Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ năm: Kế toán nghiệp vụ tín dụng

Mục đích: Đưa đến cho sinh viên những thông tin bổ ích về hoạt động tín dụng

trong ngân hàng, quá trình theo dõi và quản lý vốn cho vay bằng hệ thống phương

pháp kế toán được kết hợp một cách chặt chẽ, khoa học nhằm đưa ra các thông tin

rất quan trọng về tình hình cho vay trong ngân hàng

pdf30 trang | Chuyên mục: Kế Toán Ngân Hàng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 493 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ năm: Kế toán nghiệp vụ tín dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
c khoản cho vay 
Nợ TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Có TK 702 Thu lãi cho vay
2. Khi khách hàng thanh toán tiền lãi
 Nợ TK 1011, 1031, 5212, 5012Số tiền và hình thức mà KH thanh toán
Có TK 3941, 3942 Lãi phải thu từ cho vay bằng VND và ngoại tệ
Chú ý: Khi nhận tài sản thế chấp của khách hàng theo dõi vào tài khoản 994
Khi xóa nợ theo dõi tài khoản 971 
Kế toán phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng
1. Chi phí phát mãi tài sản
Nợ TK 355 Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ
Có TK 1011, 1031, 4211
2. Số tiền thu được khi phát mãi tài sản trừ vào số tiền vay khách hàng chưa trả
 Nợ TK 1011, 1031
Có TK 2612, 2622, 26322682 Nợ cần chú ý
Có TK 2613, 2623, 26332683 Nợ dưới tiêu chuẩn
Có TK 2614, 2624, 26342684 Nợ nghi ngờ
Có TK 2615, 2625, 26352685 Nợ có khả năng mất vốn
Có TK 3941, 3942 Số tiền lãi phải thu
BÀI TẬP: Lập bảng phân kỳ hạn nợ và xác định các tài khoản liên quan đến 
các nghiệp vụ kinh tế tài chính theo trình tự thời gian 
Bài tập 1: 
Ngày 2/1/ 2002 Ngân hàng nhận 1 tài sản thế chấp của khách hàng định giá 
là 600 triệu đồng.
Ngày 3/1/2002 Ngân hàng giải ngân cho khách hàng vay 300 triệu đồng bằng 
tiền mặt. Thời hạn vay là 6 tháng, lãi suất 4,5 %/ năm, thanh toán một lần gốc và 
lãi khi đến hạn thanh toán.
Ngày 4/7/2002 Đến hạn KH không thanh toán, ngân hàng đã chuyển vào nợ 
cần chú ý
Ngày 4/3/2003 Khách hàng đã thanh toán đầy đủ cho NH bằng tiền mặt.
Bài tập 2: 
Ngày 2/3/2000 Ngân hàng đã nhận 1 tài sản thế chấp của khách hàng trị giá 
450 triệu đồng.
Ngày 3/3/2000 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền là 300 
triệu đồng bằng tiền mặt. Thời hạn vay là 3 năm. Lãi suất 5%/năm. Thanh toán lãi 
và gốc hàng năm (tiền gốc 100 triệu đồng, tiền lãi theo quy định của ngân hàng)
Ngày 3/3/ 2001 Khách hàng đã thanh toán 150 triệu đồng bằng tiền gửi thanh 
toán cho ngân hàng
Ngày 3/3/2002 Khách hàng thanh toán 100 triệu đồng bằng tiền mặt
Ngày 3/3/2003 Khách hàng thanh toán 50 triệu đồng bằng tiền mặt
Ngày 13/4/2004 Khách hàng thanh toán đầy đủ cho ngân hàng bằng tiền gửi 
thanh toán của khách hàng tại ngân hàng
 Bài tập 3: 
Ngày 6/3/2002 Ngân hàng đã nhận 1 tài sản thế chấp của khách hàng trị giá 
100.000 USD
Ngày 6/3/2002 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền là 60.000 
USD bằng tiền mặt. Thời hạn vay là 3 năm. Lãi suất 7%/năm. Thanh toán lãi và 
gốc hàng năm (tiền gốc 20.000 USD, tiền lãi theo quy định của ngân hàng).
Ngày 6/3/ 2003 Khách hàng đã thanh toán 25.000 USD bằng tiền mặt cho 
ngân hàng.
Ngày 6/3/2004 Khách hàng đã thanh toán 20.000 USD bằng tiền mặt
Ngày 7/3/2005 Sau khi khách hàng không trả tiền ngân hàng chuyển sang Nợ 
dưới tiêu chuẩn
Ngày 10/3/2006 Sau nhiều lần đòi nợ ngân hàng đã xác định khách hàng 
không có khả năng trả nợ buộc phải phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng và 
thu được 100.000 USD bằng tiền mặt. Chi phí xử lý tài sản đảm bảo nợ là 5 triệu 
đồng bằng tiền mặt.
Bài tập 4. 
