Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ nhất: Tổng quan về kế toán ngân hàng

Mục tiêu: Cung cấp kiến thức khái quát về hệ thống ngân hàng của một quốc gia,

mối liên hệ giữa các ngân hàng nằm trong hệ thống ngân hàng của một quốc gia

nói chung, cụ thể về cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng và nhiệm vụ của ngân hàng

Nhà nước Việt Nam và hệ thống ngân hàng thương mại. Từ đó sinh viên có cái

nhìn về công tác kế toán ngân hàng trong tổng thể của hệ thống tổ chức quản lý.

Sau đó cung cấp một số kiến thức cơ bản về công tác kế toán trong ngân hàng

thương mại bao gồm hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán, làm

nền tảng cho các phần hành kế toán các nghiệp vụ cụ thể được giải quyết ở các

chương sau.

pdf37 trang | Chuyên mục: Kế Toán Ngân Hàng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 519 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ nhất: Tổng quan về kế toán ngân hàng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
khoản kế toán ngân hàng
3.6.1. Khái niệm:
Tài khoản là một công cụ kế toán quan trọng dùng để ghi chép và phản ánh 
quá trình vận động của tài sản, nguồn vốn theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh và trình 
tự thời gian một cách thường xuyên, liên tục và có hệ thống.
3.6.2. Nguyên tắc
Phản ánh đầy đủ, rõ ràng, chi tiết các loại vốn và nguồn của Ngân hàng
Đảm bảo sự tiện lợi cho quá trình ghi chép từ chi tiết đến tổng quát
Đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa trong kế toán ngân hàng 
Đảm bảo sự tương ứng giữa hệ thống tài khoản và chỉ tiêu tiền tệ - tín dụng
Đảm bảo sự ổn định tương đối của hệ thống tài khoản, sử dụng được trong 
hiện tại và tương lai
Đảm bảo sự thống nhất của hệ thống tài khoản giữa hai cấp Ngân hàng và 
trong toàn hệ thống, tạo điều kiện cho việc điều hành toàn hệ thống ngân hàng của 
ngân hàng nhà nước
3.6.3. Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng hiện hành(Theo QĐ số 
479/2004/QĐ-NHNN ngày 29/4/2004, QĐ số 807/2005/QĐ-NHNN ngày 01/6/2005 
và QĐ số 29/2006 ngày 10 tháng 7 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước 
Hệ thống tài khoản bao gồm 9 loại: Từ loại 1 đến loại 8 là các tài khoản 
trong bảng cân đối kế toán. Loại 9 là các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán
Hệ thống tài khoản hiện hành được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp
TK cấp I: Ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi TK được bố trí tối đa 10 
TK
TK cấp II: Ký hiệu bằng 3 chữ số. Hai chữ số đầu là ký hiệu của TK cấp 1. 
Chữ số thứ 3 được ký hiệu từ 1 đến 9
TK cấp III: Ký hiệu bằng 4 chữ số. Ba chữ số đầu của TK cấp II. Chữ số thứ 
4 được ký hiệu từ 1 đến 9
Các tài khoản cấp I,II,III do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định áp 
dụng thống nhất cho toàn hệ thống ngân hàng
Việc mở và sử dụng TK cấp III
- Đối với TCTD có khả năng ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, 
quản lý và theo dõi được các chỉ tiêu TK cấp III, đảm bảo tính chính xác, kịp thời 
và đầy đủ, trên cơ sở đó, lập được các báo cáo theo đúng quy định hiện hành của 
NHNN, thì không bắt buộc phải mở và sử dụng TK cấp III quy định trong hệ 
thống TK này mà có thể sử dụng TK cấp II do Tổng Thống đốc Nhà nước duy 
định để hạch toán, hoặc mở các TK cấp III, IV, V... theo đặc thù và yêu cầu quản 
lý của tổ chức mình. Để thực hiện quy định này, TCTD cần phải:
1. Có quy trình nghiệp vụ cụ thể và phần mềm nghiệp vụ đáp ứng tiêu 
chuẩn kỷ thuật theo quy định hiện hành để xử lý hạch toán các nghiệp vụ phát sinh 
theo đúng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán, tổng hợp, lập và gửi các loại 
báo cáo cho Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước quy định
2. Được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận trước khi triển khai thực hiện
