Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ bảy: Kế toán thanh toán qua ngân hàng (Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt)

Mục đích: Trang bị những kiến thức về các hình thức thanh toán không dùng tiền

mặt của khách hàng và theo dõi quá trình thanh toán này trong ngân hàng, mối liên

hệ giữa các ngân hàng thông qua hoạt động thanh toán vốn giữa các ngân hàng.

7.1. Khái niệm và vai trò của hình thức thanh toán qua ngân hàng

Khái niệm: Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán tiền hàng

hóa, dịch vụ. của khách hàng thông qua vai trò trung gian của Ngân hàng. Thanh

toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán bằng cách ngân hàng trích từ tài khoản

của khách hàng này sang tài khoản của khách hàng khác theo lệnh của chủ tài

khoản.

pdf32 trang | Chuyên mục: Kế Toán Ngân Hàng | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Kế toán ngân hàng - Chương thứ bảy: Kế toán thanh toán qua ngân hàng (Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
h số tiền của các Lệnh chuyển Có đến năm nay và Lệnh 
huỷ chuyển Nợ đến năm nay có sai sót chưa được xử lý
Tài khoản 512 - Chuyển tiền năm trước của đơn vị chuyển tiền 
5121 Chuyển tiền đi năm trước
5122 Chuyển tiền đến năm trước
5123 Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý 
Tài khoản 5121 - Chuyển tiền đi năm trước
Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh 
chuyển tiền đi năm trước đã chuyển tới Trung tâm thanh toán .
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản "Chuyển tiền đi năm nay" còn 
số dư thì sẽ được chuyển sang tài khoản "Chuyển tiền đi năm trước" thành số dư 
đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư 
khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước.
Tài khoản 5122 - Chuyển tiền đến năm trước
Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh chuyển 
tiền đến năm trước do Trung tâm thanh toán chuyển.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay" còn 
số dư thì sẽ được chuyển sang tài khoản "Chuyển tiền đến năm trước" thành số dư 
đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Bên Nợ và bên Có của tài khoản này chỉ ghi số điều chỉnh và tất toán số dư 
khi có lệnh chuyển tiêu số dư năm trước.
Tài khoản 5123 Chuyển tiền đến năm trước chờ xử lý 
Tài khoản này mở tại các chi nhánh trong hệ thống để hạch toán các Lệnh 
chuyển tiền đến năm trước có sai sót chưa được xử lý.
Đến hết ngày 31/12 hàng năm, nếu tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay chờ 
xử lý" còn số dư thì sẽ được chuyển sang tài khoản "Chuyển tiền đến năm trước 
chờ xử lý" thành số dư đầu năm mới của tài khoản này (không phải lập phiếu).
Cách ghi chép và hạch toán chi tiết giống như tài khoản "Chuyển tiền đến năm nay 
chờ xử lý".
7.4.4. Uỷ nhiệm thu, thu hộ
Uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ là phương thức thanh toán giữa hai ngân hàng theo 
sự thoả thuận và cam kết với nhau , ngân hàng này sẽ thực hiện thu hộ và chi hộ 
cho ngân hàng kia trên cơ sở các chứng từ thanh toán của khách hàng có mở tài 
khoản tại ngân hàng kia.
Phương thức này có sự tham gia của:
+ Hai đơn vị ngân hàng cùng hệ thống.
+ Hai Ngân hàng hoặc hai đơn vị ngân hàng khác hệ thống.
Để tiến hành thanh toán theo phương thức uỷ nhiệm thu hộ, chi hộ, hai Ngân 
hàng phải ký hợp đồng để thống nhất với nhau về nguyên tắc, thủ tục và nội dung 
thanh toán.
Qui trình kế toán 
Tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ
+ Nếu là thu hộ đơn vị khác
Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Có TK 5192 Thu hộ, chi hộ
+ Nếu là chi hộ đơn vị khác
Nợ TK 5192 Thu hộ, chi hộ
Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ
+ Đối với khoản ngân hàng khác đã thu hộ
Nợ TK 5192 Thu hộ, chi hộ
Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
+ Đối với khoản ngân hàng khác đã chi hộ
Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Có TK 5192 Thu hộ, chi hộ
7.5.5. Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN
Thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN được áp dụng trong thanh toán 
qua lại giữa các Ngân hàng hoặc đơn vị khách hàng khác hệ thống đều có tài 
khoản tiền gửi tại NHNN.
 Kế toán tại Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán
Để thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN, ngân hàng phát sinh nghiệp 
vụ thanh toán phải lập và gửi NHNN nơi mình mở tài khoản chứng từ thanh toán 
thích hợp như:
+ Chứng từ thanh toán: đối với trường hợp điều chỉnh vốn hoặc các khoản 
thanh toán khác của chính mình.
+ Bảng kê chứng từ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại NHNN có kèm theo 
chứng từ thanh toán của khách hàng đối với các khoản thanh toán của khách hàng.
Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Có TK 1113 Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN
Kế toán tại ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán
Sau khi tiếp nhận và kiểm soát chứng từ thanh toán do NHNN chuyển sang, 
nếu không có sai sót, ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán sẽ ghi
Nợ TK 1113 Tiền gửi của ngân hàng tại NHNN
Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
7.4.6. Mở tài khoản tiền gửi lẫn nhau để thanh toán hộ 
Phương thức này đòi hỏi ngân hàng này phải mở tài khoản tiền gửi tại Ngân 
hàng kia và ngược lại.
Kế toán tại ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán
Ngân hàng phát sinh nghiệp vụ thanh toán phải có trách nhiệm lập chứng từ 
thanh toán (nếu là khoản thanh toán của mình) hoặc bảng kê kèm theo các chứng 
từ thanh toán của khách hàng (đối với các khoản thanh toán của khách hàng) gửi 
tới Ngân hàng có quan hệ tiền gửi để thanh toán 
Trường hợp chuyển Có
Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng
Có TK 1311, 1321 Trường hợp mở TK tại ngân hàng đối phương
 Có TK 4121, 4122 Trường hợp NH đối phương mở TK tại 
NH mình
Trường hợp chuyển Nợ
Nợ TK 1311, 1321 Trường hợp mở TK tại ngân hàng đối phương 
Nợ TK 4121, 4122 Trường hợp NH đối phương mở TK tại ngân 
hàng mình Có TK 4211, 4221 
 Kế toán tại Ngân hàng kết thúc nghiệp vụ thanh toán
Trường hợp nhận Giấy báo Có
Nợ TK 1311, 1321 Nếu NH mở TK tại NH đối phương 
 Nợ 4121, 4122 Nếu NH đối phương mở TK tại NH mình
Có TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng tại Ngân hàng
Trường hợp nhận Giấy báo Nợ
Nợ TK 4211, 4221 Tiền gửi của khách hàng
Có TK 1311, 1321 Nếu NH mở TK tại Ngân hàng đối phương
Có TK 4121, 4122 Nếu NH đối phương mở TK tại Ngân 
hàng mình
Câu hỏi và bài tập
Câu 1: Hạch toán các trường hợp xấy ra ở trên tại các ngân hàng ở các thời điểm 
khác 
Khách hàng A và khách hàng B có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng A
Khách hàng C và khách hàng D có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng B
Ngân hàng A và Ngân hàng B cùng hệ thống ngân hàng
a. Ngày 3 tháng 7 năm 2006 khách hàng A yêu cầu ngân hàng chi trả cho khách 
hàng C số tiền là 50 triệu đồng.
b. Ngày 4 tháng 7 năm 2006 khách hàng B yêu cầu ngân hàng chi trả cho khách 
hàng D số tiền là 85 triệu đồng.
c. Ngày 4 tháng 7 năm 2006 khách hàng C yêu cầu ngân hàng ch./.i trả cho khách 
hàng A số tiền là 40 triệu đồng.
d. Ngày 4 tháng 7 năm 2006 ngân hàng B đã nhận được giấy báo của ngân hàng 
A số tiền chi trả cho khách hàng C là 50 triệu đồng và chi trả cho khách hàng D 
số tiền là 58 triệu đồng.
e. Ngày 5 tháng 7 năm 2006 ngân hàng A đã nhận được giấy báo của ngân hàng 
B số tiền chi trả cho khách hàng A là 40 triệu đồng.