Ngày 1 tháng 4 năm 1997 Ngân hàng đã nhận 1 Tài sản thế chấp của khách hàng E 
được định giá là 800.000.000,00 đ. 
- Ngày 5 tháng 4 năm 1997 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền 
là 500 triệu đồng thời hạn vay là 5 năm, lãi suất vay 8%/năm, theo hợp đồng 
tín dụng khách hàng phải thanh toán gốc và lãi hàng năm.
- Ngày 5 tháng 4 năm 1998 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 200 triệu 
đồng bằng tiền gửi thanh toán.
- Ngày 5 tháng 4 năm 1999 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 200 triệu 
đồng bằng tiền mặt.
- Ngày 5 tháng 4 năm 2002 khách hàng đã thanh toán hết cả gốc và lãi cho ngân 
hàng bằng tiền mặt.
Bài tập 5: 
Theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp C ngân hàng sẽ 
cho thuê tài chính 1 tài sản trị giá 12 tỷ đồng thời hạn thuê là 10 năm. Lãi suất cố 
định 12%/năm. Theo hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ thanh toán gốc và lãi cho 
ngân hàng hàng năm (tiền gốc là 1,2 tỷ, tiền lãi theo quy định của ngân hàng Nhà 
nước). Khách hàng phải thanh toán lần đầu khi nhận bàn giao tài sản. 
- Ngày 1 tháng 3 năm 2003 Ngân hàng đã mua TS trên bằng tiền gửi tại ngân 
hàng nhà nước với giá là 11,5 tỷ đồng (chưa tính thuế GTGT 10%).
- Ngày 2 tháng 3 năm 2003 sau khi xem xét tài sản và thoả thuận trong hợp 
đồng doanh nghiệp C đã nhận tài sản trên và thanh toán lần đầu theo hợp đồng 
bằng tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng.
- Ngày 2 tháng 3 năm 2004 doanh nghiệp C đã thanh toán cho ngân hàng 1,5 tỷ 
đồng bằng tiền gửi của khách hàng mở tại ngân hàng
- Ngày 2 tháng 3 năm 2005 và 2006 doanh nghiệp C thanh toán cả lãi và gốc 
theo đúng hợp đồng bằng Uỷ nhiệm chi qua tài khoản ở ngân hàng khác có 
quan hệ thanh toán bù trừ.
Bài tập 6: 
Ngày 1 tháng 4 năm 1999 Ngân hàng đã nhận 1 Tài sản thế chấp của khách hàng E 
được định giá là 500.000.000,00 đ. 
- Ngày 5 tháng 4 năm 1999 Ngân hàng đã giải ngân cho khách hàng vay số tiền 
là 300 triệu đồng thời hạn vay là 4 năm, lãi suất vay 8%/năm, theo hợp đồng 
tín dụng khách hàng phải thanh toán gốc và lãi hàng năm.
- Ngày 5 tháng 4 năm 2000 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 50 triệu 
đồng bằng tiền gửi thanh toán.
- Ngày 5 tháng 4 năm 2001 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 100 triệu 
đồng bằng tiền mặt.
- Ngày 5 tháng 4 năm 2003 khách hàng đã thanh toán hết cả gốc và lãi cho ngân 
hàng bằng tiền mặt.
Bài tập7: 
Ngày 3 tháng 4 năm 2004 Ngân hàng đã ký hợp đồng với DN A để cho thuê tài 
chính một tài sản cố định có giá trị là 800 triệu đồng, thời gian thuê là 8 năm. Lãi 
suất 10%/năm. Thanh toán gốc và lãi hàng năm (tiền gốc phải trả là 100 triệu 
đồng, tiền lãi thanh toán theo quy định của ngân hàng). Sau khi nhận tài sản khách 
hàng phải thanh toán lần đầu. 
Ngày 10 tháng 4 năm 2004 ngân hàng đã mua TSCĐ trên với giá là 825 triệu đồng 
đã tính thuế GTGT 10% bằng TG tại NHNN.
Ngày 20 tháng 4 năm 2004 ngân hàng đã bàn giao TS. DN A đã thanh toán lần 
đầu theo đúng hợp đồng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng.
Năm 2005 do DN gặp khó khăn về tài chính nên không thanh toán cho ngân hàng.
Ngày 20 tháng 4 năm 2006 DN đã thanh toán cả gốc và lãi cho NH trong 2 năm 
bằng tiền gửi thanh toán của DN tại ngân hàng.
Bài tập 8: 
Theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp C ngân hàng sẽ 
cho thuê tài chính 1 tài sản trị giá 12 tỷ đồng thời hạn thuê là 10 năm. Lãi suất cố 
định 12%/năm. Theo hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ thanh toán gốc và lãi cho 
ngân hàng hàng năm tiền gốc theo bảng phân kỳ hạn nợ, tiền lãi theo quy định của 
