Bài giảng Ngôn ngữ lập trình C/C++ - Phạm Hồng Thái - Chương 9: Các dòng nhậpxuất và File

Trong C++ có sẵn một số lớp chuẩn chứa dữ liệu và các phương thức phục vụ cho các thao tác nhập/xuất dữ liệu của NSD, thường được gọi chung là stream (dòng). Trong số các lớp này, lớp có tên ios là lớp cơ sở, chứa các thuộc tính để định dạng việc nhập/xuất và kiểm tra lỗi. Mở rộng (kế thừa) lớp này có các lớp istream, ostream cung cấp thêm các toán tử nhập/xuất như >>, << và các hàm get, getline, read, ignore, put, write, flush Một lớp rộng hơn có tên iostream là tổng hợp của 2 lớp trên. Bốn lớp nhập/xuất cơ bản này được khai báo trong các file tiêu đề có tên tương ứng (với đuôi *.h).

doc25 trang | Chuyên mục: C/C++ | Chia sẻ: dkS00TYs | Lượt xem: 4322 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Ngôn ngữ lập trình C/C++ - Phạm Hồng Thái - Chương 9: Các dòng nhậpxuất và File, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
<< "file Baitap chưa có";
exit(1);
	}
Khi đọc hoặc ghi, con trỏ file sẽ chuyển dần về cuối file. Khi con trỏ ở cuối file, phương thức eof() sẽ trả lại giá trị khác không. Do đó có thể sử dụng phương thức này để kiểm tra đã hết file hay chưa.
Chương trình sau cho phép tính độ dài của file Baitap. File cần được mở theo kiểu nhị phân.
 #include 
#include 
#include 
#include 
void main()
{
	clrscr();
	long dodai = 0;
	char ch;
	ifstream f("Baitap", ios::in | ios::binary) ;
	if (f.bad()) {
	cout << "File Baitap không có";
	exit(1);
	}
	while (!f.eof()) {
f.get(ch));
dodai++;
	}
	cout << "Độ dài của file = " << dodai;
	getch();
}
Đọc ghi đồng thời trên file
Để đọc ghi đồng thời, file phải được gắn với đối tượng của lớp fstream là lớp thừa kế của 2 lớp ifstream và ofstream. Khi đó chế độ phải được bao gồm chỉ định ios::in | ios::out. Ví dụ:
	fstream f("Data", ios::in | ios::out) ;
hoặc 	
	fstream f ;
f.open("Data", ios::in | ios::out) ;
Di chuyển con trỏ file
Các phương thức sau cho phép làm việc trên đối tượng của dòng xuất (ofstream).
đối_tượng.seekp(n) ; Di chuyển con trỏ đến byte thứ n (các byte được tính từ 0)
đối_tượng.seekp(n, vị trí xuất phát) ; Di chuyển đi n byte (có thể âm hoặc dương) từ vị trí xuất phát. Vị trí xuất phát gồm:
ios::beg : từ đầu file
ios::end : từ cuối file
ios::cur : từ vị trí hiện tại của con trỏ.
đối_tượng.tellp(n) ; Cho biết vị trí hiện tại của con trỏ.	
Để làm việc với dòng nhập tên các phương thức trên được thay tương ứng bởi các tên : seekg và tellg. Đối với các dòng nhập lẫn xuất có thể sử dụng được cả 6 phương thức trên.
Ví dụ sau tính độ dài tệp đơn giản hơn ví dụ ở trên.
	fstream f("Baitap");
	f.seekg(0, ios::end);
	cout << "Độ dài bằng = " << f.tellg();
 : Chương trình nhập và in danh sách sinh viên trên ghi/đọc đồng thời.
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
void main() {
	int stt ;
char *hoten, *fname, traloi;
	int tuoi;
	float diem;
	fstream f;
	cout > fname;
	f.open(fname, ios::in | ios::out | ios::noreplace) ;
	if (f.bad()) {
	cout << "Tệp đã có. Ghi đè (C/K)?" ;
	cin.get(traloi) ;
	if (toupper(traloi) == 'C') {
	f.close() ;
	f.open(fname, ios::in | ios::out | ios::trunc) ;
	} else exit(1);
	}
	stt = 0;
	f << setprecision(1) << setiosflags(ios::showpoint) ;
	// nhập danh sách
while (1) {
	stt++;
	cout << "\nNhập sinh viên thứ " << stt ;
	cout << "\nHọ tên: "; cin.ignore() ; cin.getline(hoten, 25);
	if (hoten[0] = 0) break;
	cout > tuoi;
	cout > diem;
	f << setw(24) << hoten << endl;
	f << setw(4) << tuoi << set(8) << diem ;
	}
	// in danh sách
f.seekg(0) ;	// quay về đầu danh sách
stt = 0;
clrscr();
cout << "Danh sách sinh viên đã nhập\n" ;
cout << setprecision(1) << setiosflags(ios::showpoint) ;
while (1) {
	f.getline(hoten,25);
	if (f.eof()) break;
	stt++;
	f >> tuoi >> diem;
	f.ignore();
	cout << "\nSinh viên thứ " << stt ;
	cout << "\nHọ tên: " << hoten;
	cout << "\nTuổi: " << setw(4) << tuoi;
	cout << "\nĐiểm: " << setw(8) << diem;
	}
	f.close();
	getch();
}
NHẬP/XUẤT NHỊ PHÂN
Khái niệm về 2 loại file: văn bản và nhị phân
File văn bản
Trong file văn bản mỗi byte được xem là một kí tự. Tuy nhiên nếu 2 byte 10 (LF), 13 (CR) đi liền nhau thì được xem là một kí tự và nó là kí tự xuống dòng. Như vậy file văn bản là một tập hợp các dòng kí tự với kí tự xuống dòng có mã là 10. Kí tự có mã 26 được xem là kí tự kết thúc file.
