Bài giảng Bệnh lý thú y - Chương 2: Rối loạn thân nhiệt - Nguyễn Hữu Nam
I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT
• Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọng
cho sự hoạt động bình thường của các men tham gia
vào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơ
thể động vật.
• Động vật máu lạnh - biến nhiệt: Động vật không
xương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bò
sát v.v.
• - Thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của
nhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điều
hoà nhiệt.
• Động vật máu nóng - đẳng nhiệt: chim và ĐV có vú -
Thân nhiệt tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độ
của môi trường.
ạ xuống cho đến khi cân bằng lúc đầu được lặp lại và thân nhiệt trở lại bình thường. Cũng cần chú ý là có thể có những bệnh súc thân nhiệt giảm đột ngột do đái nhiều, ra mồ hôi nhiều làm mất nước, huyết áp hạ gây trụy tim mạch lúc hết sốt. • 3.4. Cơ chế phát sốt • Sốt là do rối loạn chức phận của TTĐHN làm thay đổi mối tương quan giữa sản nhiệt và thải nhiệt. • Dưới ảnh hưởng của chất gây sốt, trung tâm kém nhạy cảm đối với các KT nóng; Ngược lại, tăng nhạy cảm với các KT lạnh. Nhiệt độ của máu tỏ ra “quá lạnh” đối với TTĐHN, do đó gây phản ứng làm tăng SN và giảm TN, thân nhiệt tăng lên - sốt tăng. • Khi sốt ở mức độ cao, nhiệt độ cao của cơ thể sẽ làm cho phản ứng của TTĐHN đối với lạnh giảm xuống có tác dụng ức chế SN và tăng TN – sốt đứng. • Khi chất gây sốt hết tác dụng, TTĐHN cảm thấy quá nóng so với nhiệt độ của môi trường quanh nó, nên phản ứng làm tăng TN và thân nhiệt dần dần giảm xuống. • Cần chú ý, trong khi sốt, bệnh súc vẫn còn khả năng điều nhiệt. Khi nhiệt độ bên ngoài thay đổi hay khi vận động, phản ứng điều nhiệt ở cơ thể bệnh gần như cơ thể lành. Riêng đối với bệnh sốt nhiễm khuẩn nặng, cơ thể suy nhược, thì sức đề kháng đối với lạnh và nóng giảm xuống. Điều đó chứng tỏ rằng sự tăng thân nhiệt trong quá trình sốt mang tính chất chủ động. • Vai trò của vỏ não trong quá trình sốt • Phản ứng sốt được quyết định bởi các trung tâm dưới vỏ là chủ yếu. Nhưng quá trình rối loạn điều nhiệt chịu ảnh hưởng sâu sắc của vỏ não. Bình thường vỏ não điều hoà hoạt động của các trung tâm dưới vỏ theo hình thức kìm hãm các hoạt động đó – trong đó có trung tâm điều hoà nhiệt. Trên thực nghiệm thấy rằng, ở súc vật phá vỏ não, phản ứng sốt phát sinh rất mạnh. Đem tiêm cùng một liều chất gây sốt cho ba thỏ tương tự như nhau về khối lượng và trạng thái cơ thể nhưng trước đó, một thỏ được tiêm cafein - sốt mạnh nhất, và sốt chậm nhất là thỏ uống bromua, vì chất này ức chế toàn bộ thần kinh kể cả trung tâm điều hoà nhiệt. • Trên lâm sàng, loại hình thần kinh ở trạng thái ức chế (lầm lì, u sầu) thì phản ứng sốt yếu. Ngược lại, loại hình thần kinh hưng phấn (thể hung dữ) thì phản ứng sốt rất mạnh hoặc ở động vật non do vỏ não phát triển chưa đầy đủ nên sốt cao và dễ có co giật và hôn mê. • Vai trò nội tiết • Nếu cắt bỏ một số tuyến như hạ não, tuyến giáp, v.v... thì thấy phản ứng sốt giảm. Ngược lại, nếu tiêm adrenalin, noradrenalin, lại có thể gây được cơn sốt. điều đó chứng tỏ nội tiết có tham gia vào phản ứng sốt. • 3.5. Các kiểu sốt • Theo cường độ cơn sốt người ta chia ra: • Sốt nhẹ khi thân nhiệt tăng ít hơn 10C • Sốt vừa tăng 1 - 20C • Sốt nặng tăng 2 - 30C • Sốt rất nặng tăng trên 30C • Theo đường biểu diễn nhiệt độ, lại chia ra bốn loại: • - Sốt liên tục: nhiệt độ giữ ở mức cao trong một thời gian, sáng chiều thay đổi không quá 10 