Bài giảng Bệnh lý học

GIỚI THIỆU MÔN HỌC

Mục tiêu

Trang bị cho người học các nguyên lý chung về bệnh lý học để giải thích các cơ chế

sinh bệnh và các biến đổi bệnh lý cơ bản.

Nội dung học phần:

Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về tổn thương. Nó bao gồm cả khoa học đại cương

và thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cả thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng của tế bào, mô

và các cơ quan bị bệnh.

Bệnh lý học quan tâm đến 4 khía cạnh cơ bản của quá trình bệnh là: vai trò của nguyên

nhân bệnh, cơ chế phát sinh bệnh, sự thay đổi cấu trúc tế bào, mô và các cơ quan của cơ thể

bệnh và hậu quả của các biến đổi hình thái đó (các rối loạn chức năng).

Phần bệnh lý học đại cương gồm những khái niệm cơ bản; tổn thương cơ bản chung

cho nhiều quá trình bệnh lý như: những biến đổi cơ bản ở tế bào và mô, những tổn thương do

rối loạn trao đổi chất (thoái hoá), tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và tư sửa vết

thương, sốt.

Phần bệnh lý chuyên khoa nghiên cứu các quá trình bệnh lý chuyên biệt của các hệ cơ

quan như: Bệnh ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ niệu sinh dục các tổn thương của cơ thể do các

nguyên nhân khác nhau gây ra như: bệnh do vi khuẩn, bệnh do virus, bệnh do ký sinh trùng,

bệnh do độc tố ngoại lai

Tài liệu học tập

a. Tập bài giảng môn bệnh lý học

b. Các tài liệu tham khảo:

- Giáo trình sinh lý bệnh thú y

- Giáo trình giải phẫu bệnh đại cương

- Giáo trình sinh lý bệnh của Đại học Y khoa

- Veterinary pathology

- Molecular biology cell

- Poultry diseases

- Cattle diseases

- Swine diseases

- Canine diseases

- Feline diseases

- Pathology of domestic animal

- Crocker J, Murray PG. 2003. Molecular Biology in Cellular Pathology

- Riede UN, Werner M. 2004. Color atlas of Pathology

- Các thông tin trên internet (keyword: Veterinary Pathology)

