Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ tư: Kế toán tài sản cố định
Mục đích: Trang bị cho sinh viên những kiến thức về kế toán tài sản cố định trong
ngân hàng thương mại bao gồm các khái niệm cơ bản, cơ chế quản lý TSCĐ và
qui trình kế toán, giúp cho sinh viên nắm được những điểm chung và khác biệt
giữa kế toán TSCĐ trong các ngân hàng và các doanh nghiệp
đã hình thành TSCĐ Có TK 321 Mua sắm TSCĐ Khi công việc mua sắm hoàn thành chuyển vốn về Hội sở chính Nợ TK 3012, 3013 Nguyên giá TSCĐ Có TK 5211 Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống Tương tự cho trường hợp mua TSCĐ đã hao mòn 4.6.2. Xây dựng mới tài sản cố định 1.Khi nhận vốn do HSC chuyển về Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống Có TK 3221 Chi phí XD công trình Nếu xây dựng mới bằng quỹ tự có của chi nhánh Nợ TK 612, 623 Có TK 3221 Chi phí XD công trình 2.Chi phí phát sinh trong qúa trình XDCB Nợ TK 3222 Chi phí vật liệu Nợ TK 3223 Chi phí nhân công Nợ TK 3229 Chi phí khác Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào Có TK 1011, 1031, 4211, 4221. Có các TK liên quan khác 3.Khi công trình hoàn thành được quyết toán a.Kết chuyển chi phí xây dựng công trình Nợ TK 3221 Chi phí XD công trình Có TK 3222, 3223, 3229 Chi phí phát sinh qúa trình xây dựng b.Ghi tăng nguyên giá TSCĐ và chuyển vốn về HSC Nợ TK 301, 302 Nguyên giá của TSCĐ đã được quyết toán Có TK 5211 Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống 4.6.3. Kế toán khấu hao TSCĐ Hàng tháng kế toán tính số khấu hao phải trích cho các loại TSCĐ đang được sử dụng: Nợ TK 871 Chi phí khấu hao TSCĐ Có TK 305 ( 3051, 3052, 3053) Giá trị hao mòn của TSCĐ Hạch toán chuyển khấu hao về Ngân sách (nếu TSCĐ do Ngân sách cấp vốn) Nợ TK 602 Số trích khấu hao chuyển về Ngân sách Có TK 1113 Tiền gửi tại ngân hàng nhà nước 4.6.4. Kế toán chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ Ngân hàng chuyển nhượng, bàn giao TSCĐ phải được sự đồng ý của cấp trên có thẩm quyền. Một số nội dung cơ bản cần phải quan tâm khi chuyển nhượng, bàn giao như sau: Tên TSCĐ, nơi sản xuất Nguồn vốn mua sắm TSCĐ Thời gian mua sắm TSCĐ Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn tích lũy Giá trị còn lại Chuyển nhượng bàn giao TSCĐ trong cùng hệ thống Ngân hàng Bên bàn giao Nếu TSCĐ mới Nợ TK 5211 Liên hàng đi năm nay trong toàn hệ thống Có TK 301 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp Nếu TSCĐ đã hao mòn Nợ TK 5211 Giá trị còn lại Nợ TK 305. Giá trị hao mòn Có TK 301 Nguyên giá TSCĐ Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp Bên nhận bàn giao Nếu TSCĐ mới Nợ TK 301 Nguyên giá của TSCĐ hữu hình Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào Có TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống Nếu TSCĐ đã hao mòn Nợ TK 301 Nguyên giá TSCĐ Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào Có TK 5212 Giá trị còn lại của TSCĐ Có TK 305. Giá trị hao mòn Nếu khác hệ thống Ngân hàng Bên mua đống ý mua với gía ghi trên sổ kế toán(Giá mua = giá ghi trên sổ kế toán) Bên chuyển nhượng TSCĐ Nếu TSCĐ mới Nợ TK 1011, 1113 Giá trị thanh toán Có TK 301 Nguyên giá TSCĐ chuyển nhượng Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp Nếu TSCĐ đã hao mòn Nợ TK 1011, 1113 Giá trị còn lại Nợ TK 305 Giá trị hao mòn Có 301. Nguyên giá TSCĐ chuyển nhượng Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp Bên nhận TSCĐ Nếu TSCĐ mới Nợ TK 301, 302 Nguyên giá của TSCĐ chuyển nhượng Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào Có TK 1011, 1113 Số tiền phải thanh toán Nếu TSCĐ đã hao mòn Nợ TK 301, 302 Nguyên