Bài giảng Năng lượng tái tạo - Chương V: Tích trữ năng lượng (Phần 2) - Nguyễn Quang Nam
5.8. Giới thiệu về pin nhiên liệu
5.9. Bộ điện phân
5.10. Nhiệt động học của pin nhiên liệu
5.11. Hiệu suất lý thuyết của pin nhiên liệu
5.12. Đặc tính của pin nhiên liệu (lý tưởng và thực)
5.13. Các loại pin nhiên liệu
1Bài giảng 11 408004 Năng lượng tái tạo Giảng viên: TS. Nguyễn Quang Nam 2013 – 2014, HK1 nqnam@hcmut.edu.vn 2Bài giảng 11 Ch. 5: Tích trữ năng lượng 5.8. Giới thiệu về pin nhiên liệu 5.9. Bộ điện phân 5.10. Nhiệt động học của pin nhiên liệu 5.11. Hiệu suất lý thuyết của pin nhiên liệu 5.12. Đặc tính của pin nhiên liệu (lý tưởng và thực) 5.13. Các loại pin nhiên liệu 3Bài giảng 11 Giới thiệu về pin nhiên liệu 4Bài giảng 11 Giới thiệu về pin nhiên liệu Quá trình tạo ra và lưu trữ điện năng từ các nguồn năng lượng tái tạo, dùng pin nhiên liệu. 5Bài giảng 11 Giới thiệu về pin nhiên liệu 6Bài giảng 11 Ứng dụng của pin nhiên liệu 7Bài giảng 11 Ứng dụng của pin nhiên liệu 8Bài giảng 11 Ứng dụng của pin nhiên liệu Honda FCX Daiamler B-Class (2010) GM Equinox 9Bài giảng 11 Ứng dụng của pin nhiên liệu Pin nhiên liệu Nạp điện từ lưới điện cố định Xe điện 10Bài giảng 11 Ứng dụng của pin nhiên liệu Pin nhiên liệu Nạp điện từ pin mặt trời ngay lúc đang chạy Xe điện lai Bộ quản lý năng lượng 11Bài giảng 11 Bộ điện phân Dòng điện chạy cưỡng bức qua một chất điện ly có thể được dùng để tách các phân tử nước thành khí hyđrô và ôxy. Hiệu suất tổng có thể đến 85%. 12Bài giảng 11 Bộ điện phân Nước đã khử ion phân ly thành proton, điện tử, và ôxy. Proton xuyên qua màng, và tái hợp với điện tử để tạo thành khí hyđrô. 13Bài giảng 11 Bộ điện phân 14Bài giảng 11 Pin nhiên liệu Màng mỏng cho phép ion dương đi qua, nhưng không cho phép điện tử hay khí trung hòa. 15Bài giảng 11 Hoạt động cơ bản của pin nhiên liệu 16Bài giảng 11 Hoạt động cơ bản của pin nhiên liệu 17Bài giảng 11 Hoạt động cơ bản của pin nhiên liệu Để tạo điện áp đủ lớn, có thể mắc nối tiếp các pin nhiên liệu, và các đĩa tạo dòng chảy trong bộ pin nhiên liệu được thiết kế để dẫn cả ôxy lẫn hyđrô. 18Bài giảng 11 Hoạt động cơ bản của pin nhiên liệu 19Bài giảng 11 Nhiệt động học PNL: Enthalpy Phản ứng toàn thể trong một pin nhiên liệu là phản ứng tỏa nhiệt. Hai câu hỏi quan trọng: Có bao nhiêu năng lượng được giải phóng và có bao nhiêu trong số đó có thể được chuyển thành điện năng. Ba đại lượng từ nhiệt động học: enthalpy, năng lượng tự do, và entropy. Định nghĩa enthalpy: Enthalpy là tổng nội năng U và tích số của thể tích V và áp suất P. Enthalpy H = U + PV 20Bài giảng 11 Nhiệt động học PNL: Enthalpy Khi xét đến pin nhiên liệu, ta quan tâm đến sự thay đổi hóa năng, và những thay đổi này được diễn tả tốt nhất bằng sự thay đổi enthalpy. Khi xét enthalpy, ta giả thiết nhiệt độ là 25 °C và áp suất là 1 atm (nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn, STP). Một cách hiểu về enthalpy là nó là năng lượng cần thiết để tạo thành chất đó từ các chất thành phần của nó. 21Bài giảng 11 Nhiệt động học PNL: Enthalpy Trong các phản ứng hóa học, sự khác biệt enthalpy của sản phẩm và enthalpy của các chất phản ứng cho chúng ta biết có bao nhiêu năng lượng được giải phóng hay hấp thụ trong phản ứng. Khi có ít enthalpy trong sản phẩm sau cùng hơn so với trong các chất phản ứng, nhiệt được giải phóng – nghĩa là, phản ứng tỏa nhiệt. Ngược lại, nhiệt được hấp thụ và phản ứng được gọi là thu nhiệt. 