Bài giảng Bản đồ học - Lê Đình Phương

MỤC LỤC

Trang

Chương 1. BẢN ĐỒ HỌC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ

1.1. Định nghĩa bản đồ học và bản đồ địa lý .3

1.2. Các tính chất cơ bản của bản đồ địa lý 5

1.3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học 6

1.4. Vai trò và ý nghĩa của bản đồ học đối với khoa học, đời sống và sản xuất . 7

1.5. Vài nét về lịch sử phát triển của ngành bản đồ học . 8

Chương 2. CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ

2.1. Mô hình biểu diễn Trái đất 14

2.2. Tỷ lệ bản đồ . .18

2.3. Phép chiếu hình bản đồ địa lý .20

2.4. Hệ tọa độ địa lý .22

2.5. Phương hướng và các phương pháp xác định phương hướng 24

2.6. Khung và bố cục bản đồ . 25

2.7. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ địa hình . 25

Chương 3. NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ

3.1. Khái quát về ngôn ngữ bản đồ 31

3.2. Hệ thống ký hiệu quy ước trên bản đồ 31

3.3. Các phương pháp biểu hiện bản đồ 33

3.4. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ . 35

3.5. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ 55

Chương 4. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ

4.1. Khái niệm . 57

4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ . 57

4.3. Quá trình tổng quát hóa bản đồ . 59

Chương 5. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ

5.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân loại bản đồ 61

5.2. Các hệ thống phân loại bản đồ chủ yếu . 62

5.3. Tập bản đồ địa lý (Atlas) và hướng dẫn khai thác tập bản đồ 63

Chương 6. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ

ĐỊA HÌNH

6.1. Khái quát chung về bản đồ địa hình . 66

6.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa hình .69

Chương 7. THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ DÙNG TRONG

NHÀ TRƯỜNG

7.1. Quá trình thành lập bản đồ 70

7.2. Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý ở trường phổ thông . 71