C, thường gặp trong viêm phổi, phó thương hàn bê. • - Sốt dao động: nhiệt độ sáng chiều chênh nhau quá 10C, gặp trong nhiễm khuẩn huyết, trong lao phổi, viêm mủ, giai đoạn cuối của thương hàn. • - Sốt cách quãng: có sự luân phiên giữa cơn sốt và thời kỳ không sốt, gặp trong các bệnh ký sinh trùng đường máu, sốt rét ở người. • - Sốt hồi quy: khác loại cách quãng ở chỗ khoảng thời gian không sốt kéo dài hơn, gặp trong bệnh xoắn khuẩn. • Ngoài ra còn có loại sốt không điển hình, là dạng sốt không tuân theo quy luật gặp trong bệnh tỵ thư ngựa. • 3.6. Rối loạn chuyển hoá trong sốt • Tăng chuyển hoá trong sốt xảy ra do đặc tính của các chất gây sốt, do tăng thân nhiệt và do tình trạng đói của cơ thể. Rối loạn chuyển hoá trong sốt tuy biểu hiện ở từng loại bệnh, từng cá thể có khác nhau, song nói chung có một số quy luật diễn biến nhất định giống nhau. • Rối loạn chuyển hoá năng lượng • Trong đa số trường hợp sốt, đều có tăng chuyển hoá, do đó hấp thụ oxy tăng. Khả năng này tăng mạnh nhất ở giai đoạn đầu và giảm dần ở các giai đoạn sau của sốt. • Rối loạn chuyển hoá Gluxit. • Tăng chuyển hoá gluxit, lượng dự trữ glycogen giảm, glucoza huyết tăng, có thể có glucoza niệu, lượng axit lactic tăng. • Rối loạn chuyển hoá Lipit. • Chuyển hoá lypit chỉ tăng mạnh trong sốt cao và kéo dài, lượng dự trữ glycogen giảm làm cho lipit huyết tăng, xuất hiện thể xêton trong máu. • Rối loạn chuyển hoá protit . • Chuyển hoá protit tăng mạnh trong sốt do nhiễm độc, nhiễm khuẩn và đói ăn của cơ thể, lượng nitơ đào thải qua nước tiểu tăng. • Chính vì vậy trong các trường hợp sốt cao và kéo dài, cần phải cung cấp nhiều thức ăn dễ tiêu có nhiều chất bổ. • Nhất là phải tiêm huyết thanh ngọt ưu trương, nhằm hạn chế quá trình tự thực protit của cơ thể khi nguồn dự trữ năng lượng của cơ thể giảm sút. • Rối loạn chuyển hoá vitamin • Do tăng chuyển hoá nói chung nên nhu cầu vitamin cũng tăng, nhất là vitamin C và B1. • Khi sốt, cần thiết phải cung cấp nhiều vitamin loại này cho bệnh súc. • Rối loạn chuyển hoá nước và muối. • Trong giai đoạn đầu, chuyển hoá nước và muối hơi tăng. Sang giai đoạn hai nước bị giữ lại trong cơ thể, tiểu tiện ít. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tăng nội tiết có tác dụng giữ muối và nước, quan trọng nhất là aldosteron của thượng thận và ADH của thuỳ sau tuyến yên. • Ngoài ra còn do tăng các sản phẩm của rối loạn chuyển hoá và do chức phận lọc của cầu thận giảm. Sang giai đoạn ba, sự bài tiết nước tiểu lại tăng, bài tiết mồ hôi tăng, làm tăng quá trình thải nhiệt. • Về muối thấy bài tiết natri clorua giảm, bài tiết kali sulfat và phosphat tăng lên, nhất là trong giai đoạn sốt tăng. Khi sốt lui, ngược lại, vì tăng đào thải natri nên bệnh súc có thể bị nhiễm axit do mất nhiều muối kiềm • 3.7. Rối loạn chức năng các cơ quan trong sốt • Do bị nhiễm độc tố vi khuẩn và các sản phẩm rối loạn chuyển hoá, do thân nhiệt cao mà gây ra rối loạn của nhiều chức phận trong cơ thể. • Rối loạn thần kinh. • Trong sốt, thần kinh ở trạng thái hưng phấn rồi ức chế, bệnh súc thường khó chịu, không yên tĩnh , ủ rũ, mệt mỏi, nếu nặng hơn có thể bị co giật. • Rối loạn tuần hoàn • Khi sốt, tim đập nhanh; Nguyên nhân gây tăng tuần hoàn có thể do thần kinh giao cảm bị hưng phấn, do nhiệt độ cao tác động trực tiếp vào thần kinh tự động của tim và do nhu cầu oxy của tăng chuyển hoá. • Tăng hoạt động của tim còn phụ thuộc vào đặc tính của các yếu tố nhiễm khuẩn, nhiễm độc. • Như trong viêm màng não, thân nhiệt tăng cao nhưng mạch lại chậm, ngược