giá TSCĐ chuyển nhượng Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào Có TK 1011, 1113. Số tiền phải trả Có TK 305 Giá trị hao mòn tích luỹ Chú ý: Nếu giá mua thấp hơn hoặc cao hơn giá ghi trên sổ kế toán thì phần chênh lệnh được ghi vào tài khoản 79 hoặc 89 4.6.5. Kế toán thanh lý TSCĐ TSCĐ khi thanh lý phải được sự đồng ý của cấp có thẩm quyền. Trong khi tiến hành thanh lý phải lập Hội đồng thanh lý tài sản và lập biên bản thanh lý. Biên bản thanh lý phải đảm bảo một số nội dung: Tên tài sản, thời gian mua sắm, sử dụng Tài sản, giá trị hao mòn, giá trị còn lại, chi phí thanh lý, gía trị thu hồi.. Gía trị thu hồi khi thanh lý tài sản phải đựơc ghi vào thu nhập bất thường. Chi phí thanh lý TSCĐ được tính vào chi phí bất thường. 1.Ghi giảm TSCĐ a.Nếu thanh lý TSCĐ đã hết khấu hao Nợ TK 305 Giá trị hao mòn TSCĐ Có TK 301,302 Nguyên giá TSCĐ b.Nếu thanh lý TSCĐ chưa thu hồi hết giá trị đầu tư ban đầu(chưa hết khấu hao) Nợ TK 89 Giá trị còn lại của TSCĐ Nợ TK 305 Giá trị hao mòn Có TK 301,302 Nguyên giá 2. Kế toán chi phí và thu nhập khi thanh lý Trường hợp 1: Chi phí thanh lý không có thu nhập Nợ TK 89 Chi phí khác Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào (Nếu có) Có TK 1011, 1031 Trường hợp 2: Thu nhập khi thanh lý TSCĐ không có chi Nợ TK 1011, 1031Số tiền thu được Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp (Nếu có) Có TK 79 Thu nhập khác Trường hợp 3: Thanh lý TSCĐ vừa có thu vừa có chi a.Khi chi phí phát sinh Nợ TK 369 Các khoản phải thu khác Nợ TK 3532 Thuế GTGT đầu vào (Nếu có) Có TK 1011, 1031 Số tiền phải thanh toán b.Khi có thu nhập từ thanh lý TSCĐ Nợ TK 1011, 1031 Số tiền thu được Có TK 469 Các khoản phải trả khác Có TK 4531 Thuế GTGT phải nộp c.Kết chuyển chênh lệch giữa thu nhập và chi phí Thu > Chi Nợ TK 469 Số tiền đã thu Có TK 369 Số tiền đã chi Có TK 79 Chênh lệch Thu < Chi Nợ TK 469 Số tiền đã thu Nợ TK 89 Chênh lệch Có TK 369 Số tiền đã chi 4.6.6. Kế toán bảo dưỡng TSCĐ Chi phí sửa chữa lớn thì hạch toán vào TK 323 Sửa chữa lớn TSCĐ. Chi phí sửa chữa thường xuyên có thể hạch toán thẳng vào TK 872. 1.Khi chi phí sửa chữa lớn hoặc sửa chữa thường xuyên phát sinh Nợ TK 323 Sửa chữa tài sản cố định hoặc Nợ TK 872 Bảo dưởng và sửa chữa tài sản cố định Có TK 1011, 1031 2.Khi công việc sửa chữa hoàn thành Nếu chi phí sửa chữa do HSC cấp xuống Nợ TK 5212 Liên hàng đến năm nay trong toàn hệ thống Có TK 323 Sửa chữa tài sản cố định Nếu chi nhánh phải chịu Nợ TK 872 Chi phí sửa chữa TSCĐ Có TK 323 Sửa chữa tài sản cố định 4.6.7. Kế toán các trường hợp khác có liên quan đến TSCĐ TSCĐ được tặng thưởng Đối với TSCĐ được tặng thưởng Nếu TSCĐ mới Nợ TK 301 Tài sản cố định hữu hình Nợ TK 302 Tài sản cố định hữu hình Có TK 601 Vốn điều lệ Nếu TSCĐ đã hao mòn Nợ TK 301 Nguyên giá Có TK 305 Giá trị hao mòn Có TK 601 Giá trị còn lại TSCĐ được đánh giá lại Đánh giá tăng Nợ TK 3012 Nguyên gia tăng thêm Có TK 3051 Khấu hao tăng thêm Có TK 601 Giá trị còn lại tăng thêm Đánh giá giảm Nợ TK 3051 Khấu hao tăng thêm Nợ TK 601 Giá trị còn lại tăng thêm Có TK 3012 Nguyên gia tăng thêm BÀI TẬP Bài tập 1: Xác định các tài khoản liên quan đến các nghiệp vụ kinh tế tài chính sau: - Ngày 3/2/ 2004 Ban lãnh đạo và các cấp có thẩm quyền của ngân hàng ngoại thương Việt Nam quyết định cấp và chuyển vốn cho chi nhánh ngân hàng ngoại thương tỉnh X số tiền là 1.500 triệu đồng để xây dựng văn phòng làm việc. - Ngày 4/2/2004 Chi nhánh ngân hàng ngoại thương tỉnh X bắt đầu tiến hành xây dựng các chi phí phát sinh trong quá trình xây dựng công trình như sau: • Vật liệu xây dựng công trình 800 