File nhị phân
Thông tin lưu trong file được xem như dãy byte bình thường. Mã kết thúc file được chọn là -1, được định nghĩa là EOF trong stdio.h. Các thao tác trên file nhị phân thường đọc ghi từng byte một, không quan tâm ý nghĩa của byte.
Một số các thao tác nhập/xuất sẽ có hiệu quả khác nhau khi mở file dưới các dạng khác nhau.
: giả sử ch = 10, khi đó f << ch sẽ ghi 2 byte 10,13 lên file văn bản f, trong khi đó lệnh này chỉ khi 1 byte 10 lên file nhị phân.
Ngược lại, nếu f la file văn bản thì f.getc(ch) sẽ trả về chỉ 1 byte 10 khi đọc được 2 byte 10, 13 liên tiếp nhau.
Một file luôn ngầm định dưới dạng văn bản, do vậy để chỉ định file là nhị phân ta cần sử dụng cờ ios::binary.
Đọc, ghi kí tự
put(c);	// ghi kí tự ra file
get(c);	// đọc kí tự từ file
: Sao chép file 1 sang file 2. Cần sao chép và ghi từng byte một do vậy để chính xác ta sẽ mở các file dưới dạng nhị phân.
#include 
#include 
#include 
#include 
void main()
{
	clrscr();
	fstream fnguon("DATA1", ios::in | ios::binary);
	fstream fdich("DATA2", ios::out | ios::binary);
	char ch;
	while (!fnguon.eof()) {
	fnguon.get(ch);
	fdich.put(ch);
	}
	fnguon.close();
	fdich.close();
}
Đọc, ghi dãy kí tự
write(char *buf, int n);	// ghi n kí tự trong buf ra dòng xuất
read(char *buf, int n);	// nhập n kí tự từ buf vào dòng nhập
gcount();	// cho biết số kí tự read đọc được
: Chương trình sao chép file ở trên có thể sử dụng các phương thức mới này như sau:
#include 
#include 
#include 
#include 
void main()
{
	clrscr();
	fstream fnguon("DATA1", ios::in | ios::binary);
	fstream fdich("DATA2", ios::out | ios::binary);
	char buf[2000] ;
	int n = 2000;
	while (n) {
	fnguon.read(buf, 2000);
	n = fnguon.gcount();
	fdich.write(buf, n);
	}
	fnguon.close();
	fdich.close();
}
Đọc ghi đồng thời
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
#include 
struct Sv {
	char *hoten;
	int tuoi;
	double diem;
};
class Sinhvien {
	int sosv;
Sv x;
	char fname[30];
	static int size;
public:
	Sinhvien(char *fn);
	void tao();
	void bosung();
	void xemsua();
};
int Sinhvien::size = sizeof(Sv);
Sinhvien::Sinhvien(char *fn)
{
	strcpy(fname, fn) ;
	fstream f;
	f.open(fname, ios::in | ios::ate | ios::binary);
	if (!f.good) sosv = 0;
	else {
	sosv = f.tellg() / size;
	}
}
void Sinhvien::tao()
{
	fstream f;
	f.open(fname, ios::out | ios::noreplace | ios::binary);
	if (!f.good()) {
	cout << "danh sach da co. Co tao lai (C/K) ?";
	char traloi = getch();
	if (toupper(traloi) == 'C') return;
	else {
	f.close() ;
	f.open(fname, ios::out | ios::trunc | ios::binary);
	}
	}
	sosv = 0
while (1) {
	cout << "\nSinh viên thứ: " << sosv+1;
	cout << "\nHọ tên: "; cin.ignore(); cin.getline(x.hoten);
	if (x.hoten[0] == 0) break;
	cout > x.tuoi;
	cout > x.diem;
	f.write((char*)(&x), size);
	sosv++;
	}
	f.close();
}
void Sinhvien::bosung()
{
	fstream f;
	f.open(fname, ios::out | ios::app | ios::binary);
	if (!f.good()) {
	cout << "danh sach chua co. Tao moi (C/K) ?";
	char traloi = getch();
	if (toupper(traloi) == 'C') return;
	else {
	f.close() ;
	f.open(fname, ios::out | ios::binary);
