Bài giảng Kỹ thuật điện tử (Bản đẹp)

Kỹ thuật điện tử và tin học là một ngành mũi nhọn mới phát triển. Trong một

khoảng thời gian tương đối ngắn (so với các ngành khoa học khác), từ khi ra đời

tranzito (1948), nó đã có những tiến bộ nhảy vọt, mang lại nhiều thay đối lớn và sâu

sắc trong hầu hết mọi lĩnh vực của đời sống, dần trở thành một trong những công cụ

quan trọng nhất của cách mạng kỹ thuật trình độ cao (mà điểm trung tâm là tự động

hóa từng phần hoặc hoàn toàn, tin học hoá, phương pháp công nghệ và vật liệu mới).

Để bước đầu làm quen với những vấn đề cơ bản nhất của ngành mang ý nghĩa

đại cương, chương mở đầu sẽ đề cập tới các khái niệm cơ sở nhập môn và giới thiệu

cấu trúc các hệ thống điện tử điển hình.

1.1. CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN

1.1.1 Điện áp và dòng điện

Có hai khái niệm định lượng cơ bản của một mạch điện. Chúng cho phép xác

định trạng thái về điện ở những điểm, những bộ phận khác nhau vào những thời điểm

khác nhau của mạch điện và do vậy chúng còn được gọi là các thông số trạng thái cơ

bản của một mạch điện.

Khái niệm điện áp được rút ra từ khái niệm điện thế trong vật lý, là hiệu số điện

thế giữa hai điểm khác nhau của mạch điện. Thường một điểm nào đó của mạch

được chọn làm điểm gốc có điện thế bằng 0 (điểm nối đất). Khi đó, điện thế của mọi

điểm khác trong mạch có giá trị âm hay dương được mang so sánh với điểm gốc và

được hiểu là điện áp tại điểm tương ứng. Tổng quát hơn, điện áp giữa hai điểm A và

B của mạch (ký hiệu là UAB)xác định bởi:

UAB = VA - VB = -UBA

Với VA và VB là điện thế của A và B so với gốc (điểm nói đất hay còn gọi là nối mát).

Khái niệm dòng điện là biểu hiện trạng thái chuyển động của các hạt mang điện

trong vật chất do tác động của trường hay do tồn tại một gradien nồng độ hạt theo

không gian. Dòng điện trong mạch có chiều chuyển động từ nơi có điện thế cao đến

nơi có điện thế thấp, từ nơi có mật độ hạt tích điện dương cao đến nơi có mật độ hạt

tích điện dương thấp và do vậy ngược với chiều chuyển động của điện tử.

Từ các khái niệm đã nêu trên, cần rút ra mấy nhận xét quan trọng sau:

a) Điện áp luôn được đo giữa hai điểm khác nhau của mạch trong khi dòng điện

được xác định chỉ tại một điểm của mạch.

b) Để bảo toàn điện tích, tổng các giá trị các dòng điện đi vào một điểm của mạch

luôn bằng tổng các giá trị dòng điện đi ra khỏi điểm đó (quy tắc nút với dòng điện). Từ

đó suy ra, trên một đoạn mạch chỉ gồm các phần tử nối tiếp nhau thì dòng điện tại mọi

điểm là như nhau.2

c) Điện áp giữa hai điểm A và B khác nhau của mạch nếu đo theo mọi nhánh bất kỳ

có điện trở khác không (xem khái niệm nhánh ở 1.1.4) nối giữa A và B là giống nhau

và bằng UAB. Nghĩa là điện áp giữa 2 đầu của nhiều phần tử hay nhiều nhánh nối

song song với nhau luôn bằng nhau. (Quy tắc vòng đối với điện áp).