pdf124 trang | Chuyên mục: Sinh Lý Học | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bệnh lý học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
ây nên quá trình bệnh lý toàn thân qua hai cơ chế: cư trú và 
trực tiếp gây tổn thương các cơ quan và tổn thương do huyết nhiễm độc. 
+ Nói cách khác nhiễm trùng huyết là trường hợp vi khuẩn, virus tồn tại lâu dài 
trong máu, lấy máu làm cơ địa để sinh sôi nảy nở, phát triển về số lượng và độc lực, 
gây tổn thương nghiêm trọng cho cơ thể, trong khi sức đề kháng của cơ thể bị suy sụp 
không thể chống đỡ được. 
• + Nhiễm trùng huyết là tình trạng máu bị bệnh, vì vậy ảnh hưởng tới tất cả các 
cơ quan trong cơ thể. 
• Huyết nhiễm độc (Toxemia) là hội chứng gây nên bởi sự có mặt của các độc tố 
bắt nguồn từ vi khuẩn hoặc các sản phẩm từ các tếbaof cơ thể. 
• Nguồn gốc của độc tố: 
• + Các độc tố của vi khuẩn như: Ngoại độc tố của Clostridium spp. 
• Các nội độc tố là các lipolysaccarit của các vi khuẩn E. Coli, Salmonella, 
Corynebacterium v.v.. 
• + Độc tố do trao đổi chất gồm các sản phẩm của quá trình trao đổi chất bình 
thường tích tụ lại trong cơ thể hoặc các sản phẩm trung gian do rối loạn chuyển hoá 
tạo nên như Histamin, thể xeton v.v 
• + Độc tố sinh ra do sự huỷ hoại mô bào 
• Khi các chất độc tích lại trong cơ thể, gây nên hàng loạt các rối loạn, như rối 
loạn chuyển hoá G. L. P. Độc tố còn gây tổn thương mô bào, làm giảm chức năng của 
các cơ quan. 
 121 
Nguyên nhân: Theo nghĩa bại huyết (sepsis) là trong máu có vi khuẩn gây thối 
rữa, nhưng thực tế bại huyết do vi khuẩn này gây nên rất ít, mà thường là do các VK 
khác. 
• Phân lập máu tĩnh mạch ở động vật bại huyết cho thấy: 
Vi khuẩn Gram + : Streptococcus sp, Staphylococcus, Erysipelas, Bacilus anthracis 
Vi khuẩn Gram - : E. coli, Salmonella sp, Pasteurella, 
• Như vậy nguyên nhân gây bại huyết rất rộng, bao gồm: i khuẩn truyền nhiễm và 
không truyền nhiễm. 
• VK sinh mủ, và không sinh mủ. 
• Cả VK hiếu khí và VK yếm khí 
• Một số bệnh truyền nhiễm mạn tính như lao cũng có thể chuyển thành dạng cấp 
tính, VK vào máu gây nhiễm trùng huyết (septicemia) ( dạng lao kê) 
• Một số virut gây bệnh bại huyết như virut gây bệnh dịch tả lợn, Newcastle ... 
• Bại huyết thường có liên quan đến ổ nhiễm trùng nguyên phát, gọi là “ cửa ngõ 
cảm nhiễm”, từ đó VK vào máu gây bại huyết toàn thân. 
• Tử cung viêm mủ, viêm vú, ổ áp xe ở da, nhiễm trùng răng, mụn mủ hạch hạnh 
nhân, viêm phổi, viêm rốn ở gia súc non,v.v  đều là những đường ngầm dẫn đến bại 
huyết. 
• Vì vậy căn cứ vào nguồn gốc của những tổn thương cục bộ dẫn đến bại huyết 
mà có những tên gọi tương ứng: bại huyết do ngoại thương, bại huyết do viêm vú, bại 
huyết do viêm rốn v 
• Cũng có trường hợp bại huyết nhưng không thấy tổn thương ở cửa ngõ cảm 
nhiễm mà bệnh tích thấy ở các cơ quan khác như trường hợp viêm mủ tuỷ xương, bọc 
mủ ở gan v.v.. .có khi bại huyết nhưng không có tổn thương ở nơi cảm nhiễm cũng như 
toàn thân, trường hợp này gọi là bại huyết ẩn (Cryptogenesis sepsis) 
• Tổn thương 
• Về mặt giải phẫu bệnh, bại huyết có thể gặp hai thể: 
 + Thể bại huyết 
+ Thể bại huyết nhiễm mủ (septicopyemia) 
• Thể bại huyết là một thể cấp tính, có khi ác tính tiến triển nhanh ồ ạt, chết nhanh 
và gây tỉ lệ chết cao, bệnh tích chủ yếu là giãn mạch, xuất huyết lan tràn, thoái hoá, 
hoại tử các cơ quan 
