Áp dụng kế toán ABC trong quan trị chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam - Bài học từ các doanh nghiệp Mỹ

Từ lâu quản trị chi phí được biết đến là công cụ quản trị hữu hiệu nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Phương pháp kế toán chi phí dựa trên hoạt động ABC từ khi ra đời đã được rất nhiều nước trên thế giới áp dụng, đặc biệt là các nước phát triển như Mỹ, Úc và nó đã lan tỏa như một công cụ hữu ích trong việc

quản trị chi phí và tính giá thành của các doanh nghiệp. Tuy nhiên tại Việt Nam, ABC lại không phải là

một phương pháp kế toán chi phí phổ biến.Bài viết sẽ nghiên cứu việc áp dụng ABC thành công tại một số

doanh nghiệp điển hình tại Mỹ, từ đó rút ra các bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam.

pdf8 trang | Chuyên mục: Kế Toán Chi Phí | Chia sẻ: yen2110 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt nội dung Áp dụng kế toán ABC trong quan trị chi phí cho các doanh nghiệp Việt Nam - Bài học từ các doanh nghiệp Mỹ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút "TẢI VỀ" ở trên
 được aBC, thì toàn bộ 
quá trình kinh doanh phải được chia ra làm nhiều 
nhóm các hoạt động. Người ta thường vẽ ra lưu đồ 
của quá trình để xác định được những hoạt động 
chính này. Để có thể thiết lập được những hoạt 
động cần thiết cho aBC, những qui trình đồng 
nhất phải được nhóm lại với nhau. Hay nói cách 
khác, những hoạt động tác động lên sản phẩm và 
những hoạt động tác động lên khách hàng phải 
được tách ra để lập nên hai nhóm hoạt động riêng 
rẽ và đồng nhất. Ví dụ, tại các doanh nghiệp sản 
xuất, các hoạt động có thể là lập báo giá, giám sát 
sản xuất, giao nhận nguyên vật liệu...
Bước ba, chi phí sẽ được phân cho những hoạt 
động vừa được xác định thông qua những tiêu thức 
phân bổ chi phí trong giai đoạn một.
Khi những hoạt động chính đã được xác định, 
thì tổng chi phí của từng hoạt động cần phải được 
tính toán.Trước tiên, nhóm chi phí liên quan đến 
từng hoạt động phải được ghi nhận. Ví dụ, chi phí 
hoạt động cho việc “lập báo giá” bao gồm chi phí 
từ những nhóm khác nhau như lương, thuê mướn, 
tiện ích, và văn phòng phẩm. Để tính chính xác các 
chi phí này vào từng hoạt động, thì những tiêu thức 
phân bổ chi phí trong giai đoạn một, phải được ấn 
định cho từng nhóm chi phí. Ví dụ, chi phí thuê 
mướn liên quan đến hoạt động lập báo giá có thể 
được tác động bởi số mét vuông sử dụng, trong khi 
đó, chi phí lương có thể được tác động bởi thời gian 
mà người nhân viên sử dụng cho hoạt động này.
Bước bốn sang giai đoạn hai, những tiêu thức 
phân bổ chi phí cho các hoạt động được xác định 
để phân bổ chi phí chung đến từng sản phẩm.
Trong giai đoạn hai, các hoạt động được tính 
cho các sản phẩm bằng việc sử dụng tiêu thức phân 
bổ chi phí giai đoạn hai. Cũng như tiêu thức phân 
bổ chi phí của giai đoạn một, thông tin cần thiết 
cho tiêu thức phân bổ chi phí giai đoạn hai có thể 
không dễ dàng có sẵn để thể hiện các tỉ lệ tương 
ứng cho từng loại sản phẩm. Ví dụ, việc ấn định 
cước phí chuyên chở cho từng sản phẩm tương đối 
phức tạp. Khi thiếu dữ liệu thực tế, ước lượng gần 
KINH NGHIEÄM NÖÔÙC NGOAØI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN70 Số 111 - tháng 1/2017
đúng chi phí hoạt động sử dụng bởi từng sản phẩm 
là điều cần thiết.
Quy trình phân bổ chi phí chung vào các đối 
tượng tính chi phí cụ thể như sau:
Bước 1. Phân nhóm các chi phí;
Bước này đòi hỏi việc phân chia các chi phí chung 
thành các nhóm chi phí có tính chất đồng nhất.
Bước 2. Xác định những hoạt động chính;
Phân chia hoạt động của doanh nghiệp ra thành 
các nhóm có liên quan đến việc sử dụng chi phí với 
mục đích cung cấp dịch vụ cho các sản phẩm.
Bước 3. Liên hệ những chi phí vào các hoạt 