- Đối với TCTD chưa thể ứng dụng công nghệ tin học để hạch toán, quản 
lý, theo dõi các chỉ tiêu tài khoản cấp III thì bắt buộc phải mở và sử dụng các tài 
khoản cấp III do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định.
Các tài khoản cấp IV, V do Tổng giám đốc, Giám đốc các Tổ chức tín dụng 
quy định áp dụng riêng cho hệ thống tài khoản trong từng tổ chức tín dụng.
Ký hiệu tiền tệ: Ký hiệu tài khoản còn dùng ký hiệu tiền tệ để phân biệt 
đồng Việt nam và các loại ngoại tệ khác. Ký hiệu này đýợc ghi vào bên phải tiếp 
theo số hiệu tài khoản tổng hợp bằng 2 chữ số từ 00 đến 99 và được ngăn cách 
bằng dấu chấm (.) giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản phân tích.
Một số ký hiệu tiền tệ :
00 là VND 37 là USD 38 là FRF
40 là DEM 41 là JPY 35 là GBP
36 là KHD 39 CHF 99 các ngoại tệ khác
14 EUR
Ký hiệu tài khoản chi tiết: tài khoản chi tiết (tiểu khoản) dùng để theo dõi 
phản ánh chi tiết các đối tượng hạch toán của tài khoản tổng hợp. Việc mở tài 
khoản chi tiết được thực hiện theo quy định tại phần nội dụng hạch toán của tài 
khoản.
Mỗi tài khoản có hai phần:
Phần I: Số hiệu của tài khoản tổng hợp và ký hiệu của tiền tệ
Phần II: Số thứ tự của tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.
Nếu 1 tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản số thứ tự tiểu khoản được ký 
hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản 
đước ký hiệu bằng 2 chữ số từ 01 đến 99
Ví dụ TK 4241.37.18
4241 Tiền tiết kiệm không kỳ hạn bằng ngoại tệ
37 là ký hiệu tiền tệ USD
 18 là thứ tự tên của khách hàng
Số lượng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt 
buộc phải ghi thống nhất theo quy định trên một, hai, ba chữ số nhưng không bắt 
buộc phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tiểu khoản giữa các tài khoản 
tổng hợp khác nhau.
Ví dụ: Được ghi TK 4211.128 Công ty A 4211.397 Công ty B
 Không được ghi TK 4211.128 Công ty A 4211.1497 Công ty B
Trên cùng một tài khoản tổng hợp số chữ số của tiểu khoản khác nhau.
Thông thường số hiệu tiểu khoản của tiền gửi và tiền vay của các doanh 
nghiệp là giống nhau, còn của cá nhân thì không nhất thiết phải giống nhau, vì có 
nhiều cá nhân gửi tiền mà không vay hoặc ngược lại nhiều cá nhân vay tiền mà 
không gửi tiền.
Ví dụ:TK tiền gửi của Công ty TK tiền vay của Công ty
TK 4211.0012 A TK 2111.0012 A
TK 4211.0013 B TK 2111.0013 B
TK 4311.0078 C TK 2111.0078 C
Bảng phân loại tài khoản kế toán hai cấp ngân hàng
Loại TK Tên TK Cấp Ngân 
hàng
 Loại 1 A. Hoạt động ngân quỹ
B. Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
NH NN
TCTD
Loại 2 A. Hoạt động đầu tư và tín dụng
B. Hoạt động tín dụng
NH NN
TCTD
Loại 3 Tài sản cố định và tài sản khác Cả 2 cấp NH
Loại 4 A. Phát hành tiền và nợ phải trả
B. Các khoản phải trả
NH NN
TCTD
Loại 5 Hoạt động thanh toán Cả 2 cấp NH
Loại 6 A. Vốn quỹ và kết quả hoạt dộng của NH
B. Nguồn vốn chủ sở hữu
NH NN
TCTD
Loại 7 Thu nhập Cả 2 cấp NH
Loại 8 Chi phí Cả 2 cấp NH
Loại 9 Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán Cả 2 cấp NH
 3.6.4. Phân loại tài khoản kế toán ngân hàng
Phân loại theo quan hệ của tài khoản với tài sản có 3 loại tài khoản
Tài khoản Tài sản Nợ Phản ánh nguồn vốn của Ngân hàng. Đặc điểm của 
các tài khoản này là luôn có số Dư Có
Tài khoản Tài sản Có Phản ánh tài sản của Ngân hàng. Đặc điểm của các tài 
khoản này là luôn có số Dư Nợ
Tài khoản Tài sản Nợ – Có các loại tài khoản này có số dư lúc nợ lúc có hoặc 
khi quyết toán vừa có số dư nợ và có
Phân loại tài khoản theo mức độ tổng hợp của tài khoản
Tài khoản tổng hợp trong ngân hàng là các tài khoản phản ánh đối tượng kế 
toán có tính tổng quát hoặc một loại tài sản, nguồn vốn nhất định
Tài khoản phân tích là tài khoản phản ánh chi tiết hóa các tài khoản tổng hợp 
