Bài giảng Các xí nghiệp phục vụ xây dựng đường ô tô - Nguyễn Biên Cương
Nội dung chính
1. Các vấn đề chung
2. Mỏ khai thác & gia công vật liệu
3. Cơ sở gia công nhựa
4. Xí nghiệp chế tạo BTN
5. Xí nghiệp chế tạo BTXM
Tóm tắt nội dung Bài giảng Các xí nghiệp phục vụ xây dựng đường ô tô - Nguyễn Biên Cương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
u đều qua máy nghiền mặc dù một số cỡ hạt đã đạt yêu cầu gia công hoặc đã là phế phẩm. . Máy nghiền phải đảm nhận một khối lượng nghiền lớn. . Vật liệu có hàm lượng bụi bẩn lớn do nghiền cùng phế phẩm. . Luôn tồn tại một lượng vật liệu gia công có kích thước lớn hơn độ mở của khe ra đá. Ghi chú : 1 -Máy nghiền. 2. Máy sàng. 1 2 . Chu kỳ hở có sàng phân loại sơ bộ: vật liệu từ khu gia công sẽ đi qua sàng phân loại sơ bộ để loại các cỡ hạt không cần gia công trước khi cho qua máy nghiền, sau đó đến máy sàng kiểm tra để phân loại vật liệu. . Ưu điểm so với chu kỳ hở: Khắc phục được các nhược điểm 1, 2, 3 nhưng tốn máy sàng hơn. 1 2 2 . Chu kỳ kín: toàn bộ vật liệu từ khu gia công sẽ đi qua máy nghiền, sau đó đến máy sàng kiểm tra để phân loại vật liệu, vật liệu chưa đạt yêu cầu gia công sẽ quay trở lại máy nghiền. 1 2 - Ưu điểm so với chu kỳ hở: Khắc phục được các nhược điểm 4 - Nhược điểm: chưa khắc phục được các nhược điểm 1, 2, 3; khối lượng vật liệu qua máy nghiền nhiều. . Chu kỳ kín có sàng phân loại sơ bộ: vật liệu từ khu gia công sẽ đi qua máy sàng phân loại sơ bộ; vật liệu chưa đạt kích cỡ gia công sẽ qua máy nghiền, sau đó quay lại máy sàng để phân loại vật liệu; phần vật liệu chưa đạt yêu cầu gia công lại quay trở lại máy nghiền. 1 2 - Ưu điểm: Khắc phục được các hết các nhược điểm 1, 2, 3, 4. - Nhược điểm: khối lượng vật liệu qua máy sàng & máy nghiền đều lớn. e. Xác định sản lượng các loại vật liệu sau khi nghiền: dùng đồ thị ra đá. §å thÞ ra ®¸ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 Cì sμng, mm L − î n g l ä t s μ n g , % 20 25 40 50 60 70 * Đồ thị ra đá: là biểu đồ cấp phối hạt của vật liệu sau khi ra khỏi giai đoạn nghiền cuối cùng ứng với một độ mở nhất định của khe ra đá. - Đồ thị ra đá phụ thuộc vào: . Loại đá đem nghiền. . Kích cỡ hạt đưa vào máy nghiền. . Tình trạng hoạt động thực tế của máy nghiền. . Độ rộng của khe ra đá. - Để thiết lập đồ thị ra đá, định kỳ phải tiến hành nghiền thử với các độ mở của khe ra đá khác nhau, xác định % hạt lọt qua các cỡ sàng để xây dựng đồ thị. * Trình tự xác định sản lượng các loại vật liệu sau khi nghiền: - Xác định độ mở của khe ra đá (mm). - Tại các cỡ hạt cần xác định khối lượng vật liệu ( trục hoành ), kẻ các đường thẳng đứng, gặp đường đồ thị, từ đó kẻ các đường ngang, xác định được lượng lọt qua sàng ứng với cỡ sàng đó. - Tính toán khối lượng các loại vật liệu giữa 2 cỡ sàng kề nhau. Ví dụ : xác định sản lượng các loại vật liệu đá 0x5, 5x10, 10x20 & 20x40 sau khi nghiền đá với độ mở khe ra đá 25mm. §å thÞ ra ®¸ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 55 60 65 70 75 80 Cì sμng, mm L − î n g l ä t s μ n g , % 20 25 40 50 60 70 100 67 28 9 Tính toán: - Hàm lượng đá 20x40 : 100 - 67 = 23%. - Hàm lượng đá 10x20 : 67 - 28 = 39%. - Hàm lượng đá 5x10 : 28 - 9 = 19%. - Hàm lượng đá 0x5 : 9 - 0 = 9%. 