TÀI LIỆU THAM KHẢO . 73

pdf73 trang | Chuyên mục: GIS và Viễn Thám | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 640 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Bài giảng Bản đồ học - Lê Đình Phương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
bản đồ. Những 
bản đồ có tỷ lệ lớn hơn các kinh vĩ tuyến được đánh dấu dọc theo khung bản đồ, 
trên bản đồ thể hiện mạng lưới các đường tọa độ vuông góc (X,Y), gọi là lưới km. 
67 
 Chia mảnh và danh pháp bản đồ: Bản đồ địa hình có tỷ lệ lớn nên muốn 
thành lập bản đồ cho một khu vực rộng lớn cần phải có nhiều mảnh, khi cần ta ghép 
chúng lại với nhau. Mỗi mảnh bản đồ có tên gọi tương ứng (danh pháp bản đồ) 
trong hệ thống phận mảnh. Bao giờ cũng có sự tướng ứng giữa danh pháp bản đồ, 
diện tích khu vực, giới hạn khung của bản đồ trong hệ thống. Mỗi phép chiếu Gauss 
hay UTM đều có cách phân mảnh riêng. 
6.1.3. Phương pháp biểu diễn các đối tượng trên bản đồ địa hình 
6.1.3.1. Phương pháp đường bình độ 
- Đường bình độ là đường nối liền các điểm có cùng độ cao tạo thành đường 
cong khép kín. 
- Các đường bình độ có những tính chất căn bản: 
 + Các đường bình độ không bao giờ cắt nhau vì chúng song song với nhau. 
Mỗi đường mang 1 đặc tính số lượng về độ cao. 
 + Các đường bình độ bao nhau thì đặc tính số lượng tăng hay giảm dần. 
 + Các đường bình độ bao nhau mà số hiệu bằng nhau thì hướng dóc luôn 
ngược nhau. 
Các đường bình độ đối xứng nhau thì có độ cao bằng nhau. Địa hình âm có độ 
cao tăng từ trong ra ngoài địa hình dương có độ cao tăng từ ngoài vào trong. 
 + Các đường bình độ cách đều nhau theo chiều cao, khoảng cách giữa chúng 
trên bản đồ đặc trưng cho độ dốc của sườn. Độ dốc bằng nhau thì khoảng cách giữa 
các đường bình độ bằng nhau, sườn thoải thì các đường bình độ thưa, sườn dốc thì 
các đường bình độ dày. 
Trên bản đồ những đường vuông góc với các đường bình độ nối liền những 
điểm độ cao phân chia nước xuống hai phía là các đường phân thủy. Đường tụ nước 
chính là đường trục của vùng trũng sâu và vuông góc với các đường bình độ. 
Các đường bình độ thường cách nhau bằng độ cao đều đặn gọi là khoảng cao 
đều. Mỗi loại bản đồ có tỉ lệ khách nhau thì khoảng cao đều khác nhau. Khoảng cao 
đều được quy định đối với từng kiểu địa hình và theo tỉ lệ. 
Các đường bình độ vẽ theo các điểm cao đều cơ bản đã quy định theo tỉ lệ gọi 
là các đường bình độ cơ bản (bình độ con) được vẽ theo nét thường. Đường bình độ 
68 
vẽ nét đậm thường cứ 5 đường bình độ cơ bản lại vẽ 1 đường bình độ nét đậm gọi là 
đường bình độ cái. 
Như vậy phương pháp thể hiện địa hình bằng đường bình độ là một trong 
những phương pháp tốt nhất với các ưu điểm đảm bảo độ chính xác cao giúp ta dễ 
dàng tính độ cao độ đốc các điểm trên đường bình độ hay nằm giữa các đường 
đường bình độ. 
Thể hiện chi tiết các điểm địa hình nhưng không làm che lấp các yếu tố khác 
Hình dạng các đường bình độ phản ánh trung thực hình dạng địa hình thực địa 
Nhược điểm: Phương pháp này chỉ biểu hiện được các địa hình biến thiên liên tục, 
trường hợp đột biến không thể thể hiện được như núi đá vôi. 
Nếu độ dốc trên 40 độ thì khó biểu hiện được các đường bình độ vì khoảng 
cách giữa haiđường bình độ giáp nhau rất nhỏ khi in dễ bị chập vào nhau và khó 
đọc 
6.1.3.2. Phương pháp phân tầng màu 
Là phương pháp thể hiện địa hình bằng các đường bình độ có tô màu các các 
tầng độ cao. 
6.1.3.3. Phương pháp nét chải (kẻ gạch) 
Dùng các đường bình độ làm cắn cứ để vẽ các nét gạch thể hiện các đường 