ngân hàng. Khách hàng phải thanh toán lần đầu khi nhận bàn giao tài sản.
- Ngày 1 tháng 3 năm 2002 Ngân hàng đã mua TS trên bằng tiền gửi tại ngân 
hàng nhà nước với giá là 11 tỷ đồng (đã tính thuế GTGT 10%).
- Ngày 2 tháng 3 năm 2002 sau khi xem xét tài sản và thoả thuận trong hợp 
đồng doanh nghiệp C đã nhận tài sản trên và thanh toán lần đầu theo hợp đồng 
bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.
- Ngày 2 tháng 3 năm 2003 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 1,5 tỷ đồng 
qua tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
- Năm 2004 do khách hàng gặp khó khăn về tài chính nên không thanh toán cho 
ngân hàng
- Ngày 2 tháng 3 năm 2005 khách hàng đã thanh toán số tiền phải trả năm 2004 
và 2005 cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng
- Ngày 2 tháng 3 năm 2006 khách hàng đã thanh toán đủ gốc và lãi theo hợp 
đồng tín dụng cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng
Bài tập 9: 
Theo hợp đồng cho thuê tài chính giữa ngân hàng và doanh nghiệp C ngân hàng sẽ 
cho thuê tài chính 1 tài sản trị giá 10 tỷ đồng thời hạn thuê là 10 năm. Lãi suất cố 
định 12%/năm. Theo hợp đồng tín dụng khách hàng sẽ thanh toán gốc và lãi cho 
ngân hàng hàng năm tiền gốc theo bảng phân kỳ hạn nợ, tiền lãi theo quy định của 
ngân hàng. Khách hàng phải thanh toán lần đầu khi nhận bàn giao tài sản.
- Ngày 1 tháng 3 năm 2002 Ngân hàng đã mua TS trên bằng tiền gửi tại ngân 
hàng nhà nước với giá là 11 tỷ đồng (đã tính thuế GTGT 10%).
- Ngày 2 tháng 3 năm 2002 sau khi xem xét tài sản và thoả thuận trong hợp 
đồng doanh nghiệp C đã nhận tài sản trên và thanh toán lần đầu theo hợp đồng 
bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng.
- Ngày 2 tháng 3 năm 2003 khách hàng đã thanh toán cho ngân hàng 1,5 tỷ đồng 
qua tài khoản tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
- Năm 2004 do khách hàng gặp khó khăn về tài chính nên không thanh toán cho 
ngân hàng
- Ngày 2 tháng 3 năm 2005 khách hàng đã thanh toán số tiền phải trả năm 2004 
và 2005 cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán của khách hàng tại ngân hàng
- Ngày 2 tháng 3 năm 2006 khách hàng đã thanh toán đủ gốc và lãi theo hợp 
đồng tín dụng cho ngân hàng bằng tiền gửi thanh toán tại ngân hàng
Biết rằng: Lãi suất Nợ quá hạn là 150%/ lãi suất thường
Tóm tắt: Kế toán nghiệp vụ tín dụng được theo dõi theo các tiêu thức như sau:
Thứ nhất: Theo đối tượng mà ngân hàng cho vay bao gồm cho vay các TCTD 
khác, cho vay các cá nhân và tổ chức trong nước, cho vay các cá nhân và tổ chức 
nước ngoài.
Thứ hai: Theo hình thức cho vay bao gồm cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, 
cho vay thuê mua hay tín dụng thuê mua hay còn gọi là cho thuê tài chính, cho 
vay chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá.
Thứ ba: Theo loại tiền bào gồm cho vay bằng VND hoặc ngoại tệ và vàng
Trên cơ sở đó hệ thống tài khoản kế toán cho vay được sắp xếp theo quy trình cho 
vay trong ngân hàng đó là khi ngân hàng nhận tài sản thế chấp của khách hàng 
được theo dõi ở tài khoản 994, khi giải ngân cho khách hàng vay được theo dõi ở 
các tài khoản cấp 3 có số 1 ở hàng thứ tư, tình hình thu nợặgp khó khăn được 
phân loại cụ thể và chia thành các nhóm nợ cần chú ý có số 2, nợ dưới tiêu chuẩn 
có số 3, nợ nghi ngờ có số 4 và nợ có khả năng mất vốn có số 5.
Kế toán còn theo dõi lãi phải thu của khách hàng ở tài khoản 394
Ngoài theo dõi gốc và lãi phải thu, trong một số trường hợp cần theo dõi qúa 
trình phát mãi tài sản của khách hàng để thu hồi vốn và dự phòng rủi ro tín dụng.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_nam_ke_toan_nghiep_vu.pdf
Tài liệu liên quan