• Thể bại huyết - nhiễm mủ tiến triển chậm ngoài những tổn thương giống ở thể 
bại huyết còn có các ổ mủ rải rác nhiều nơi 
Tổn thương của thể bại huyết bao gồm 
 + Tổn thương ở cửa ngõ cảm nhiễm hay gặp ở bại huyết do vi khuẩn không 
truyền nhiễm gây nên. 
 122 
• + Tổ chức cục bộ viêm tấy, xung huyết, xuất huyết và phù nề nên sưng to. 
• Mô bào bị thoái hoá, hoại tử hoặc thối rữa; có khi là một ổ mủ. tổn thương còn 
lan đến cả hạch lympho, mạch lympho và tĩnh mạch cục bộ. Hạch lympho bị viêm, có 
huyết khối trong các mạch quản, tạo thành các vệt đỏ tới hạch tương ứng. 
• + Tổn thương nơi cảm nhiễm có khi dễ phát hiện như ổ mủ ngoài da, các vết 
thương do vỡ vai trâu bò, ngựa phạm yên, hay móng bị thối rữa v.v nhưng cũng có 
nhiều trường hợp khó thấy như các ổ bệnh nằm sâu trong mô bào hay cơ thể: nhiễm 
trùng răng, ổ mủ rốn, viêm phổi, viêm tử cung, nhiễm trùng vết thiến, v.v vì vậy việc 
tìm ra được ổ bệnh nguyên phát là điều rất cần thiết. 
+ Tổn thương toàn thân 
• Do nhiễm trùng huyết (septicemia)và nhiễm độc huyết (toxemia) nặng nên ở cơ 
thể bị bại huyết rối loạn chuyển hoá, thoái hoá ở mô bào rất phổ biến. vi khuẩn theo 
máu lan rộng và cư trú ở khắp cơ thể. Cho nên những biến đổi về hình thái học trong 
bại huyết ở gia súc có đặc điểm chung là nghiêm trọng và rộng khắp, tuy nhiên lại 
không đặc hiệu. 
• Ở những cơ thể có sức đề kháng quá yêú, gây chết quá nhanh nên chưa xuất 
hiện các tổn thương đại thể, xác con vật còn béo tốt do quá trình tiêu hao chưa xẩy ra. 
• Trong bại huyết, rối loạn tuần hoàn toàn thân rất nặng, tổn thương chủ yếu là 
xung huyết, xuất huyết và phù. 
• Hạch lympho toàn thân viêm cấp tính: xung huyết, phù có khi xuất huyết, sưng 
to mặt cắt đỏ sẫm, ướt và mủn. 
• Vi thể: tế bào vách xoang lympho, tổ chức lưới tăng sinh ở mức độ khác nhau, 
các xoang chứa dịch rỉ hoặc tơ huyết màu hồng, quần tụ vi khuẩn hoặc tế bào hoại tử. 
Các nang lympho teo hoặc tiêu đi hoàn toàn, có nhiều bạch cầu đa nhân trung tính, đại 
thực bào và tương bào xâm nhập. 
• Lách: Trong bại huyết lách có biến đổi điển hình. Lách sưng to, rìa tù, màu đỏ 
sẫm. Khi cắt thấy tuỷ lách lồi lên, mủn nên rất dễ cạo 
• Vi thể: các mạch quản giãn rộng chứa đầy máu, hồng cầu thoát mạch lan ra tổ 
chức lách và vỡ ra giải phóng nhiều hemosidrin. 
• Tuỷ lách tăng sinh ở mức độ khác nhau, đôi khi có những đám hoại tử và có 
những quần tụ vi khuẩn lẫn trong đó, bạch cầu đa nhân trung tính, đại thực bào, tương 
bào xâm nhập. Vách ngăn cũng thoái hoá hoặc hoại tử. 
• Ở bệnh nhiệt thán của trâu bò thường có một hình ảnh của “lách bại huyết “ điển 
hình. 
• Phổi. Con vật chết vì bại huyết thường do suy hô hấp. Phổi xung huyết, xuất 
huyết và phù nặng. 
• Gan xung huyết rõ, tế bào gan bị thoái hoá, hoại tử 
 123 
• Thận. Thời kì cuối của bại huyết con vật suy thận, do tế bào ống thận thoái hoá, 
các chất độc không đào thải được 
• Cơ vân: bại huyết gây thoái hoá, huỷ hoại cơ. 
• Tim: cơ tim bị thoái hoá nên tim mềm, nhão, màu nhợt nhạt. 
• Thượng thận: Do phải tiết nhiều adrenalin để đáp ứng nhu cầu cần thiết của cơ 
thể, lớp tế bào tầng dậu thoái hoá, lipit tiêu đi. 
• Về đại thể lớp vỏ nổi những vệt màu đỏ chứ không còn là màu vàng như trước, 
tổ chức liên kết tăng sinh. 
• Thần kinh: Qua kính hiển vi thấy vỏ não phù, tế bào thần kinh thoái hóa. Có thể 
xung huyết, xuất huyết và sự xâm nhập các tế bào viêm. 