dóc nhất giữa các đường bình độ. Độ mau thưa của các nét chải chỉ rõ độ dốc nhiều 
hay ít, dốc nhiều thì nét chải mau, dốc ít thì nét chải thưa. 
- Nội dung bản đồ địa hình 
Các yếu tố nội dung bản đồ địa hình được chia thành 7 nhóm lớp theo 7 
chuyên đề là: Cơ sở toán học, Thủy hệ, Địa hình, Dân cư, Giao thông, Ranh giới và 
Thực vật. 
- Nhóm lớp "Cơ sở toán học" bao gồm khung bản đồ, lưới km, các điểm 
khống chế trắc địa, giải thích, trình bày ngoài khung và các nội dung có liên quan. 
- Nhóm lớp "Dân cư" bao gồm nội dung dân cư và các đối tượng kinh tế, văn 
hoá, xã hội. 
- Nhóm lớp "Địa hình" bao gồm các yếu tố dáng đất, chất đất, các điểm độ 
cao. 
69 
 - Nhóm lớp "Thủy hệ" bao gồm các yếu tố thủy văn và các đối tượng liên 
quan. 
 - Nhóm lớp "Giao thông" bao gồm các yếu tố giao thông và các thiết bị phụ 
thuộc. 
 - Nhóm lớp "Ranh giới" bao gồm đường biên giới, mốc biên giới; địa giới 
hành chính các cấp; ranh giới khu cấm; ranh giới sử dụng đất. 
- Nhóm lớp "Thực vật" bao gồm ranh giới và các loại thực phủ trên bề mặt địa 
hình. 
6.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa hình 
6.2.1. Đọc hiểu nội dung bản đồ địa hình 
Bản đồ địa hình có nội dung phong phú, chi tiết, có độ chính xác cao nên được 
sử dụng rộng rãi trong thực tiễn. Việc đọc hiểu nội dung bản đồ là rất cần thiết, giúp 
ta tìm hiểu nét chung về lãnh thổ (đặc điểm , vị trí, phân bố của hiện tượng) Đọc 
kỹ bản đồ để nhận biết được đối tượng ngoài thực địa. 
6.2.2. Tính toán trên bản đồ địa hình 
- Xác định tọa độ địa lý và tọa độ ô vuông 
- Đo tính cao độ trên bản đồ 
- Đo tính khoảng cách trên bản đồ 
- Đo tính độ dốc 
- Đo tính diện tích trên bản đồ 
- Xác định diện tích lưu vực 
- Xác địn đường lên núi theo một độ dốc nhất định 
- Vẽ lát cắt địa hình 
6.2.3. Sử dụng bản đồ địa hình ngoài thực địa 
- Đặt bản đồ phù hợp với ngoài thực địa 
 + Phương pháp sử dụng la bàn 
 + Phương pháp không sử dụng la bàn 
- Xác định vị trí quan sát thực địa trên bản đồ 
 + Dựa vào những địa vật đặc biệt 
 + Phương pháp ngắm 3 điểm 
70 
Chương 7. THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ 
DÙNG TRONG NHÀ TRƯỜNG 
Mục tiêu: 
- Biết cách thiết kế, biên tập bản đồ, sơ đồ dùng trong nhà trường. 
- Biết cách sử dụng các mô hình bản đồ giáo khoa. 
7.1. Quá trình thành lập bản đồ 
7.1.1. Khái quát quá trình thành lập bản đồ 
- Xác định mục đích và nhiệm vụ của bản đồ 
- Xác định cơ sở toán học 
- Xác định nội dung của bản đồ 
- Thiết kế các pp và phương tiện biểu hiện (ký hiệu và chữ) 
- Thiết kế bảng chú giải 
7.1.2. Công tác biên tập và biên vẽ bản đồ, sơ đồ 
Sau khi lập kế hoạch biên tập bản đồ, tiến hành biên vẽ bản đồ 
- Đầu tiên là sao hoặc thu phóng bản đồ bằng bút chì, có thể sao từng yếu tố 
nội dung hoặc từng khu vực 
- Tô nền bản đồ, chú ý tô màu sáng trước, màu tối sau, tô nền trước, vẽ nét sau 
- Vẽ nét, các ký hiệu 
Kẻ chữ: chữ trên bản đồ phải mẫu mực, gọn gàng, dễ đọc 
- Kẻ khung bản đồ, tên bản đồ, tỉ lệ, ghi chú 
7.2. Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý ở trường phổ thông 
7.2.1. Phương pháp sử dụng bản đồ treo tường 
7.2.1.1. Đọc và chỉ bản đồ 
- Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo đọc và sử dụng bản đồ 
Nguyên tắc: 
 + Đọc tên bản đồ 
 + Làm rõ tỉ lệ bản đồ 
 + Nghiên cứu bản chú giải 
71 
7.2.1.2. Mô tả và nêu đặc điểm hiện tượng 
Trên cơ sở hiểu ngôn ngữ bản đồ, hs quan sát, mô tả, nêu đặc điểm hiện tượng 
- Mức độ thấp: phát hiện dấu hiệu bề ngoài, riêng biệt 
- Mức độ cao: phát hiện nguyên nhân bên trong, mối quan hệ tương hỗ giữa 