6.7. Vận chuyển vật liệu: - Từ khâu gia công này đến khâu gia công khác hoặc từ khu gia công đến bãi chứa. Các cách vận chuyển: - Thủ công. - Băng chuyền. -Máy xúc lật. -Máy xúc lật + ô tô. - Đường goòng. Băng chuyền vận chuyển vật liệu Băng chuyền vận chuyển vật liệu 6.5. Sàng vật liệu: * Các giai đoạn sàng: . Sàng sơ bộ: tách các cỡ hạt không cần gia công tiếp để đưa đến đống phế phẩm. . Sàng chuẩn bị: tách các kích cỡ hạt sau khi nghiền ở giai đoạn trước, phân loại các cỡ hạt để đưa vào các khâu gia công tiếp theo. . Sàng kiểm tra: tách các kích cỡ hạt sau khi nghiền đập để đạt yêu cầu gia công về kích cỡ hạt. * Các phương pháp sàng: . Sàng phẳng (sàng thanh). . Sàng ống (sàng tròn). Hiện nay thường dùng sàng phẳng do có chất lượng tốt, năng suất cao. Một loại máy sàng phẳng có gắn thiết bị chấn động 6.6. Rửa vật liệu: đảm bảo vật liệu đạt độ sạch. - Rửa vật liệu mịn: cát xay, cát sông dùng máy rửa chuyên dùng. - Vật liệu thô: dùng phương pháp sàng ướt - phun tia nước áp lực cao ngay trên mặt sàng ( kết hợp sàng & rửa ). 7. Thiết kế quá trình công nghệ gia công vật liệu: 7.1. Lập sơ đồ chất lượng: - Chỉ rõ trình tự công nghệ di chuyển của vật liệu từ thiết bị này sang thiết bị kia để đạt được yêu cầu gia công. - Sơ đồ chất lượng cũng chỉ rõ chủng loại các loại thiết bị cần thiết đạt được yêu cầu gia công. 7.2. Lập sơ đồ số lượng: - Lập sơ đồ số lượng trên cơ sở sơ đồ chất lượng. - Tính toán xác định rõ số lượng vật liệu đem gia công thông qua từng khâu gia công đã xác định trong sơ đồ chất lượng. 7.3. Lập sơ đồ công nghệ gia công : - Tập hợp, thông nhất sơ đồ chất lượng & sơ đồ số lượng gia công vật liệu. - Chọn máy chính, máy phụ, tính toán số lượng các loại máy móc. Chọn máy trên nguyên tắc: . Chọn máy chính trước (máy nghiền), máy phụ sau. . Máy phụ phải đảm bảo cho máy chính hoạt động liên tục. . Tỉ lệ phế phẩm ít nhất. . Vốn đầu tư thấp. . Phù hợp nhất với sơ đồ công nghệ. . Lập nhiều P.A, so sánh chọn P.A tối ưu. Hiện nay các dây chuyền nghiền, sàng đá thường đã được thiết kế đồng bộ. 1. Nhiệm vụ: - Tiếp nhận & bảo quản nhựa. - Gia công đến trạng thái sử dụng. - Vận chuyển, cung cấp nhựa. 3. Cơ sở gia công nhựa 2. Yêu cầu: - Nhựa nhập, xuất phải thuận tiện, an toàn. - Bảo quản, gia công nhựa đảm bảo chất lượng. - Giá thành rẻ. 3. Phân loại: -Theo quy mô & thời gian sử dụng: cơ sở cố định & cơ sở tạm thời. -Theo nhiệm vụ & trang thiết bị : cơ sở phục vụ chuyển tải & cơ sở phục vụ sản xuất. -Theo tính chất gia công : cơ sở gia công nhựa nóng & cơ sở chế tạo nhũ tương nhựa. 4. Cơ sở gia công nhựa nóng: 4.1. Nhiệm vụ: - Vận chuyển nhựa. - Tiếp nhận nhựa. - Bảo quản nhựa. - Đun nhựa đến nhiệt độ thi công. - Cung cấp nhựa đến nơi sử dụng 4.2. Nội dung: a. Vận chuyển nhựa: - Dùng xe ô tô thông thường khi vận chuyển nhựa đóng thùng. - Dùng các xe chuyên dụng khi vận chuyển nhựa ở dạng lỏng. Một số hình ảnh xe vận chuyển nhựa chuyên dụng b. Tiếp nhận & bảo quản nhựa: - Cẩu lắp, vận chuyển & bảo quản nhựa trong kho bãi ngoài trời hoặc có mái che nếu là nhựa đóng thùng (40 Galon ~158 ÷ 162 kg/thùng). - Bơm hút từ phương tiện vận chuyển & bảo quản nhựa trong bể chứa hoặc xi-lô chứa (bồn chứa nếu là nhựa ở dạng nóng chảy). Bể chứa nhựa Hình thức thứ 2 có ưu điểm: - Tiếp nhận nhựa nhanh chóng, khó thất thoát. - Nhựa bảo quản trong bồn chứa kín đảm bảo chất lượng, không lẫn nước & tạp chất. - Giá nhựa thấp (do không có bao bì). Dung tích yêu cầu của bể chứa nhựa: V = Vkh + ΔVk Trong đó : . .Vkh - Lượng nhựa cần chứa theo dự kiến. . ΔVk- Phần thể tích nhựa tăng do đun nóng nhựa để bơm hút : ΔVk=αnh.