f. Ngày 5 tháng 7 năm 2006 ngân hàng B đã nhận được giấy báo của trung tâm 
thanh toán tại hội sở chính số tiền chi trả cho khách hàng C là 50 triệu đồng và 
chi trả cho khách hàng D số tiền là 85 triệu đồng.
g. Ngày 5 tháng 7 năm 2006 ngân hàng A đã nhận được giấy báo của trung tâm 
thanh toán chi trả cho khách hàng A là 40 triệu đồng.
Câu 2:Hạch toán các trường hợp xẩy ra tại các ngân hàng ở các thời điểm khác 
- Khách hàng A, B, C, D có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Ngoại 
thương Huế.
- Khách hàng E, F, G, H có tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng Ngoại 
thương TP Hồ Chí Minh
- Ngày 1/6/ 06 Khách hàng A nộp Ủy nhiệm chi vào ngân hàng yêu cầu chi trả 
cho khách hàng C số tiền là 20 triệu đồng. Khách hàng B nộp Séc chuyển 
khoản vào ngân hàng yêu cầu ngân hàng thu hộ ở khách hàng D số tiền là 15 
triệu đồng. Khách hàng D nộp Ủy nhiệm chi yêu cầu chi trả cho khách hàng A 
số tiền là 12 triệu đồng. Khách hàng C nộp Uỷ nhiệm chi yêu cầu ngân hàng 
chi cho khách hàng E số tiền là 10 triệu đồng. 
- Ngày 2/6/06 Khách hàng F nộp Ủy nhiệm chi vào ngân hàng yêu cầu chi trả 
cho khách hàng H số tiền là 16 triệu đồng. Khách hàng G nộp Uỷ nhiệm chi 
vào ngân hàng yêu cầu ngân hàng chi trả cho khách hàng E số tiền là 15 triệu 
đồng.
- Ngày 2/6/06 Ngân hàng ngoại thương TP Hồ Chí Minh đã nhận được giấy báo 
Có của ngân hàng ngoại thương Huế để chi cho khách hàng E số tiền là 10 
triệu đồng.
- Ngày 3/6/06 Ngân hàng ngoại thương TP Hồ Chí Minh đã nhận được Sổ đối 
chiếu của Trung tâm thanh toán tại Hội sở chính chi cho khách hàng E số tiền 
là 10 triệu đồng.
Câu 3: Định khoản các nghiệp vụ thanh toán ở NH A và B.
Khách hàng A,B có TK tiền gửi ở NH Ngoại thương Huế
Khách hàng C,D,E có TK ở NH Ngoại thương Hà Nội
Ngày 1/3/06 KH A nộp UNC vào NH để chi trả cho KH C số tiền là 25 triệu đồng, 
KH B nộp Séc chuyển khoản vào NH để thu ở KH E số tiền là 45 triệu đồng
Ngày 2/3/06 KH C nộp Séc chuyển khoản vào NH để thu ở KH D số tiền là 30 
triệu đồng, KH D nộp UNC để chi trả cho KH B số tiền là 60 triệu đồng
Ngày 2/3/06 Ngân hàng Hà Nội nhận được giấy báo của NH A chi trả cho KH C 
số tiền là 25 triệu đồng và thu ở KH E số tiền là 45 triệu đồng.
Ngày 3/3/06 Ngân hàng Hà Nội nhân được Sổ đối chiếu của HSC chi trả cho 
khách hàng C số tiền là 25 triệu đồng và thu ở KH E số tiền là 45 triệu đồng
Ngày 3/3/06 Ngân hàng Huế nhận được giấy báo của NH B chi trả cho KH B số 
tiền là 45 triệu đồng
Ngày 3/3/06 Ngân hàng Huế nhận được Sổ đối chiếu của HSC chi trả cho KH B 
số tiền là 60 triệu đồng.
Các ngân hàng và HSC đã kiểm tra thông tin và xác định chính xác số tiền chuyển 
ban đầu của khách hàng và điều chỉnh số liệu.
Tóm tắt: Kế toán thanh toán qua ngân hàng là hình thức thanh toán không dùng 
tiền mặt trong thanh toán giữa các ngân hàng mà thông qua vai trò trung gian 
của ngân hàng. Ngân hàng có nhiệm vụ trích từ tài khoản tiền gửi của khách hàng 
này vào tài khoản của khách hàng khác. Nếu các khách hàng hàng có tài khoản 
tiền gửi ở các ngân hàng khác nhau thì các ngân hàng thực hiện công tác chuyển 
vốn lẫn nhau để đảm bảo cho công tác thanh toán. Hiện nay hình thức thanh toán 
qua ngân hàng đang được phổ biến rộng rãi đặc biệt là các nước phát triển hình 
thức này chiếm trên 90%. Hình thức thanh toán vốn giữa các ngân hàng phổ biến 
rộng rãi ở hình thức thanh toán liên hàng, thanh toán bù trừ và hình thức kết hợp. 
Thanh toán liên hàng được thực hiện theo các giai đoạn: Liên hàng đi, liên hàng 
đến, đối chiếu liên hàng và giai đoạn quyết toán liên hàng vào cuối năm. Thanh 
toán bù trừ được thực hiện dưới vai trò chủ trì của ngân hàng nhà nước.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ke_toan_ngan_hang_chuong_thu_bay_ke_toan_thanh_toa.pdf
Tài liệu liên quan