các hiện tượng. 
7.2.2. Phương pháp sử dụng átlát 
- Dùng để khai thác kiến thức bài học 
- Sử sử dụng phương pháp chồng ghép, so sánh 
- Sử dụng trong học bài và làm bài ở nhà 
7.2.3. Phương pháp sử dụng bản đồ trong sgk 
- Phù hợp với từng chủ để bài học 
- Tư duy địa lý gắn liền với lãnh thổ 
- Sử dụng trên lớp và ở nhà (khi không có đủ átlát) 
- Khi giảng, giáo viên có thể dừng lại trên trang bản đồ này để giải thích, 
hướng dẫn quan sát, nêu vấn đề để học sinh trả lời 
7.2.4. Phương pháp sử dụng bản đồ câm 
- Bản đồ câm lớn được giáo viên dùng trong giờ học, dạy đến đâu điền nội 
dung đến đó (học sinh dễ theo dõi) 
- Bản đồ câm nhỏ dùng cho học sinh (thường đóng thành tập). Học sinh cũng 
vừa nghe giảng, vừa chuyển nội dung vào bản đồ. 
- Ra bài tập cho học sinh tự làm với bản đồ câm. 
- Kiểm tra bằng bản đồ câm. 
CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6 & 7 
1. Trình bày các phương pháp biểu diễn các đối tượng trên bản đồ địa 
hình. 
2. Vận dụng các kiến thức đã học, xây dựng một bản đồ giáo khoa vẽ 
tay dùng cho giảng dạy địa lý ở phổ thông cơ sở. 
72 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
 [1]. Lâm Quang Dốc (2005), Bản đồ học đại cương, NXB Đại học Sư phạm, 
Hà Nội. 
 [2]. Ngô Đạt Tam (1986), Bản đồ học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 
 [3]. Lê Huỳnh (1998), Bản đồ học, NXB Giáo dục, Tp. Hồ Chí Minh 
 [4]. Lâm Quang Dốc (2003), Thực hành Bản đồ học, NXB ĐHS 
 [5]. A.M.Berliant (2004), Phương pháp nghiên cứu bằng bản đồ, NXB 
ĐHQG Hà Nội. 
 [6]. K.A.Xalixev (2006), Bản đồ học, NXB ĐHQG Hà Nội. 
73 
MỤC LỤC 
 Trang 
Chương 1. BẢN ĐỒ HỌC VÀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ 
1.1. Định nghĩa bản đồ học và bản đồ địa lý.3 
1.2. Các tính chất cơ bản của bản đồ địa lý  5 
1.3. Đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ môn học 6 
1.4. Vai trò và ý nghĩa của bản đồ học đối với khoa học, đời sống và sản xuất .. 7 
1.5. Vài nét về lịch sử phát triển của ngành bản đồ học .. 8 
Chương 2. CƠ SỞ TOÁN HỌC BẢN ĐỒ 
2.1. Mô hình biểu diễn Trái đất  14 
2.2. Tỷ lệ bản đồ  . .18 
2.3. Phép chiếu hình bản đồ địa lý .20 
2.4. Hệ tọa độ địa lý ...22 
2.5. Phương hướng và các phương pháp xác định phương hướng  24 
2.6. Khung và bố cục bản đồ . 25 
2.7. Hệ thống phân mảnh và danh pháp bản đồ địa hình . 25 
Chương 3. NGÔN NGỮ BẢN ĐỒ 
3.1. Khái quát về ngôn ngữ bản đồ 31 
3.2. Hệ thống ký hiệu quy ước trên bản đồ 31 
3.3. Các phương pháp biểu hiện bản đồ  33 
3.4. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ .. 35 
3.5. Phối hợp các phương pháp biểu hiện khi biên vẽ bản đồ 55 
Chương 4. TỔNG QUÁT HÓA BẢN ĐỒ 
4.1. Khái niệm ... 57 
4.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa bản đồ . 57 
4.3. Quá trình tổng quát hóa bản đồ . 59 
Chương 5. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ 
5.1. Ý nghĩa và nguyên tắc phân loại bản đồ  61 
5.2. Các hệ thống phân loại bản đồ chủ yếu . 62 
5.3. Tập bản đồ địa lý (Atlas) và hướng dẫn khai thác tập bản đồ  63 
Chương 6. BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG BẢN ĐỒ 
ĐỊA HÌNH 
6.1. Khái quát chung về bản đồ địa hình .. 66 
6.2. Phương pháp sử dụng bản đồ địa hình ...69 
Chương 7. THÀNH LẬP VÀ SỬ DỤNG BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ DÙNG TRONG 
NHÀ TRƯỜNG 
7.1. Quá trình thành lập bản đồ  70 
7.2. Sử dụng bản đồ trong dạy học địa lý ở trường phổ thông . 71 
TÀI LIỆU THAM KHẢO ... 73 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_ban_do_hoc_le_dinh_phuong.pdf