lại trong sốt thương hàn, mạch tăng nhanh nhưng thân nhiệt lại tăng ít. • Do độc tố của vi khuẩn ức chế hệ thần kinh, trong dó trung khu điều hoà nhiệt. • Rối loạn tuần hoàn còn thể hiện ở sự thay đổi huyết áp. Trong giai đoạn đầu huyết áp có thể hơi tăng do co mạch quản ngoại vi. • Sang giai đoạn 2 và nhất là giai đoạn 3, huyết áp hạ do giãn mạch quản ngoại vi, đôi khi giảm quá mạnh gây truỵ tim mạch. • Rối loạn hô hấp • Rối loạn hô hấp trong sốt thường diễn ra song song với rối loạn tuần hoàn. nguyên nhân tăng hô hấp là do tăng nhiệt độ, tăng nhu cầu oxy và tăng axit của máu. Tăng hô hấp có tác dụng điều hoà thân nhiệt. • Rối loạn tiêu hoá • Rối loạn tiêu hoá thường đến sớm với các triệu chứng chán ăn, giảm tiết dịch tiêu hoá, trắng lưỡi, khô miệng, tiêu hoá và hấp thu giảm, giảm nhu động ruột gây táo bón. • Tăng quá trình lên men trong ruột gây chướng hơi và nhiễm độc. Vì vậy khi sốt cần cho con vật ăn các thức ăn dễ tiêu hoá. • Nguyên nhân gây giảm nhu động ruột là do rối loạn của thần kinh giao cảm và do rối loạn chuyển hoá, thiếu năng lượng cung cấp cho hoạt động của cơ. • Rối loạn chức phận của thận • Do tác động của độc tố vi khuẩn và do rối loạn tuần hoàn nên hoạt động của thận cũng bị ảnh hưởng; giai đoạn đầu tăng bài tiết nước tiểu, sang giai đoạn 2 sẽ giảm bài tiết nước tiểu do tích nước ở mô bào, giai đoạn hạ sốt lại tăng bài tiết nước tiểu. • Chất lượng nước tiểu cũng thay đổi, tăng lượng albumin, tăng amoniac và nhiều chất khác trong nước tiểu. • Rối loạn nội tiết • Trong sốt, hoạt động nội tiết tăng, đặc biệt là hạ não và thượng thận. • Sự tăng tiết ACTH và cortison trong máu có tác dụng chống viêm, chống dị ứng. • Tăng nội tiết còn có tác dụng tăng giữ nước và muối trong cơ thể. • Tăng chức phận gan • Trong sốt, chức phận chuyển hoá tại gan tăng lên rất nhiều. • Theo một số tác giả, có thể tăng tới 30 – 40%, phospholipit trong gan cũng được đổi mới nhanh, chuyển hoá năng lượng tăng lên, tăng chức năng chống độc, tăng khả năng tạo urê, tạo fibrinogen, chuyển hoá nitơ..., tăng chức năng gan có tác dụng tăng sức đề kháng chung của cơ thể. • Tăng chức phận miễn dịch • Khi bị sốt, thành phần máu có nhiều biến đổi, đặc biệt là sự thay đổi về bạch cầu và kháng thể. Lượng bạch cầu tăng, khả năng thực bào của nó tăng lên, tổ chức võng mạc nội mô cũng tăng sinh và phì đại. • Lượng kháng thể và bổ thể trong máu đều tăng. • 3.8. ý nghĩa của phản ứng sốt • Về cơ bản sốt là một phản ứng bảo vệ của cơ thể, ảnh hưởng tốt trong diễn biến của quá trình nhiễm khuẩn, vì sốt có tác dụng: • Tăng số lượng bạch cầu và khả năng thực bào của bạch cầu. • Tăng sản xuất kháng thể và bổ thể. • Tăng khả năng chống độc và khử độc của gan. • Tăng chức phận tạo máu. • Tăng khả năng phân huỷ vi khuẩn. • Tăng các chức năng sinh lý. • Tăng sức đề kháng chung. • Tăng khả năng phục hồi sức khoẻ. • Tác hại của sốt: Khi sốt quá cao, chức năng của các cơ quan bị rối loạn nghiêm trọng, cơ thể không thể kiểm soát, điều chỉnh được tạo ra vòng xoắn bệnh lý làm nghiêm trọng các triệu chứng bệnh, có thể gây hôn mê và gây chết. • Trong thực hành thú y, khi điều trị bệnh chúng ta cần tôn trọng phản ứng sốt, nhất là trong các trường hợp sốt nhẹ. • Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt trong những trường hợp cần thiết. Mặt khác, có thể tạo ra phản ứng sốt nhân tạo để điều trị một số bệnh mãn tính, như viêm khớp, loét dạ dày... Thank you for your attention!
File đính kèm:
- bai_giang_benh_ly_thu_y_chuong_2_roi_loan_than_nhiet_nguyen.pdf