pdf237 trang | Chuyên mục: Kỹ Thuật Điện | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 599 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Kỹ thuật điện tử (Bản đẹp), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
X2 
FNOR 
t 
t 
t a) 
b) 
c) 
233 
- Có thể thực hiện phần tử NOR dựa trên công nghệ MOS hoặc CMOS (từng cặp 
MOSN và MOSP với mỗi đầu vào) với nhiều ưu điểm nổi bật: thời gian chuyển biến 
nhanh, không có dòng dò và tiêu thụ công suất cực bé. 
Hình 3.42 : Phần tử NOR với cực colectơ hở 
3.7.3. Các thông số đặc trưng của phần tử IC logic 
Để đánh giá đặc tính kĩ thuật và khả năng sử dụng của IC logic, người ta 
thường sử dụng các tham số cơ bản sau: 
Tính tác động nhanh (phản ứng về thời gian của phần tử với sự biến đổi đột biến của 
tín hiệu vào) thể hiện qua thời gian trễ trung bình khi xung qua nó: 
2
tt
trê
-+ +
=t (3-75) 
t+ là thồ gian trễ sườn trước khi chuyển mức logic “0” lên “1”. t- là thời gian trễ sườn 
sau khi chuyển "1" về "0” 
Nếu ttrễ < 10-8s ta có loại phần tử cực nhanh 
Nếu ttrễ < 3.10-8s loại nhanh 
Nếu ttrễ < 3. 10-7s loại trung bình 
Nếu ttrễ ≥ 0,3 s loại chậm 
234 
- Khả năng sử dụng thể hiện qua số lượng đầu vào m và hệ số phân tải n ở đầu ra 
(số đầu vào của các phần tử logic khác có thể ghép với đầu ra của nó). Thường n = 
4 đến 10, nếu có các mạch khuếch đại đệm ở đầu ra có thể tăng n = 20 đến 50; m = 
2 đến 6. 
- Người ta quy định với những phần tử logic loại TTL, các mức điện áp (với logic 
dương - mức logic cao và thấp) như sau: 
Dải đảm bảo mức “1” ở đầu ra +E ≥ Ura ≥ 2,4V 
Dải đảm bảo mức “0” ở đầu ra 0,4V ≥ Ura.0 ≥ 0V 
Dải cho phép mức “1” ở đầu vào +E ≥ Uv1 ≥ 2V 
Dải cho phép mức “0” ở đầu vào 0,8V ≥ Uvo ≥ 0V 
Như vậy, dự trữ chống nhiễu ở mức “1” là 2 đến 2,4 V 
Như vậy, dự trữ chống nhiễu ở mức “0” là 0,4 đến 0,8 V 
- Tính tương hỗ giữa các phần tử logic khi chuyển logic dương thành logic âm: 
NO -> NO 
OR -> AND 
NOR -> NAND 
235 
Mục lục 
Chương 1: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1 
1.1. CÁC ĐẠI LƯỢNG CƠ BẢN ........................................................................... 1 
1.1.1 Điện áp và dòng điện .............................................................................. 1 
1.1.2. Tính chất điện của một phần tử .............................................................. 2 
1.1.3. Nguồn điện áp và nguồn dòng điện......................................................... 5 
1.1.4. Biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu và hình vẽ (sơ đồ) ....................... 7 
1.2. TIN TỨC VÀ TÍN HIỆU................................................................................... 8 
1.2.2. Tin tức ..................................................................................................... 8 
1.2.3. Tín hiệu ................................................................................................... 8 
1.2.4. Các tính chất của tín hiệu theo cách biểu diễn thời gian τ .....................10 
1.3. CÁC HỆ THỐNG ĐIỆN TỬ ĐIỂN HÌNH........................................................12 
1.3.2. Hệ thống thông tin thu - phát ..................................................................12 
1.3.3. Hệ đo lường điện tử ...............................................................................13 
1.3.4. Hệ tự điều chỉnh.....................................................................................14 
Chương 2: KỸ THUẬT TƯƠNG TỰ ..........................................................................16 
2.1. CHẤT BÁN DẪN ĐIỆN - PHẦN TỬ MỘT MẶT GHÉP P-N ...........................16 
2.1.1. Chất bán dẫn nguyên chất và chất bán dẫn tạp chất .............................16 
2.1.2. Mặt ghép p-n và tính chỉnh lưu của đốt bán dẫn ....................................21 
2.1.3. Vài ứng dụng điển hình của điôt bán dẫn...............................................27 
2.2. PHẦN TỬ HAI MẶT GHÉP P-N ....................................................................37 
2.2.1. Cấu tạo, nguyên lí làm việc, đặc tuyến và tham số của tranzito bipolar .37 
2.2.2. Các dạng mắc mạch cơ bản của tranzito...............................................42 
2.2.3. Phân cực và ổn định nhiệt điểm công tác của tranzito ...........................47 
2.2.4. Tranzito trường (FET) ............................................................................62 
2.3. KHUẾCH ĐẠI ................................................................................................73 
2.3.1. Những vấn đề chung..............................................................................73 
2.3.2. Khuếch đại dùng tranzito lưỡng cực ......................................................83 
2.4 KHUẾCH ĐẠI DÙNG VI MẠCH THUẬT TOÁN ...........................................134 
2.4.1 Khái niệm chung...................................................................................134 
2.4.2. Bộ khuếch đại đảo................................................................................138 
2.4.3. Bộ khuếch đại không đảo.....................................................................139 
2.4.4. Mạch cộng............................................................................................139 