22Bài giảng 11 Nhiệt động học PNL: Enthalpy Khi sản phẩm là nước lỏng: Khi sản phẩm là hơi nước: Dấu trừ của độ thay đổi enthalpy trong các phản ứng trên cho ta biết chúng là các phản ứng tỏa nhiệt; nghĩa là nhiệt được sinh ra. Sự khác biệt giữa enthalpy của nước lỏng và hơi nước là 44,0 kJ/mol. ( )lOHOH 22212 →+ kJ 8,285−=∆H ( )gOHOH 22212 →+ kJ 8,241−=∆H 23Bài giảng 11 Nhiệt động học PNL: Enthalpy 24Bài giảng 11 Ví dụ 4.8 Tìm nhiệt trị cao (HHV) của mêtan CH4 trong đơn vị kJ/mol và kJ/kg khi nó bị ôxy hóa thành CO2 và H2O (lỏng). CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) (–74,9) 2 × (0) (–393,5) 2 × (–285,8) ( ) ( )[ ] ( ) ( )[ ] 4CH kJ/mol 2,890 029,748,28525,393 −= ×+−−−×+−=∆H kJ/kg 490.55g/kg 1000 g/mol 043,16 kJ/mol 2,890 =×=HHV 25Bài giảng 11 Hiệu suất lý thuyết của pin nhiên liệu Trong hệ thống phân cấp các dạng năng lượng, một số dạng “tốt hơn” các dạng khác. Điện năng và cơ năng (sinh công) có chất lượng cao nhất. Nhiệt năng có chất lượng thấp hơn nhiều, trong đó nhiệt năng ở nhiệt độ thấp có giá trị thấp hơn nhiệt năng ở nhiệt độ cao. Hóa năng tốt hơn nhiệt năng, nhưng kém hơn điện năng và cơ năng. Khi có một nhiệt lượng Q (kJ) được lấy khỏi một bộ trữ nhiệt với nhiệt độ T (°K) không đổi, sự hao hụt entropy ∆S từ bộ trữ được định nghĩa là T QS =∆ 26Bài giảng 11 Hiệu suất lý thuyết của pin nhiên liệu Xét một sơ đồ pin nhiên liệu, thỏa mãn định luật thứ hai nhiệt động học (có một sự gia tăng entropy, xét tổng thể). Xét độ thay đổi entropy Nếu quá trình là đẳng nhiệt Định luật nhiệt động học thứ hai dẫn đến PNL Enthalpy vào H Enthalpy ra We Nhiệt sinh ra Q QOHOH +→+ 22212 T QS =∆ ( )∑∑ −≥ productsreactants SSTQ 27Bài giảng 11 Hiệu suất lý thuyết của pin nhiên liệu Phải có một lượng nhiệt tối thiểu trong pin nhiên liệu. Chúng ta có thể dễ dàng xác định hiệu suất cực đại của pin nhiên liệu. Từ sơ đồ Điện năng ra We là phần mong muốn, hiệu suất của pin nhiên liệu có thể được định nghĩa là Hiệu suất cực đại ứng với Q tối thiểu. QWH e += H Q H QH H We −= − == 1η 28Bài giảng 11 Ví dụ 4.9 Giả sử một pin nhiên liệu hoạt động ở 25 °C (298 K) và 1 atm tạo ra nước lỏng (nghĩa là, chúng ta sử dụng nhiệt trị cao HHV của nhiên liệu hydrô): H2 + ½O2 → H2O(l) ∆H = –285,8 kJ/mol H2 a) Tìm nhiệt lượng tối thiểu sinh ra đối với mỗi mol H2 b) Hiệu suất cực đại của pin nhiên liệu là bao nhiêu? Sự sụt giảm entropy của các chất phản ứng Σ Sreactants = 0,13 × 1 + 0,205 × 0,5 = 0,2325 kJ/K Sự gia tăng entropy trong sản phẩm nước lỏng Σ Sproducts = 0,0699 kJ/mol-K × 1 mol = 0,0699 kJ/K 29Bài giảng 11 Ví dụ 4.9 Nhiệt lượng tối thiểu sinh ra trong quá trình là Qmin = T(Σ Sreactants – Σ Sproducts) = 298(0,2325 – 0,0699) = 48,45 kJ/mol H2 Enthalpy thừa ra trong quá trình tạo thành nước lỏng từ H2 và O2 là H = 285,8 kJ/mol H2. Hiệu suất cực đại xảy ra khi Q là tối thiểu %8383,0 8,285 45,4811 minmax ==−=−= H Qη 30Bài giảng 11 Năng lượng tự do Gibbs và hiệu suất PNL Hóa năng được giải phóng trong một phản ứng có thể được coi như gồm hai phần: một phần không liên quan đến entropy, được gọi là năng lượng tự do ∆G, có thể được chuyển hóa trực tiếp thành điện năng hay công cơ học, cộng