• Ở thể này ngoài những tổn thương như thể bại huyết ra còn có những ổ mủ thứ 
phát (ổ mủ di căn) nằm ở khắp cơ thể. 
• Những ổ mủ này bằng hạt kê, hạt vừng hoặc lớn hơn, có khi giống như vùng 
nhồi huyết. Những ổ mủ này là do những vật lấp nhiễm trùng, nhiễm mủ từ những ổ 
bệnh nguyên phát theo dòng máu tới. 
• Nếu vật lấp ở hệ thống tĩnh mạch thì ổ bệnh thứ phát trước tiên hình thành ở 
phổi, từ phổi bệnh căn lại có thể về tim trái rồi phát tán đến các cơ quan khác (tim, 
thận, lách, não) qua động mạch. Ngoài ra vật lấp còn tạo ra các vùng nhồi huyết 
nhiễm trùng – mủ ở các cơ quan tương ứng. 
• Chẩn đoán 
• Việc xác định nguyên nhân vi khuẩn của bệnh là điều kiện cần thiết. 
• Muốn phân lập được vi khuẩn đạt kết quả tốt phải lấy máu sớm vì chúng bị 
phân huỷ nhanh sau khi con vật chết, hoặc sau khi tim ngừng đập vi khuẩn vào khu trú 
trong các cơ quan. 
• Vì vậy ngoài máu ra phải lấy các cơ quan khác như hạch, lách hoặc các chất 
chứa trong ổ bệnh. 
• Về giải phẫu bệnh muốn biết con vật có bị bại huyết không, ngoài quan sát 
những biến đổi ở các cơ quan trong cơ thể cần phải kiểm tra tổn thương hạch lympho 
(hạch trước vai, hạch sau đùi, hạch dưới hàm,v.v) và lách, quan sát những biến đổi 
như đã đề cập ở trên 
 Câu hỏi ôn tập 
1. Viêm là gì? Phân loại nguyên nhân gây viêm? Lấy ví dụ minh họa? 
2. Trình bày phản ứng tuần hoàn trong viêm? 
3.. Trình bày hiện tượng xuyên mạch của bạch cầu? Hoá ứng động là gì? lấy thí dụ một vài 
chất gây hoá ứng động bạch cầu? 
 124 
4..Trình bày hiện tượng thực bào? 
5.. Phân tích các rối loạn chuyển hoá trong viêm ? 
6.Dịch rỉ viêm là gì? Cơ chế hình thành như thế nào? 
7.Thành phần và tác dụng của dịch rỉ viêm ? 
8.Nêu mối quan hệ giữa ổ viêm đối với cơ thể? Ý nghĩa của phản ứng viêm ? 
9.Nguồn gốc, hình thái và chức năng của bạch cầu đơn nhân và các loại đại thực bào? 
10. Trình bày hiểu biết của anh (chị) về bạch cầu đa nhân trung tính? 
11. Nguồn gốc, hình thái và chức năng của tế bào Lympho? 
12.Trình bày về rối loạn chuyển hóa và biến chất mô bào tại ổ viêm ? 
13.Phân loại viêm theo lâm sàng? 
14.Đặc điểm của viêm rỉ? Nêu tóm tắt các loại viêm rỉ? Giải thích tại sao có các loại viêm đó? 
15. Đặc điểm của viêm thanh dịch? Loại viêm này thường xảy ra ở đâu? Biến đổi bệnh lý và 
hậu quả của loại viêm này như thế nào? 
16.Thế nào là viêm tơ huyết? Đặc điểm của các thể viêm tơ huyết? Thường gặp trong bệnh 
nào? 
17. Viêm mủ là gì? Nêu tóm tắt biến đổi bệnh lý của các loại viêm mủ? 
18. Phân biệt viêm mủ cata với viêm mủ bọc? Viêm mủ cata hay xảy ra ở đẩu? Kể tên các vi 
khuẩn gây viêm mủ hay gặp trong thực hành lâm sàng? 
19. Phân biệt viêm tấy mủ với viêm mủ bọc? Trình bày biến đổi bệnh lý và tiến triển của ổ áp 
xe? 
20.Thế nào là viêm Cata? Nguyên nhân và biến đổi bệnh lý của viêm Cata? Hậu quả của loại 
viêm này? 
21.Thế nào là viêm biến chất? Loại viêm này hay xảy ra ở đâu? Biến đổi bệnh lý của nó như 
thế nào? 
22. Đặc điểm của viêm tăng sinh? Biến đổi bệnh lý của viêm tăng sinh? Lấy ví dụ trong một 
bệnh hoặc trên một cơ quan? 
23. Phân biệt vá vết thương kỳ một và vá vết thương kỳ hai? Cấu trúc của tổ chức hạt? 
24.Thế nào là tổ chức hóa? Thế nào là nhục hóa? Lấy ví dụ? 
25.Thế nào là bại huyết? Phân biệt các khái niệm thường gặp trong bại huyết? 
26.Trình bày nguyên nhân và tổn thương bệnh lý trong bại huyết? 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_benh_ly_hoc.pdf