa được nữa. Do đó, cần phải có một cuộc cách mạng xã hội thì mới có thể tạo ra bước nhảy đưa xã hội đi lên một trạng thái mới cao hơn. - Trong phạm vi hình thái kinh tế - xã hội cũ, giai cấp thống trị mặc dù lỗi thời nhưng vẫn tìm mọi cách, kể cả việc sử dụng công cụ bạo lực để duy trì quan hệ sản xuất cũ và sự thống trị chính trị của nó. Do đó, muốn thay thế quan hệ sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới thực hiện bước chuyển biến cơ bản và sâu sắc trong tất cả các mặt của đời Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 72 sống xã hội thì cần phải có một cuộc cách mạng xã hội. VI. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ VỀ CON NGƯỜI VÀ VAI TRÒ SÁNG TẠO LỊCH SỬ CỦA QUẦN CHÚNG NHÂN DÂN 1. Con người và bản chất của con người a) Khái niệm con người Con người là một thực thể tự nhiên mang đặc tính xã hội; có sự thống nhất biện chứng giữa hai phương diện tự nhiên và xã hội. - Nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội của con người - Sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt tự nhiên và xã hội trong hoạt động hiện thực của con người b) Bản chất của con người -Trong tác phẩm Luận cương về Phoi ơ bắc, C.Mác khẳng định: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. + Luận đề trên chỉ rõ: Con người luôn luôn cụ thể, xác định, sống trong một điều kiện lịch sử cụ thể nhất định. Trong điều kiện lịch sử cụ thể đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ. Chỉ trong toàn bộ các mối quan hệ xã hội, con người mới bộc lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình. + Trong khi khẳng định bản chất xã hội của con người, triết học Mác – Lênin không phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người, triết học Mác – Lênin chỉ muốn nhấn mạnh sự phân biệt giữa con người với thế giới động vật trước hết ở bản chất xã hội. - Con người là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử. + Không có giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người. Bởi vậy, con người là sản phẩm của lịch sử, của sự tiến hóa lâu dài của giới hữu sinh. Song, điều quan trọng hơn cả là con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử - xã hội. + Với tư cách là thực thể xã hội, con người hoạt động thực tiễn, tác động vào tự nhiên, cải biến giới tự nhiên, đồng thời thúc đẩy sự vận động, phát triển của lịch sử xã hội. + Trong quá trình cải biến giới tự nhiên, con người cũng làm nên lịch sử của chính mình. Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 73 chính bản thân con người. Bản chất của con người không phải là một hệ thống đóng kín, mà là hệ thống mở, tương ứng với điều kiện tồn tại của con người. Vì vậy, để phát triển bản chất con người theo hướng tích cực, cần phải cho hoàn cảnh ngày càng mang tính người nhiều hơn. Con người tiếp nhận hoàn cảnh một cách tích cực và tác động trở lại hoàn cảnh trên nhiều phương diện khác nhau. Đó là biện chứng của mối quan hệ giữa con người và hoàn cảnh trong bất kỳ giai đoạn nào của lịch sử xã hội loài người. 2. Khái niệm quần chúng nhân dân và vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và cá nhân a) Khái niệm quần chúng nhân dân Quần chúng nhân dân là bộ phận có cùng chung lợi ích căn bản bao gồm những thành phần, những tầng lớp và những giai cấp liên kết lại thành tập thể dưới sự lãnh đạo của một cá nhân, một tổ chức hay một đảng phái nhằm giải quyết những vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của một thời đại nhất định. b) Vai trò sáng tạo lịch sử của quần chúng nhân dân và vai trò của cá nhân trong lịch sử - Quần chúng nhân dân là chủ thể sáng tạo lịch sử và là lực lượng quyết định sự phát triển lịch sử + Quần chúng nhân dân là người sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội. Hoạt động sản xuất vật chất của họ là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội. + Quần chúng nhân dân là người sáng tạo ra những giá trị tinh thần cho xã hội. + Quần chúng nhân dân là chủ thể và là động lực của các phong trào xã hội. + Lợi ích của quần chúng là điểm khởi đầu và cũng là mục đích cao nhất của mọi phong trào cách mạng. - Vai trò của cá nhân, vĩ nhân đối với sự phát triển của lịch sử + Cá nhân là khái niệm chỉ con người cụ thể sống trong một xã hội nhất định và được phân biệt với các cá thể khác thông qua tính đơn nhất và tính phổ biến của nó. Cá nhân tích cực có vai trò thúc đẩy sự phát triển xã hội. Nhất là những cá nhân kiệt xuất (vĩ nhân) có vai trò rất to lớn đối với sự phát triển của xã hội. Nhân cách và hoạt động của họ để lại dấu ấn rất sâu sắc trong lịch sử. Đó là những lãnh tụ cách mạng, những tướng tài, những nhà triết học, khoa học, những tài năng nghệ thuật. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 74 Cá nhân tiêu cực có tác dụng kìm hãm sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tác dụng kìm hãm của họ chỉ có tính chất tạm thời, vì xã hội phát triển theo quy luật khách quan không phụ thuộc ý chí cá nhân nào. + Lãnh tụ là cá nhân kiệt xuất xuất hiện trong phong trào quần chúng nhân dân, được quần chúng suy tôn làm người lãnh đạo phong trào quần chúng. + Lãnh tụ là người có tri thức uyên bác, có tầm nhìn xa trông rộng, nắm được xu thế phát triển khách quan của lịch sử, đề ra được đường lối chiến lược và sách lược đúng đắn cho phong trào quần chúng. + Lãnh tụ là người có năng lực tập hợp, thống nhất, tổ chức, lãnh đạo quần chúng, thống nhất hoạt động của quần chúng nhằm thực hiện mục đích và nhiệm vụ đề ra. + Lãnh tụ là người có ý chí, quyết tâm cao, có đạo đức tiêu biểu, là hạt nhân đoàn kết và tượng trưng cho ý chí và sức mạnh của phong trào quần chúng. - Ý nghĩa phương pháp luận. + Hiểu được vai trò quyết định của quần chúng nhân dân, từ đó xây dựng quan điểm quần chúng: tôn trọng và tin tưởng vào sức mạnh và khả năng to lớn của quần chúng, duựa vào quần chúng, phát huy nguồn sức mạnh tiềm tàng của quần chúng. Hiểu được quan điểm của Hồ Chủ tịch và Đảng ta: Coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, người cán bộ là đầy tớ trung thành của nhân dân. + Hiểu được vai trò to lớn của lãnh tụ, lựa chọn lãnh tụ có đủ tài đức để lãnh đạo phong trào. Tôn kính lãnh tụ, nhưng không được sùng bái cá nhân lãnh tụ. Tôn kính lãnh tụ là tình cảm đạo đức đúng đắn, xuất phát từ chỗ hiểu biết tài năng, phẩm chất và cống hiến của lãnh tụ. Trái lại, sùng bái cá nhân lãnh tụ xuất phát từ sự ngu dốt và mê tín, coi lãnh tụ là thần thánh, làm cho lãnh tụ xa rời quần chúng, phạm sai lầm không khắc phục được. Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 75 Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 76 Bài giảng “Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin” Phạm Thị Hằng – GV Khoa khoa học cơ bản, Trường ĐH Công Nghệ Đồng Nai 77
File đính kèm:
- Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin.pdf