2.4.5. Mạch trừ ...............................................................................................141 
2.4.6. Bộ tích phân .........................................................................................143 
2.4.7. Bộ vi phân ............................................................................................144 
2.4.8. Các bộ biến đổi hàm số........................................................................145 
2.4.9. Các mạch lọc .......................................................................................146 
2.5. TẠO DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA ......................................................................149 
2.5.1. Nguyên lý chung tạo dao động điều hoà ..............................................149 
2.5.2. Máy phát dao động hình sin dùng hệ tự dao động gần với hệ bảo toàn 
tuyến tính .............................................................................................151 
2.5.3. Tạo tín hiệu hình sin bằng phương pháp biến dổi từ một dạng tín hiệu 
hoàn toàn khác.....................................................................................157 
236 
2.6. NGUỒN MỘT CHIỀU..................................................................................161 
2.6.1. Khái niệm chung...................................................................................161 
2.6.2. Lọc các thành phần xoay chiều của dòng điện ra tải............................162 
2.6.3. Đặc tuyến ngoài của bộ chỉnh lưu........................................................165 
2.6.4. Ổn định điện áp và dòng điện ..............................................................166 
2.6.5. Bộ ổn áp tuyến tính IC..........................................................................181 
2.7. PHẦN TỬ NHIỀU MẶT GHÉP P-N .............................................................186 
2.7.1. Nguyên lí làm việc, đặc tuyến và tham số của tiristo............................186 
2.7.2. Các mạch khống chế điển hình dùng tiristo .........................................188 
2.7.3. Vài dụng cụ chỉnh lưu có cấu trúc 4 lớp ...............................................193 
Chương 3: KĨ THUẬT XUNG - SỐ...........................................................................197 
3.1. KHÁI NIỆM CHUNG....................................................................................197 
3.1.1. Tín hiệu xung và tham số .....................................................................197 
3.1.2. Chế độ khóa của tranzito .....................................................................199 
3.1.3. Chế độ khóa của khuếch đại thuật toán ...............................................201 
3.2. MẠCH KHÔNG ĐỒNG BỘ HAI TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH ............................203 
3.2.1. Tri gơ đối xứng (RS-trigơ) dùng tranzito ..............................................203 
3.2.2. Tri gơ Smit dang Tranzito.....................................................................204 
3.2.3. Trigơ Smit dùng IC tuyến tính ..............................................................206 
3.3. MẠCH KHÔNG ĐỒNG BỘ MỘT TRẠNG THÁI ỔN ĐỊNH ..........................208 
3.3.1. Đa hài đợi dùng tranzito .......................................................................208 
3.3.2. Mạch đa hài đợi dùng IC thuật toán .....................................................209 
3.4. MẠCH KHÔNG ĐỒNG BỘ HAI TRẠNG THÁI KHÔNG ỔN ĐỊNH (ĐA HÀI TỰ 
DAO ĐỘNG) ..........................................................................................................211 
3.4.1. Đa hài dùng tranzito .............................................................................211 
3.4.2. Mạch đa hài dàng IC tuyến tính............................................................213 
3.5. BỘ DAO ĐỘNG BLOCKING .......................................................................214 
3.6. MẠCH TẠO XUNG TAM GIÁC (XUNG RĂNG CƯA)..................................216 
3.6.1. Các vấn đề chung ................................................................................216 
3.6.2. Mạch tạo xung tam giác dùng tranzito..................................................219 
3.6.3. Mạch tạo xung tam giác dùng vi mạch thuật toán ................................220 
3.7. CƠ SỞ ĐẠI SỐ LOGIC VÀ CÁC PHẦN TỬ LOGIC CƠ BẢN ....................224 
3.7.1. Cơ số của đại số logic ..........................................................................224 
3.7.2. Các phần tứ togic cơ bản.....................................................................225 
3.7.3. Các thông số đặc trưng của phần tử IC logic.......................................233 
237 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Nguyễn Bính (2000), Điện tử công suất, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà 
nội. 
[2]. Đỗ Xuân Thụ (chủ biên) (2005), Kỹ thuật điện tử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội. 
[3]. Work Bench 5.12 
[4]. www.nano.physik.uni-muenchen.de 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ky_thuat_dien_tu_ban_dep.pdf