với một phần phải tồn tại ở dạng nhiệt. Năng lượng tự do Gibbs ∆G tương ứng với điện năng (hoặc cơ năng) ngõ ra cực đại, không liên quan đến entropy, có thể có từ một phản ứng hóa học. ∑∑ −=∆ reactantsproducts GGG H G ∆ ∆ =maxη 31Bài giảng 11 Ví dụ 4.10 Hiệu suất cực đại tại STP của một pin nhiên liệu PEM dựa vào nhiệt trị cao (HHV) của hyđrô là bao nhiêu? H2 + ½O2 → H2O(l) ∆H = –285,8 kJ/mol H2 Từ bảng 4.6 năng lượng tự do Gibbs của H2 và O2 đều là 0, và giá trị đó của sản phẩm, nước lỏng, là −237,2 kJ. ∆G = −237,2 − (0 + 0) = −237,2 kJ/mol Vậy, %8383,0 kJ/mol 8,285 kJ/mol 2,237 max == − − = ∆ ∆ = H Gη 32Bài giảng 11 Ngõ ra của một pin nhiên liệu lý tưởng Với một pin nhiên liệu hyđrô lý tưởng, điện năng ngõ ra cực đại do đó bằng với độ lớn của ∆G. Bên dưới là các đại lượng điện và một số hằng số: q = điện tích của điện tử = 1,602 × 10−19 coulombs N = số Avogadro = 6,022 × 1023 phân tử/mol v = thể tích của 1 mol khí lý tưởng tại STP = 22,4 lít/mol n = tốc độ hyđrô đi vào pin nhiên liệu (mol/s) I = dòng điện (A), với 1 A = 1 coulomb/s VR = điện áp lý tưởng giữa hai điện cực (volts) P = công suất điện sinh ra (W) 33Bài giảng 11 Ngõ ra của một pin nhiên liệu lý tưởng Dòng điện qua tải sẽ là I (A) = 192.945n Với pin nhiên liệu tạo ra nước lỏng, ∆G = 237,2 kJ/mol (H2), công suất lý tưởng (W) cung cấp cho tải sẽ là P (W) = 237.200n Và điện áp sinh ra giữa các cực của pin nhiên liệu lý tưởng sẽ là VR = P (W)/I (A) = 1,229 V Suất tiêu thụ hyđrô của pin nhiên liệu lý tưởng này Suất tiêu thụ hyđrô = Khối lượng/Năng lượng = 30,35 g H2/kWh 34Bài giảng 11 Đặc tính điện của pin nhiên liệu thực PNL thực không cung cấp toàn bộ năng lượng tự do Gibbs, vì có các tổn hao. Các tổn hao chính bao gồm tổn hao kích hoạt (cho chất xúc tác), tổn hao ohm (do điện trở nội), tổn hao fuel crossover (nhiên liệu đi ngang mà không giải phóng điện tử), và tổn hao truyền khối (khí hyđrô và ôxy gặp khó khăn trong việc đến được điện cực). Vì những lý do này và các lý do khác, các pin nhiên liệu thực, nói chung, chỉ tạo ra khoảng 60 – 70% giá trị cực đại lý thuyết. 35Bài giảng 11 Đặc tính điện của pin nhiên liệu thực I A JV 25,085,025,085,0 −=−= 36Bài giảng 11 Ví dụ 4.11 Một PNL 1-kW hoạt động liên tục để cung cấp toàn bộ nhu cầu điện cho một ngôi nhà điển hình ở Mỹ. Nếu một bộ PNL như vậy tạo ra 48 V dc bằng các pin với điện áp mỗi pin bằng 0,6 V, cần bao nhiêu pin nhiên liệu và diện tích màng trao đổi proton của mỗi pin là bao nhiêu? 48/0,6 = 80 pin nhiên liệu mắc nối tiếp để tạo ra 48 VDC. Dòng điện cần phải chạy trong mỗi pin nhiên liệu là I = P / V = 1000 / 48 = 20,83 A Dùng đường cong xấp xỉ, diện tích cần có là A = 0,25 × I / (0,85 - Vcell) = 20,83 cm2 37Bài giảng 11 Các loại pin nhiên liệu 1. Proton Exchange Membrane Fuel Cells (PEMFC) 2. Direct Methanol Fuel Cells (DMFC) 3. Phosphoric Acid Fuel Cells (PAFC) 4. Alkaline Fuel Cells (AFC) 5. Molten-Carbonate Fuel Cells (MCFC) 6. Solid Oxide Fuel Cells (SOFC) 38Bài giảng 11 Các loại pin nhiên liệu 39Bài giảng 11 Các loại pin nhiên liệu Đồng phát điện nhiệt có thể nâng hiệu suất lên đến 70% 40Bài giảng 11 Các loại pin nhiên liệu 41Bài giảng 11 Các loại pin nhiên liệu 42Bài giảng 11 Thí nghiệm tại GPL
File đính kèm:
- bai_giang_nang_luong_tai_tao_chuong_v_tich_tru_nang_luong_ph.pdf