trong ngân hàng chủ yếu sử dụng để theo dõi cho từng khách hàng.
Phân loại tài khoản theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán
Tài khoản trong bảng cân đối kế toán là các tài khoản từ loại 1 đến loại 8
Tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán là các tài khoản loại 9
3.7. Qui trình kế toán ngân hàng
Khái niệm: Qui trình kế toán ngân hàng là sự kết hợp các phương pháp kế toán để 
tạo ra sản phẩm kế toán nhằm cung cấp các thông tin chi tiết và tổng quát về tình 
hình tài chính của ngân hàng.
 Qui trình kế toán chi tiết: Là sự kết hợp giữa các tài khoản chi tiết và chứng từ để 
cung cấp các thông tin chi tiết về một đối tượng cụ thể và mối quan hệ chi tiết giữa 
chúng. Các thông tin này được thể hiện trên các sổ và thẻ chi tiết. Tùy theo đối 
tượng cần ghi chép mà sổ có hình thức khác nhau như sổ theo dõi tiền gửi tiết 
kiệm, sổ theo dõi tình hình cho vay, sổ quản lý TSCĐ, công cụ lao động
Qui trình kế toán tổng hợp: Là sự kết hợp giữa các tài khoản tổng hợp và chứng 
từ để cung cấp các thông tin tổng quát nhằm phục vụ cho việc chỉ đạo hoạt động 
ngân hàng và quản lý kinh tế tài chính nói chung. Được thể hiện thông qua Nhật 
ký chứng từ hoặc Nhật ký chung, Bảng kết hợp tài khoản cấp I, Sổ cái (Sổ tổng 
hợp), Bảng cân đối tài khoản ngày.
3.8. Tổ chức bộ máy kế toán Ngân hàng trung ương 
hệ thống
Kế toán trưởng
Kế toán phần 
hành
Kế toán phần 
hành
Kế toán phần 
hành
Kế toán phần 
hành
Chi nhánh ngân hàng
Kế toán trưởng
Thanh toán viên Thanh toán liên hàng
Thanh toán 
quốc tế
Thanh toán 
nội bộ
Sơ đồ 1.12: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của ngân hàng 
hệ thống
Bộ máy kế toán ngân hàng hiện nay được tổ chức chung trong toàn hệ thống 
ngân hàng được phân thành 2 cấp bộ máy kế toán trung ương và bộ máy kế toán 
tại các đơn vị trực thuộc.
Bộ máy kế toán trung ương dưới sự chỉ chỉ đạo của kế toán trưởng ngân hàng 
hệ thống trung ương (hoặc Tổng Giám đốc Tài chính Kế toán) có nhiệm vụ:
- Chỉ đạo công tác kế toán toàn ngân hàng hệ thống
- Hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện chế độ kế toán
- Thực hiện nghiệp vụ kế toán tài chính toán ngân hàng
- Tổng hợp báo các của các đơn vị trực thuộc và lập báo cáo của toàn ngân 
hàng
Bộ máy kế toán ở các chi nhánh, các đơn vị trực thuộc, sở giao dịch thực 
hiện các nghiệp vụ kế toán tại đơn vị thực hiện các giao dịch thường xuyên với 
khách hàng, lập các báo cáo tài chính của đơn vị và cung cấp các thông tin về kinh 
tế tài chính của đơn vị cho ngân hàng trung ương, các nơi khác có liên quan.
Câu hỏi và bài tập: 
1. Hãy trình bày mối liên hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và phân cấp quản lý tài 
chính đến công tác kế toán trong một đơn vị?
2. Công tác kế toán trong một ngân hàng thương mại giống và khác nhau với 
công tác kế toán trong một doanh nghiệp như thế nào?
Tóm tắt: Hệ thống ngân hàng của một quốc gia nói chung có tầm quan trọng 
đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nó được ví như là một 
hệ thống mạch máu của một cơ thể. Hệ thống ngân hàng của một một nước bao 
gồm 2 cấp, cấp ngân hàng nhà nước và cấp các tổ chức tín dụng trong ngân hàng 
nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Các ngân hàng thương mại được tổ chức theo hệ 
thống, bao gồm một ngân hàng trung tâm và các ngân hàng chi nhánh khác. Hệ 
thống tài khoản kế toán ngân hàng bao gồm 9 loại trong đó loại 1- 8 loại nằm 
trong bảng cân đối kế toán loại 9 nằm ngoài bảng cân đối kế toán. Các tài khoản 
trong ngân hàng được bố trí theo hệ thống thập phân nhiều cấp, từ cấp 1 đến cấp 
3 do hệ Thống đốc ngân hàng nhà nước quy định, nó quy định cách hạch toán và 
áp dụng thống nhất cho toàn hệ thống.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_nhat_tong_quan_ve_ke.pdf
Tài liệu liên quan