động bằng cách thiết lập ma trận EaD.
Trong bước này, các hoạt động liên quan đến 
từng loại chi phí được xác định để thiết lập ma trận 
Chi phí-hoạt động (EaD). Nhóm chi phí biểu diễn 
theo cột, trong khi các hoạt động xác định trong 
bước 2 được biểu diễn theo hàng. Nếu hoạt động i 
có sử dụng loại chi phí j, đánh dấu vào ô ij.
Bước 4. Thay thế những dấu đã đánh bằng hệ số 
tỉ lệ trong ma trận EaD.
Những ô đã đánh dấu được thay thế bằng một 
tỉ lệ được ước lượng bằng cách sử dụng một trong 
các phương pháp đã đề cập trong phần trước.Tổng 
các cột của ma trận EaD phải bằng 1.
Bước 5. Tính toán giá trị bằng tiền của các hoạt động.
Để có được giá trị bằng tiền của từng hoạt động, 
chúng ta áp dụng công thức sau:
TCa (i) = Chi phí (j) * EaD(i,j) (1)
Với:
TCa (i) = Tổng chi phí của hoạt động i
M = Số loại chi phí
Chi phí (j) = Giá trị bằng tiền của nhóm chi phí j
EaD (i,j) = Hệ số tỉ lệ ở ô i, j của ma trận EaD
Bước 6. Thể hiện mối quan hệ giữa các hoạt 
động và các sản phẩm trên ma trận aPD
Trong bước này, các hoạt động được sử dụng 
cho từng sản phẩm được xác định và ma trận Hoạt 
động-sản phẩm (aPD) được lập. Những hoạt động 
được biểu diễn theo cột còn các sản phẩm được 
biểu diễn theo hàng. Nếu sản phẩm i sử dụng hoạt 
động j, ta đánh dấu vào ô i, j.
Bước 7. Thay thế những dấu đã đánh bằng tỉ lệ 
trong ma trận aPD.
Những ô đã đánh dấu được thay thế bằng một 
tỉ lệ được ước lượng bằng cách sử dụng một trong 
các phương pháp đã đề cập trong phần trước. Tổng 
các cột của ma trận aPD phải bằng 1.
Bước 8. Tính toán giá trị bằng tiền của các sản phẩm.
Để có được giá trị bằng tiền của từng hoạt động, 
chúng ta áp dụng công thức sau:
OCP (i) = TCa (j) * aPD(i,j) (2)
Với:
OCP(i) = Chi phí chung của sản phẩm i
N = Số hoạt động
TCa (j) = Giá trị bằng tiền của hoạt động j
aPD (i,j) = Tỉ lệ ở ô i, j của ma trận EaD
Phương pháp trên có thể dễ dàng thực hiện bằng 
việc sử dụng các phần mềm bảng tính thông thường.
Tuy vậy, mặc dù về cơ bản, mô hình ứng dụng 
aBC này có thể áp dụng chung cho nhiều doanh 
nghiệp tuy nhiên trong việc áp dụng thực tế 
phương pháp kế toán aBC tại các doanh nghiệp 
thì không có một quy trình chung nào có thể phù 
hợp cho mọi doanh nghiệp. Tùy theo điều kiện sản 
xuất thực tế tại công ty cũng như mục tiêu quản trị 
mà việc áp dụng phương pháp kế toán aBC cần có 
những điều chỉnh phù hợp.
Bài học số 3: Cần xác định đối tượng chi phí 
một cách phù hợp
Khi áp dụng aBC, việc lựa chọn đối tượng chi 
phí một cách phù hợp là vô cùng quan trọng. Thông 
thường các doanh nghiệp khi thực hiện phương 
pháp aBC thường lựa chọn đối tượng tính phí là 
các sản phẩm, dịch vụ để dễ dàng so sánh lợi ích của 
các sản phẩm dịch vụ mang lại cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh 
doanh các mặt hàng gần giống nhau thì việc lựa 
chọn đối tượng chi phí là các sản phẩm sẽ chỉ tạo ra 
được sự khác biệt không nhiều trong chi phí. Điều 
này làm giảm hiệu quả của việc áp dụng aBC.
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KIỂM TOÁN 71Số 111 - tháng 1/2017
Tại General Motors (GM) các đối tượng chi 
phí trong mô hình aBC là 5 công đoạn được tiến 
hành tại cơ sở phun sơn. Việc xác định những đối 
tượng chi phí này là những quá trình phụ sẽ mang 
lại lợi ích khi cung cấp thêm những thông tin hữu 
ích cho đội ngũ thiết kế của GM. Mỗi người trong 
đội thiết kế sẽ tập trung vào một trong những khu 
vực này, giúp họ hiểu được rõ hơn khu vực đó của 
hệ thống tiêu thụ hết bao nhiêu năng lượng, từ đó, 
giúp đội ngũ thiết kế cắt giảm năng lượng tiêu thụ. 
Trong khi đó, nếu đối tượng chi phí được xác định 
là các sản phẩm thì rất khó có thể xác định được 
sự khác biệt về chi phí nhằm nắm bắt được các 