	}
	}
	int stt = 0
while (1) {
	cout << "\nBổ sung sinh viên thứ: " << stt+1;
	cout << "\nHọ tên: "; cin.ignore(); cin.getline(x.hoten);
	if (x.hoten[0] == 0) break;
	cout > x.tuoi;
	cout > x.diem;
	f.write((char*)(&x), size);
	stt++;
	}
	sosv += stt;
	f.close();
}
void Sinhvien::xemsua()
{
	fstream f;
	int ch;
	f.open(fname, ios::out | ios::app | ios::binary);
	if (!f.good()) {
	cout << "danh sach chua co";
	getch(); return;
	}
	cout << "\nDanh sách sinh viên" << endl;
	int stt ;
while (1) {
	cout << "\nCần xem (sua) sinh viên thứ (0: dừng): " ;
	cin >> stt;
	if (stt sosv) break;
	f.seekg((stt-1) * size, ios::beg);
	f.read((char*)(&x), size);
	cout << "\nHọ tên: " << x.hoten; 
	cout << "\nTuổi: " << x.tuoi;
	cout << "\nĐiểm: " << x.diem;
	cout << "Có sửa không (C/K) ?"; 
	cin >> traloi;
	if (toupper(traloi) == 'C') {
	f.seekg(-size, ios::cur);
	cout << "\nHọ tên: "; cin.ignore(); cin.getline(x.hoten);
	cout > x.tuoi;
	cout > x.diem;
	f.write((char*)(&x), size);
	}
	}	
	f.close();
}
void main() 
{
	int chon;
	Sinhvien SV("DSSV") ;
	while (1) {
	clrscr();
	cout << "\n1: Tạo danh sách sinh viên";
	cout << "\n2: Bổ sung danh sách";
	cout << "\n3: Xem – sửa danh sách";
	cout << "\n0: Kết thúc";
	chon = getch();
	chon = chon – 48;
	clrscr();
	if (chon == 1) SV.tao();
	else if (chon == 2) SV.bosung();
	else if (chon == 3) SV.xemsua();
	else break;
}
}
BÀI TẬP
Viết chương trình đếm số dòng của một file văn bản.
Viết chương trình đọc in từng kí tự của file văn bản ra màn hình, mỗi màn hình 20 dòng.
Viết chương trình tìm xâu dài nhất trong một file văn bản.
Viết chương trình ghép một file văn bản thứ hai vào file văn bản thứ nhất, trong đó tất cả chữ cái của file văn bản thứ nhất phải đổi thành chữ in hoa.
Viết chương trình in nội dung file ra màn hình và cho biết tổng số chữ cái, tổng số chữ số đã xuất hiện trong file.
Cho 2 file số thực (đã được sắp tăng dần). In ra màn hình dãy số xếp tăng dần của cả 2 file. (Cần tạo cả 2 file dữ liệu này bằng Editor của C++).
Viết hàm nhập 10 số thực từ bàn phím vào file INPUT.DAT. Viết hàm đọc các số thực từ file trên và in tổng bình phương của chúng ra màn hình.
Viết hàm nhập 10 số nguyên từ bàn phím vào file văn bản tên INPUT.DAT. Viết hàm đọc các số nguyên từ file trên và ghi những số chẵn vào file EVEN.DAT còn các số lẻ vào file ODD.DAT.
Nhập bằng chương trình 2 ma trận số nguyên vào 2 file văn bản. Hãy tạo file văn bản thứ 3 chứa nội dung của ma trận tích của 2 ma trận trên.
Tổ chức quản lý file sinh viên (Họ tên, ngày sinh, giới tính, điểm) với các chức năng : Nhập, xem, xóa, sửa, tính điểm trung chung. 
Thông tin về một nhân viên trong cơ quan bao gồm : họ và tên, nghề nghiệp, số điện thoại, địa chỉ nhà riêng. Viết hàm nhập từ bàn phím thông tin của 7 nhân viên và ghi vào file INPUT.DAT. Viết hàm tìm trong file INPUT.DAT và in ra thông tin của 1 nhân viên theo số điện thoại được nhập từ bàn phím.

File đính kèm:

  • docBài giảng Ngôn ngữ lập trình CC++ - Phạm Hồng Thái - Chương 9 Các dòng nhậpxuất và File.doc
Tài liệu liên quan