(tch - 25).Vkh .αnh - hệ số nở thể tích khi tăng nhiệt của nhựa (αnh =0,0017) Nhựa bao giờ cũng phải thấp hơn mặt bồn chứa tối thiểu 20 ÷ 30 cm. c. Gia công nhựa đến nhiệt độ TC: Sơ đồ đun 1 cấp: nhựa được đun nóng chảy trong bồn chứa (50 ÷ 70oC) & đun đến nhiệt độ thi công trong các hố tụ nhựa ( 140 ÷ 160oC). Ưu điểm: thiết bị đơn giản, đầu tư ban đầu nhỏ. Nhược điểm: tốn nhiệt lượng, năng suất thấp, giá thành gia công nhựa cao. Sơ đồ đun 2 cấp: nhựa được đun đến 50 ÷ 70oC trong bồn chứa, đun đến 80 ÷ 100oC trong hố tụ nhựa (cấp 1) , được bơm đến các nồi nấu nhựa để đun đến nhiệt độ thi công (cấp 2). Ưu điểm: năng suất cao, tiết kiệm nhiệt lượng, đảm bảo chất lượng nhựa, giá thành gia công nhựa thấp. Nhược điểm: thiết bị phức tạp, đầu tư ban đầu lớn. Các phương pháp đun nhựa: Đun bằng nồi hơi: hơi nước bão hoà (6 ÷ 8at) được bơm vào các ống xoắn truyền nhiệt dưới đáy bồn để đun nóng nhựa. Phương pháp này an toàn, vệ sinh, nhưng chỉ đun nhựa đến được 110oC, áp dụng cho các cơ sở chuyển tải. Đun bằng dầu nóng: dầu là chất mang nhiệt được đun nóng bằng điện sau đó dùng bơm để bơm đến bể chứa nhựa để làm nóng nhựa. PP này vệ sinh, an toàn, đun nhựa đến nhiệt độ cao, thường áp dụng ở các cơ sở cố định. Đun bằng khí nóng: đốt cháy dầu, thổi khí nóng vào các ống dẫn truyền nhiệt để đun nhựa. PP này có thể đun nhựa đến nhiệt độ cao, dễ gây hoả hoạn, ô nhiễm. Đun bằng điện: vệ sinh, tốn năng lượng điện, dễ gây tai nạn về điện. Đun bằng tia hồng ngoại: an toàn, vệ sinh, thiết bị khó tìm kiếm, khó sửa chữa. Nồi nấu nhựa nên bố trí theo kiểu dây chuyền để có thể liên tục đun nhựa, tiết kiệm nhiệt lượng. 5. Cơ sở chế tạo nhũ tương: 5.1. Nhiệm vụ: - Vận chuyển nhựa. - Tiếp nhận nhựa. - Bảo quản nhựa. - Gia công nhựa thành nhũ tương nhựa. - Cung cấp nhũ tương nhựa đến nơi sử dụng. 5.2. Trình tự gia công nhũ tương thuận Cationic: 1. Đun nhựa đến trạng thái nóng chảy, lọc nhựa. 2. Trộn nhựa nóng chảy với chất làm lỏng thành pha phân tán. 3. Làm mềm nước. 4. Đun nước đến 70 - 90oC. 5. Trộn nước mềm với axít béo để tạo thành dung dịch chất nhũ hoá đậm đặc. 6. Trộn dung dịch đậm đặc với nước mềm tạo thành dung dịch dung môi. 7. Trộn pha phân tán (nhựa lỏng) với dung môi(nước mềm & chất nhũ hoá). 8. Bơm nhũ tương vào xe vận chuyển hoặc bồn chứa. Trộn nhũ tương thuận: - Máy quay nghiền: đĩa nghiền quay với tốc độ cao (1500 ÷ 7200 v/ph). Giữa vỏ máy & đĩa nghiền là khe hở có thể điều chỉnh được độ rộng (0,1 ÷ 2mm). Nhựa đi qua khe bị nghiền nhỏ & phân tán vào dung môi tạo thành nhũ tương. Loại này nghiền nhũ tương liên tục. Cấu tạo đĩa nghiền Một loại máy quay nghiền Đĩa nghiền Máy quay nghiền chế tạo nhũ tương SONIC Đĩa nghiền Một loại máy quay nghiền Akzo Nobel Năng suất nghiền 5 - 40 tấn/giờ. Trạm trộn nhũ tương Mini Một trạm trộn nhũ tương Mini khác Trạm trộn nhũ tương C.ty cơ khí CTGT 5 Sơ đồ bố trí trạm trộn nhũ tương - Máy quay khuấy: các cánh quay quay với tốc độ 800 ÷ 1000 v/ph; vỏ máy cũng bố trí các cánh cố định. Nhựa và dung môi được khuấy đều tạo thành nhũ tương. Loại này nghiền nhũ tương có chu kỳ. Một mẻ trộn 60 ÷ 200 lít, phù hợp với các cơ sở dọc tuyến. Hiện nay rất ít sử dụng loại này. Tổ hợp quay khuấy mini chế tạo nhũ tương
File đính kèm:
- bai_giang_cac_xi_nghiep_phuc_vu_xay_dung_duong_o_to_nguyen_b.pdf