thông tin hữu ích để nâng cao hiệu quả sản xuất 
kinh doanh. Tóm lại, khi doanh nghiệp muốn áp 
dụng aBC phải luôn hướng tới mục tiêu quan 
trọng đó là khai thác được các thông tin hữu ích 
nhằm phục vụ cho nhiều mục đích quản trị khác 
nhau của doanh nghiệp.
kết luận
Phương pháp kế toán aBC đã được áp dụng 
thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới, tuy 
nhiên tại Việt Nam phương pháp này còn khá mới 
mẻ với nhiều doanh nghiệp và với bản thân các nhà 
quản trị doanh nghiệp. Bài viết đã chỉ ra cách thức 
áp dụng phương pháp aBC tại một số doanh nghiệp 
cụ thể trên thế giới, đồng thời cũng đi sâu phân tích 
những lợi ích đạt được của phương pháp aBC so với 
phương pháp truyền thống. Ngoài ra, bài viết cũng 
nêu ra Việt Nam có những điều kiện nhất định để có 
thể áp dụng thành công phương pháp aBC như sau:
Về con người: rất nhiều lãnh đạo sáng tạo, linh 
hoạt, sẵn sàng chấp nhận cái mới, áp dụng phương 
pháp tính giá mới để có thể nâng cao hiệu quả hoạt 
động của công ty. Đội ngũ kế toán có năng lực, 
có chuyên môn vững vàng, có khả năng áp dụng 
những cải tiến khoa học mới. Đây là điều kiện tiên 
quyết để áp dụng aBC thành công.
Về khoa học công nghệ: rất nhiều công ty tại Việt 
Nam có trình độ công nghệ phát triển tương đương 
các nước tiên tiến, đủ điều kiện để áp dụng phương 
pháp kế toán aBC.
Mặt khác, bài viết cũng đưa ra nhiều bài học cụ 
thể nhằm hiện thực hóa việc áp dụng aBC tại các 
doanh nghiệp Việt Nam.
Tuy nhiên, khi thực hiện bài viết này tác giả 
cũng gặp một số khó khăn nhất định như việc tìm 
tài liệu, việc tiếp cận với doanh nghiệp đã áp dụng 
aBC. Toàn bộ tài liệu tham khảo trong bài viết đều 
là tài liệu Tiếng anh, có những nội dung tương đối 
khó để hiểu sâu. Tác giả cũng hy vọng rằng trong 
tương lai khi có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về 
aBC tại Việt Nam hơn, lúc đó khả năng trao đổi 
chia sẻ kinh nghiệm về lĩnh vực này sẽ được cập 
nhật và mở rộng hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huỳnh Công Danh, 2012, Phương pháp tính 
giá trên cơ sở hoạt động trong doanh nghiệp 
sản xuất, Tạp chí Kế toán tháng 9/2012.
2. Huỳnh Lợi, 2007, Kế toán quản trị, NXB 
Thống kê.
3. Michael Janda,2014, Kinh tế Úc tiếp tục cải 
thiện. Tạp chí Kinh tế tháng 02 năm 2014.
4. Phạm Rin - Đại học Duy Tân, 21/11/2006, Kế 
toán chi phí dựa trên hoạt động (Activity - 
based Costing). Tạp chí Kế toán tháng 11/2006.
5. Trương Bá Thanh, 2008, Giáo trình Kế toán 
quản trị, NXB Giáo dục.
6. Abor, J. & Quartey, p. (2010), Issues in SME 
Development in Ghana And South Africa, 
International research Journal of Finance 
and Economics, 39 218-228.
7. Cooper & Kaplan, 2009, Activity-Based 
Costing, NXB Harvard Business School Press.
8. Ernst & Young, 2000, A Study to Develop 
a Costing Methodology for the Australian 
Higher Education Sector, Final Report 
to DETYA - Costing Methodology and 
Outcomes from the Trial Studies, 
9. Fawzi Abdalla Abusalama, 1/1/2008, 
Barriers to Adopting Activity-based Costing 
Systems (ABC): an Empirical Investigation 
Using Cluster Analysis, Doctoral Thesis. 
Dublin Institute of Technology.
10. Kaplan R. S. and Atkinson (1998), Advanced 
managament Accounting, Prentice Hall, 
thirth edition.
11. Kip Krumwinede, CMA, CPA, Ph.D., and 
Augustin Suessmair, 2007, Comparing US 
and German cost accounting methods, 
Management Accounting Quarterly, Sring. 
Vol 8, No. 3.
12. K. Sartorius, C. Eitzen, P. Kamala, 2007, 
The design and implementation of Activity 
Based Costing (ABC): a South African 
survey, Meditari Accountancy Research, 
Vol. 15 Iss: 2, pp.1 – 21

File đính kèm:

  • pdfap_dung_ke_toan_abc_trong_quan_tri_chi_phi_cho_cac_doanh_ngh.pdf
Tài liệu liên quan