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 5%) đã chi bằng tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước • Chi phí nhân công 400 triệu đồng đã chi bằng tiền mặt • Chi phí khác 200 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 5%) đã chi bằng tiền mặt - Ngày 20/2/2005 Hội đồng thẩm định tài sản của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã xác định nguyên giá của TSCĐ trên là 1.400 triệu đồng Bài tập 2: Định khoản các trường hợp sau - Ngày 15 tháng 5 năm X chi nhánh ngân hàng ngoại thương A đã nhận được vốn để mua sắm mới một tài sản cố định chuyên dùng do cấp trên chuyển về là 900 triệu đồng. - Ngày 20 tháng 5 năm X chi nhánh đã tiến hành mua TSCĐ với giá 800 triệu đồng chưa tính thuế GTGT 10% bằng tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng tại ngân hàng. - Ngày 30 tháng 5 năm X ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã nghiệm thu TSCĐ trên và yêu cầu chuyển trả số vốn chưa sử dụng. Bài tập 3: Định khoản các trường hợp sau Ngày 30 tháng 6 năm X chi nhánh ngân hàng A tính số KH TSCĐ trong tháng là 500 triệu đồng Bài tập 4: Định khoản các trường hợp sau Ngày 3 tháng 6 năm X theo quyết định của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chi nhánh đã thanh lý một TSCĐ có nguyên giá là 800 triệu đồng giá trị hao mòn là 700 triệu đồng. Chi phí quảng cáo để bán và chi phí đấu thầu đã chi 5 triệu đồng tiền mặt. Số tiền bán TSCĐ là 120 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 10%). Khách hàng đã trả bằng UNC qua tài khoản tiền gửi thanh toán không kỳ hạn của khách hàng tại chi nhánh. Bài tập 5: Kế toán các trường hợp sau tại ngân hàng Công thương Huế Ngày 1/2/2004 Theo quyết định của ngân hàng Công thương Việt Nam, chi nhánh ngân hàng công thương Huế sẽ thanh lý một TSCĐ nguyên giá là 500 triệu đồng, giá trị hao mòn của TSCĐ này là 450 triệu đồng. Ngày 3/2/2004 CN ngân hàng Công thương Huế đã bỏ ra một số chi phí để sửa chữa TSCĐ này là 15 triệu đồng bằng tiền mặt Ngày 6/2/2004 CN ngân hàng Công thương Huế đã bán đựợc TSCĐ này với giá là 80 triệu đồng (chưa tính thuế GTGT 10%). Khách hàng đã nhận TSCĐ và trả bằng tiền gửi thanh toán. Bài tập 6: Kế toán các trường hợp xẩy ra tại chi nhánh ngân hàng công thương Huế và Đà nẵng Ngày 5/1/2004 Ngân hàng Công thương Việt Nam quyết định chi nhánh ngân hàng Công thương Huế sẽ chuyển cho ngân hàng Công thương Đà nẵng một TSCĐ nguyên giá 300 triệu đồng, đã khấu hao 150 triệu đồng. Ngày 10/2/2004 Chi nhánh ngân hàng công thương Đà nẵng đã nhận TSCĐ và toàn bộ hồ sơ liên quan. Tóm tắt: Cơ chế quản lý tài sản cố định trong ngân hàng được tập trung quản lý và theo dõi tại Hội Sở chính, vì vậy các chi nhánh và các đơn vị trực thuộc có quyền sử dụng và bảo quản TSCĐ.Kế toán tài sản được theo dõi theo các giai đoạn từ khi hình thành đến khi kết thúc và theo một trình tự nhất định.Giai đoạn hình thành tài sản cố định tuỳ thuộc nguồn vốn đầu tư, hội sở chính mua sau đó chuyển tài sản cố định cho các đơn vị sử dụng hay hội sở chính chuyển vốn cho các đơn vị tự mua sắm hoặc xây dựng mới để sử dụng các tài khoản thích hợp ngoài ra TSCĐ cố định trong ngân hàng còn được hình thành từ các nguồn khác nên kế toán cần sử dụng các tài khoản cụ thể để theo dõi TSCĐ một cách chi tiết và chặt chẽ. Kế toán giai đoạn sử dụng tài sản cố định cần theo dõi khấu hao và bảo dưỡng tài sản cố định. Giai đoạn thanh lý và nhượng bán TSCĐ phải ghi giảm tài sản cố định và theo dõi thu nhập và chi phí nhượng bán TSCĐ.
File đính kèm:
- bai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_tu_ke_toan_tai_san_co.pdf